QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 –

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005 potx (Trang 63 - 76)

Bước sang những năm bản lề của thế kỷ XXI, Đảng bộ thành phố Hải Phòng tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối lãnh đạo của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), do đó, khoa học và công nghệ thành phố trong những năm 2001 – 2005 có những bước chuyển biến đáng kể trên mọi lĩnh vực. Đánh giá về công tác khoa học và công nghệ thành phố giai đoạn 2001 – 2005, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố (2006) nêu rõ: Hoạt động khoa học và công nghệ đạt kết quả rõ nét trong xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; góp phần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản xuất - kinh doanh, gắn bó với sản xuất và đời sống; khắc phục được một bước tình trạng tản mạn, dàn trải; quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ có tiến bộ; tiềm lực khoa học và công nghệ từng bước được nâng lên.

Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2005, đội ngũ khoa học và công nghệ có khoảng 5 vạn người, chiếm 4,8% so với cả nước, bằng xấp xỉ 1/5 thành phố Hồ Chí Minh cũng như Hà Nội, chiếm 2,8% dân số thành phố. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng trở lên, một phần công tác trong các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan đảng, đoàn thể. Một lượng lớn khác làm việc trong các doanh nghiệp, chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh. Đội ngũ này, thực chất hiện nay không trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển, dịch vụ, tư vấn, môi giới, hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu phát triển hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển, khoảng 30.000 người làm việc trong các tổ chức khoa học công nghệ (các Trường đại học, cao đẳng; các Viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ), một số đơn vị sự nghiệp thuộc các ngành kinh tế - kỹ thuật, giáo dục đào tạo, y tế, các doanh nghiệp. Nhân lực khoa học công nghệ có trình độ trên đại học năm 2005 là 715 người, bao gồm 111 tiến sĩ, 604 thạc sĩ, từng bước được trẻ hóa. Trình độ chuyên

môn của đội ngũ cán bộ khoa học thành phố tương đối cao và ngày càng phát huy trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong 5 năm 2001-2005, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ thành phố đã triển khai hàng nghìn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ các cấp, trong đó có 211 nhiệm vụ cấp thành phố trên các lĩnh vực. Trong đó có nhiều đề tài khoa học có giá trị khoa học và thực tiễn cao, đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam.

Cán bộ khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp đã tích cực tiếp thu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thiết bị, góp phần đổi mới, nâng cao trình độ thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp, đặc biệt trong các nhóm ngành bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin, nuôi trồng thuỷ sản, giày dép, dịch vụ thương mại-du lịch trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của thành phố nhìn trên tổng thể còn mỏng và yếu về năng lực, chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Vẫn còn tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo. Lực lượng cán bộ có trình độ trên đại học công tác trong một số ngành được xác định là thế mạnh của Hải Phòng như cơ khí, công nghệ vật liệu mới, chế biến nông, lâm thủy sản và lĩnh vực công nghệ thông tin rất ít. Nhân lực khoa học công nghệ trong các trường đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ là lực lượng chính (chiếm tỷ lệ trên 48%) tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của thành phố. Tuy nhiên chất lượng nghiên cứu, hiệu quả các đề tài, giá trị trên thực tế còn nhiều hạn chế. Nhiều vấn đề cấp bách do thực tế cuộc sống đặt ra chưa được nghiên cứu giải quyết. Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa tương xứng với tiềm lực, chưa gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ đào tạo với nghiên cứu khoa học, lĩnh vực hoạt động hẹp, mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực như thủy sản, tài nguyên môi trường biển, hàng hải;

Việc chuẩn bị về nhân lực khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp chưa đầy đủ. Năng lực làm chủ, năng lực vận hành, năng lực sáng tạo, đổi mới chuyển giao, nhập khẩu công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu để có thể tiếp nhận các thiết bị, công nghệ có độ tinh xảo cao.

Với những ưu điểm của mình, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ thành phố trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Bên cạnh đó, Sở Khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển khoa học thành phố, Sở quản lý các lĩnh vực: Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; Quản lý công nghệ, công nghệ thông tin, an toàn bức xạ và hạt nhân; Sở hữu trí tuệ, thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất, phát triển nguồn nhân lực; Quản lý về tiêu chuẩn - đo lường – chất lượng. Trong giai đoạn 2001 – 2005, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu đề xuất với lãnh đạo thành phố các chủ trương, biện pháp quản lý phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Hoạt động của Sở khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường, về công tác quản lý tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng; về đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ của thành phố. Do đó các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng năm được xác địh công khai, dân chủ, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp thành phố, gắn khoa học và công nghệ với sản xuất và đời sống; hiệu qủa bước đầu được nâng cao. Quy trình, thủ tục quản lý, đánh giá, nghiệm thu rõ ràng, khách quan, khoa học, hiệu qủa, phù hợp với hoạt động khoa học và công nghệ của địa phương.

Về các loại hình nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, bên cạnh nghiên cứu các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm, thành phố còn tiến hành các chuyên đề, dự án xây dựng mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu, hỗ trợ trực tiếp ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm đưa nhanh các kết qủa nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Trong giai đoạn 2001 – 2005, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành phố vẫn duy trì ở 3 lĩnh vực: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Bước sang thế kỷ XXI, tiếp tục thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng và thực hiện chủ trương, chính sách của thành phố về công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở Hải Phòng đã có bước tiến quan trọng. Các nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực: văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục - đào tạo, ... Với 23 đề tài nghiên cứu khoa học, công tác nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã được đã mang lại nhiều kết quả thiết thực trong công tác quản lý, hoạch định các cơ chế chính sách của thành phố.

Nghiên cứu mô hình và giải pháp phục vụ phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội, các

đề tài tập trung nghiên cứu vào các vấn đề: giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Hải Phòng chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác nguồn lao động thanh niên nông thôn trong các hoạt động kinh tế. Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh thực thi chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu đề xuất mô hình hoạt động khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn; Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm Hải Phòng, giải pháp tăng cường sự ổn định trong quan hệ lao động và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ chế quản lý môi trường các sở công nghiệp nhỏ trên địa bàn dân cư.

Nghiên cứu về văn hóa, xã hội, giáo dục: thành phố tiến hành nghiên cứu giải pháp về công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi mới, xây dựng định hướng phát triển hệ thống thông tin đại chúng góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Hải Phòng đến năm 2010; nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng làng văn hóa, chất lượng hoạt động của hệ thống của hệ thống thư viện cơ sở, nghiên cứu, xây dựng phương pháp tính chỉ số phát triển con người HDI cho Hải Phòng trên cơ sở vận dụng các công thức tính của UNDP.

Về đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, song song với việc chuyển đổi nền kinh tế từ

định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều vấn đề nảy sinh cần giải quyết, các đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra ở Đảng bộ cơ sở, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về tài chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo và quản lý nhà nước của phụ nữ, nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, giải pháp tăng cường công tác dân vận của chính quyền cơ sở, nâng cao năng lực xét của Tòa án nhân dân cấp huyện, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Văn hóa – xã hội của Hội đồng nhân dân thành phố.

Về công tác an ninh – quốc phòng, các đề tài đã tập trung nghiên cứu giải pháp thực

hiện chiến lược an ninh quốc gia trên địa bàn thành phố trong thời kỳ hội nhập thế giới, giải pháp chủ yếu phòng tránh, đánh trả địch tập kích đường không khu cực phòng thủ thành phố Hải Phòng thời kỳ đầu chiến tranh.

Bên cạnh đó, các đề tài về vấn đề bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị truyền thống trên địa bàn, các vấn đề về Hải Phòng học, các chuyên đề phục vụ đánh giá tổng kết các Nghị quyết của Đảng cũng được tập trung nghiên cứu.

Do gắn với những vấn đề bức xúc của các ban ngành và thành phố nên nhiều đề tài đã được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, tạo lập các luận cứ khoa học mang tầm chiến lược, có ý nghĩa lớn, phục vụ cho hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành.

Về khoa học tự nhiên:

Do đặc thù địa phương, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, Hải Phòng tập trung vào việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các đề tài nghiên cứu cơ bản về các vấn đề: phân vùng sinh thái – kinh tế và quy hoạch tổng thể môi trường thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010; đánh giá tiềm năng sử dụng, quản lý đất ngập mặn ven biển Hải Phòng, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý; Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản Hải Phòng đến năm 2010; Xây dựng ứng cứu sự cố tràn dầu bằng phao ngăn dầu tại khu vực vùng nước biển cảng Hải Phòng; Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng – thuỷ văn biển phục vụ phát triển kinh tế biển Hải Phòng; Nghiên cứu xây dựng giải pháp

bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững huyện đảo Bạch Long Vĩ; Xây dựng luận cứ phục vụ quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn khu vực ngoại thành – thành phố Hải Phòng.

Đề tài nghiên cứu phân vùng sinh thái – kinh tế và quy hoạch tổng thể môi trường thành

phố Hải Phòng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010 bên cạnh việc đánh giá

đặc điểm và hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, qua nghiên cứu đã phân ra các vùng sinh thái – kinh tế: Vùng sinh thái – kinh tế giữa sông Bạch Đằng – Đá Bạc và sông Cấm; Vùng sinh thái giữa sông Cấm và sông Văn Úc; Vùng sinh thái – kinh tế giữa sông Văn Úc và sông Hóa; Vùng sinh thái – kinh tế ven biển; vùng sinh thái – kinh tế hải đảo. Trên cơ sở các vùng sinh thái, đề tài đề xuất quy hoạch tổng thể môi trườg thành phố phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010.

Các đề tài nghiên cứu phần lớn tập trung đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động môi trường và điều chỉnh quy hoạch phát triển tổng thể thủy sản Hải Phòng đến năm 2010; đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ đất ngập nước ven biển ở Hải Phòng; Nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn khu vực ngoại thành thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và 2020... Như vậy, các kết quả nghiên cứu điều tra cơ bản đã được sử dụng làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường của thành phố đến 2010.

Về khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ của thành phố được chỉ đạo theo phương châm nghiên cứu ứng dụng là chính và gắn bó hơn với sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động trong các lĩnh vực sản xuất. Nhiều kết quả nghiên cứu đã mở ra hướng đi mới, phát triển sản xuất của doanh nghiệp, thay thế hàng nhập khẩu.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp:

Được sự chỉ đạo trực tiếp của Thành uỷ Hải Phòng, đồng thời tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong giai đoạn trước, trong giai đoạn 2001 – 2005, tình hình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp có bước phát

triển vượt bậc. Thành phố đã tiến hành nghiên cứu trên 50 đề tài khoa học, trong đó, các đề tài đã triển khai nghiên cứu các luận cứ phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn như: mô hình xã thuần nông ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân trên 45 triệu đồng trên 1 ha

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005 potx (Trang 63 - 76)