Chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về công tác phát triển khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005 potx (Trang 52 - 63)

nói riêng nhằm hướng tới đưa lĩnh vưc khoa học và công nghệ thực sự phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về công tác phát triển khoa học và công nghệ triển khoa học và công nghệ

Quán triệt sâu sắc nội dung Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) và tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về khoa học và công nghệ, Thành uỷ Hải Phòng đã đề ra Chương trình hành động số 11-CTr/TU và Chỉ thị số 37-CT/TU để cụ thể hóa đường lối phát triển khoa học và công nghệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam, và phù hợp với tình hình phát triển thực tế của thành phố.

Ngày 20 tháng 9 năm 2002, Thành uỷ Hải Phòng đã ra Chương trình hành động số 11- CTr/TU về việc thực hiện Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa IX). Chương trình khẳng định sự quan tâm của Đảng bộ thành phố Hải Phòng tới công tác phát triển khoa học và công nghệ, đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu:

Một là, phát triển khoa học công nghệ phải ngang tầm với yêu cầu phát triển của thành

phố trong tình hình mới. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, quyết định của các cấp, các ngành trong lĩnh vực chính trị – kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh – quốc phòng; đáp ứng được yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố.

Hai là, tiếp tục đổi mới trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế thành phố, thực hiện cơ cấu công nghệ kết hợp nhiều trình độ, đồng thời lựa chọn và tập trung nghiên cứu, triển khai ứng dụng kỹ thuật; công nghệ tiên tiến, để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cho các lĩnh vực kinh tế nói chung và tập trung cho các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của thành phố; ưu tiên xây dựng và phát triển các ngành công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Gắn hiệu quả kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái. Không ngừng nâng cao đời sống nhân dân và tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh.

Ba là, đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý khoa học và công nghệ theo hướng đơn giản

thủ tục, dân chủ, khách quan, theo Luật Khoa học và công nghệ quy định. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy, các cơ chế, chính sách phục vụ công tác khoa học và công nghệ của thành phố. Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước và thành phố để thúc đẩu phát triển khoa học và công nghệ. Đồng thời, Chương trình hành động cũng đưa ra mục tiêu cụ thể về phát triển khoa học và công nghệ, đó là:

1. Phấn đấu đến năm 2005: các doanh nghiệp và cơ quan quản lý phải thực hiện đổi mới công nghệ đạt tỷ lêh 15%/năm, thành phố có 3000 cán bộ tin học có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó có 10% là lập trình viên. Đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1% GDP. Trình độ khoa học công nghệ của thành phố nói chung đạt mưc tiên tiến trong nước và trình độ công nghệ thông tin đạt mức trung bình trong khu vực.

2. Đến năm 2010: đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1,5% GDP, trong đó ngân sách cấp cho khoa học công nghệ hàng năm đạt 2% số chi ngân sách của thành phố. Trình độ khoa học và công nghệ của thành phố đạt mức tiên tiến trong khu vực. Cùng với việc đưa ra các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ, Chương trình nêu ra 6 giải pháp để khắc phục những yếu kém, hạn chế của khoa học và công nghệ nhằm đưa khoa học và công nghệ thành phố không ngừng phát triển.

Một là: nâng cao nhận thức cộng đồng:

- Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nội dung tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Kết lu Chương trình hành động của Thành uỷ về phát triển khoa học và công nghệ cho lãnh đạo các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân thành phố, để hiểu đầy đủ, sâu sắc về vai trò của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các thông tin, kiến thức về khoa học, công nghệ góp phần nâng cao dân trí.

- Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ, đẩy mạnh phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, lao động sáng tạo, phát huy vai trò của các hội khoa học, các hội nghề nghiệp... trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Đây là giải pháp nhằm giúp cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp hiểu rõ về vai trò của khoa học và công nghệ, từ đó giúp mọi người nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm để cùng xây dựng ngành khoa học và công nghệ ngày càng vững mạnh.

Hai là: xây dựng cơ chế chính sách

- Xây dựng cơ chế và thể chế để triển khai luật Khoa học và công nghệ; Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của thành phố đến năm 2010.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh áp dụng, sử dụng các công nghệ tiên tiến, nghiên cứu triển khai các tiến bộ khoa học, công nghệ. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (chương trình 2001-2005) ở quy mô thành phố đến các ngành và doanh nghiệp; phấn đấu đến 2005 có 250 doanh nghiệp và đến năm 2010 hầu hết các doanh nghiệp Hải Phòng đạt chứng chỉ các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế.

- Xây dựng chính sách ưu tiên đối với tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

- Xây dựng chính sách xã hội hoá các nguồn lực đầu tư; đổi mới cơ chế chính sách về tài chính cho phát triển khoa học, công nghệ của thành phố.

Ba là: Tăng cường nguồn lực khoa học và công nghệ

* Về hệ thống hoạt động khoa học và công nghệ:

- Từng bước củng cố và sắp xếp lại các cơ sở hoạt động khoa học và công nghệ, tập trung đầu tư đồng bộ cho những cơ sở trọng điểm, xây dựng một số phòng thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc gia và các nước trong khu vực; phát triển mạnh các hoạt động tư vấn, dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ; thúc đẩy phát triển thị trường khoa học – công nghệ.

Có chính sách kết phối hợp nhằm khai thác cơ sở vật chất, năng lực khoa học và công nghệ của các cơ sở khoa học và công nghệ trong và ngoài nước.

Nhanh chóng đưa Trung tâm công nghệ phần mềm vào hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố.

- Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của các trường đại học, cao đẳng... trên địa bàn, nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống của thành phố.

- Coi trọng việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học trong các tổ chức xã hội, các cơ quan Đảng, đoàn thể, các ngành, các cấp...

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu – triển khai, phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp.

* Về nhân lực khoa học và công nghệ:

- Đổi mới chính sách thu hút, sử dụng chất xám, nhân lực khoa học và công nghệ trong và ngoài thành phố theo hướng đồng bộ và hiệu quả; khuyến khích tự đào tạo và đào tạo lại. Chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, cán bộ khoa học và công nghệ đầu đàn. Xây dựng chính sách tuyển chọn các tài năng trẻ đi từ đào tạo ở nước ngoài. Có chính sách khuyến khích cán bộ, học sinh, sinh viên tự đi đào tạo ở nước ngoài.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đủ mạnh về thông tin khoa học và công nghệ để phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Chú ý phát triển thông tin công nghệ. - Đa dạng hoá các hình thức cung cấp thông tin, chú trọng việc sử dụng các thông tin khoa học và công nghệ quốc tế thông qua mạng viễn thông. Xây dựng thư viện điện tử và trung tâm Hội thảo khoa học quốc tế (có sử dụng mạng viễn thông) của thành phố. Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu công tác thông tin khoa học và công nghệ của thành phố.

Tăng cường công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực cán bộ các cấp, các ngành về lĩnh vực công nghệ thông tin, ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Chú trọng hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.

Tăng cường quan hệ, hợp tác chuyên môn đối với các cơ quan thông tin Trung ương phục vụ cho việc đáp ứng các yêu cầu thông tin của thành phố.

Bốn là: tăng cường quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ:

- Củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống quản lý khoa học và công nghệ theo hướng tinh giảm bộ máy, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý trên cơ sở các nội dụng quản lý tại điều 49, chương VI Luật Khoa học và công nghệ. Củng cố, kiện toàn cơ quan chức năng quản lý khoa học, công nghệ ở các ngành và quận, huyện, thị xã.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý khoa học và công nghệ. Đổi mới quản lý công tác nghiên cứu triển khai theo hướng gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Chú trọng công tác quản lý công nghệ và sở hữu công nghiệp, nhất là đối với công tác thẩm định công nghệ, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ; đánh giá trình độ công nghệ. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động về sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

- Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng đơn giản thủ tục, dân chủ, khách quan theo luật khoa học và công nghệ quy định. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy, các cơ chế, chính sách phục vụ công tác khoa học và công nghệ của thành phố.

Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích của nhà nước đối với khoa học và công nghệ.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và trình độ của cán bộ quản lý khoa học và công nghệ các cấp.

- Xây dựng và triển khai các chương trình khoa học và công nghệ có mục tiêu, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố theo từng giai đoạn cụ thể.

Năm là: đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ

- Tiếp tục tăng mức đầu tư và đa dạng hoá các nguồn tài chính cho phát triển khoa học, công nghệ. Bảo đảm kinh phí đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ đạt 1% GDP vào năm 2005 và 1,5% GDP vào năm 2010; trong đó ngân sách cấp cho kế hoạch phát triển khoa học – công nghệ hàng năm đạt 2% ngân sách chi thường xuyên của thành phố. Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển khoa học – công nghệ của thành phố theo luật khoa học và công nghệ.

- Vận dụng tốt cơ chế, chính sách của Nhà nước và xây dựng cơ chế của địa phương để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Lồng ghép gắn kết các chương trình kinh tế – xã hội và khoa học, công nghệ nhằm tăng nguồn lực và hiệu quả đầu tư.

- Chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Sáu là: Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ:

- Thu hút và sử dụng tốt các dự án đầu tư nước ngoài trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và đổi mới công nghệ, tạo điều kiện cho cán bộ khoa học và công nghệ của thành phố thích ứng và làm chủ được công nghệ nhập ngoại.

- Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, hướng vào giải quyết các mục tiêu ưu tiên của thành phố, tiếp cận được các tiến bộ của khoa học, công nghệ của các nước trong khu vực và quốc tế.

- Tiếp tục mở rộng hợp tác phát triển khoa học và công nghệ với các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố bạn.

Sáu giải pháp về khoa học và công nghệ được đưa ra khá đầy đủ và toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới.

Bên cạnh đó, chương trình hành động cũng chỉ rõ cần tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chương trình khoa học – công nghệ có mục tiêu giai đoạn 2001 – 2005 và xây dựng các đề án trọng điểm:

1. Chương trình khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

2. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

3. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển thuỷ sản.

4. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm công nghiệp của thành phố.

5. Chương trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao.

6. Chương trình sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 7. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển đô thị. 8. Chương trình phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ.

9. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Các đề án trọng điểm cần tập trung xây dựng trong thời gian tới:

1. Đề án sắp xếp lại các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ của thành phố.

2. Đề án tăng cường hoạt động khoa học công nghệ để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

3. Đề án đổi mới cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

4. Đề án xây dựng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

5. Đề án xây dựng chợ công nghệ của thành phố.

6. Đề án xây dựng và phát triển thông tin công nghệ.

7. Đề án xây dựng quy hoạch các phòng thí nghiệm trọng điểm của thành phố.

9. Đề án hỗ trợ về khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

10. Đề án nâng cao chất lượng các sản phẩm trọng điểm của thành phố.

11. Đề án xây dựng và phát triển công viên phần mềm làm cơ sở hình thành các khu công nghệ cao Hải Phòng.

12. Đề án hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ.

Yêu cầu chung của chương trình hành động đặt ra là: Trên cơ sở chương trình hành động của Thành uỷ, các cấp uỷ Đảng cần đánh giá đúng thực trạng tình hình, xác định rõ mục tiêu, bước đi đến năm 2005 và đến năm 2010, đề ra nhiệm vụ giải pháp sát, đúng với tình hình, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, đơn vị, đồng thời làm rõ những việc cần phải hoàn thành theo thứ tự ưu tiên; phân công rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện.

Chương trình hành động số 11-CTr/TU của Thành uỷ Hải Phòng là một bước quan trọng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005 potx (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)