QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005 potx (Trang 37 - 49)

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000

Thực hiện đường lối phát triển khoa học – công nghệ đúng đắn, toàn diện của Đảng cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ Hải Phòng, từ năm 1996 đến năm 2000, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của thành phố có bước phát triển quan trọng, đạt được những kết qủa khả quan trên các lĩnh vực.

Năm 1993, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập (nay là Sở Khoa học và công nghệ), là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường ở địa phương. Quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; Quản lý công nghệ, công nghệ thông tin, an toàn bức xạ và hạt nhân; Quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, thúc đẩy phong trào

lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; Quản lý về tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng và phát triển nguồn nhân lực. Sở từng bước hoàn thiện, chủ động, sáng tạo hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ được giao. Sở đã tham mưu đề xuất với lãnh đạo thành phố nhiều chủ trương, biện pháp quản lý, phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Tham gia xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng, thiết lập và nâng cao chất lượng các chương trình khoa học và công nghệ có mục tiêu.

Trong giai đoạn 1996 – 2000, thành phố đã triển khai 10 chương trình khoa học và công nghệ có mục tiêu:

1. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2000 và những năm tiếp theo. 2. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn Hải Phòng đến năm 2000.

3. Chương trình phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng. 4. Chương trình khoa học xã hội và nhân văn phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng giai đoạn 1996 – 2000.

5. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển thủy sản

6. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ sử dụng hợp lý tài và bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2000.

7. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Hải Phòng đến năm 2000

8. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ chiến lược phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng.

9. Chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2000.

10. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ An ninh – quốc phòng thành phố Hải Phòng, tập trung chủ yếu xây dựng mô hình khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng và an ninh.

Cùng với việc triển khai các chương trình khoa học – công nghệ, thành phố đã triển khai nhiều đề tài, nhiều công trình khoa học trên mọi lĩnh vực và đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Về nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thành uỷ Hải Phòng cùng các cấp chính quyền thành phố, trong giai đoạn 1996 – 2000, hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đã đạt được những thành tựu quan trọng. Năm 1996 là năm có bước phát triển mới về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn thành lập với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là: Tổ chức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn theo định hướng của thành phố và nhu cầu của các tổ chức xã hội; tham gia các hoạt động tư vấn theo yêu cầu của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học xã hội và nhân văn của thành phố; hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn với các tổ chức khoa học của Trung ương, địa phương, các ngành; các tổ chức xã hội và cá nhân trong và ngoài nước. Từ đó, hoạt động khoa học xã hội và nhân văn tiếp tục đóng góp nhiều luận cứ khoa học quan trọng, đề xuất các mô hình, giải pháp đổi mới trong các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, phát triển kinh tế – xã hội, quản lý nhà nước, giáo dục - đào tạo, củng cố hệ thống chính trị, bảo đảm an ninh – quốc phòng...

Trong 5 năm, thành phố đã tiến hành triển khai 32 đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Các đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn định hướng vào những vấn đề cấp thiết của thành phố.

Với nội dung nghiên cứu con người Hải Phòng, có nhiều đề tài như: Nghiên cứu xây dựng một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sư phạm và giáo viên phổ thông trung học cơ sở trên địa bàn Hải Phòng thời kỳ đổi mới; về con người Hải Phòng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ công nhân Hải Phòng đáp ứng thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ công chức hành chính thành

phố Hải Phòng; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng nguồn cán bộ tầm xa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố Hải Phòng...

Về mô hình và giải pháp phục vụ phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội có nhiều đề tài

nghiên cứu: nghiên cứu mô hình quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại, những giải pháp phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài; giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhân đạo xã hội, vấn đề về trẻ em lang thang, giải pháp thực hiện mô hình dân chủ ở nông thôn, giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại tuyến y tế xã, dự báo giáo dục phổ thông tạo luận cứ xây dựng chiến lược giáo dục của thành phố.

Về phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ: Các đề tài nghiên cứu đã giải quyết nhiều vấn đề tạo luận cứ cho công tác đào tạo, tổ chức, trang thiết bị, cơ chế quản lý... với bốn nội dung lớn: Đội ngũ lao động khoa học – công nghệ; thông tin khoa học – công nghệ; cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa học – công nghệ.

Về việc đổi mới hệ thống chính trị: Song song với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế

tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều vấn đề nảu sinh cần giải quyết. Các ban, ngành, đoàn thể trong thành phố, nhất là các ban của Đảng đã tập trung nghiên cứu vấn đề cải cách hành chính, đề ra giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở về công tác khoa giáo, công tác thanh niên, đổi mới tư tưởng trong tình hình mới. Đồng thời tạo luận cứ khoa học cho các giải pháp về công tác tôn giáo, mô hình hoạt động công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đổi mới mô hình hoạt động công chứng nhà nước, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra nhà nước.

Các vấn đề bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị truyền thống trên địa bàn và vấn đề Hải Phòng học được quan tâm nghiên cứu, thông qua các đề tài nghiên cứu đã xác định hệ thống giá trị khảo cổ học Cát Bà phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện đảo, hệ thống hóa các di tích văn hóa, khảo cổ, lịch sử tiêu biểu, từ đo đề ra các giải pháp bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị truyền thống phcu vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành

phố. Đặc biệt, đã có nghiên cứu tập trung tạo lập luận cứ khoa học cho việc biên soạn bộ

Thông sử thành phố Hải Phòng, 4 tập.

Về lĩnh vực quốc phòng – an ninh: Các đề tài đã tập trung nghiên cứu 3 nhóm vấn đề

trọng tâm, đó là: Đề xuất mô hình, giải pháp xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng – an ninh gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; các giải pháp xây dựng và phát triển tiềm lực quốc phòng – an ninh, cùng một số nghiên cứu cơ bản: quản lý nhà nước về quốc phòng địa phương, giải pháp an ninh chính trị nội bộ, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, và các vấn đề về an ninh nông thôn.

Nhìn chung, việc nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã được quan tâm hơn. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn được ứng dụng trong thực tiễn, tạo lập được luận cứ khoa học mang tầm chiến lược, mang lại nhiều kết quả thiết thực và phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định các cơ chế chính sách của Đảng bộ, chính quyền thành phố.

Về khoa học tự nhiên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố đã triển khai 23 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề điều tra cơ bản về bảo vệ môi trường: Điều tra hiện trạng môi trường nước sông Rế, sông Giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ; Điều tra cơ bản môi trường biển Bạch Long Vĩ; Nghiên cứu xây dựng quy chế bảo vệ môi trường thị xã Đồ Sơn; Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường đảo Cát Hải; đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của đảo; Đánh giá hiện trạng và đề xuất quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu cũ ở Hải Phòng; Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất các giải pháp kiểm soát các chất phá huỷ tầng ô zôn trên địa bàn Hải Phòng; Điều tra, đánh giá hiện trạng, dự báo và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn giao thông đường bộ gây ra ở khu vực đô thị Hải Phòng; Khảo sát hiện trạng môi trường nước nông thôn thành phố; Đặc trưng bức xạ tự nhiên môi trường vùng nội thành Hải Phòng và lân cận...

Nhiều kết quả nghiên cứu điều tra cơ bản đã được sử dụng làm căn cứ xây dựng qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của thành phố đến năm 2010:

Đề tài Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường đảo Cát Hải; đề xuất các giải pháp

sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của đảo đã cung cấp một khối lượng

lớn thông tin có định tính và định lượng về các chủng loại tài nguyên thiên nhiêm môi trường đảo, là cơ sở khoa học rất quan trọng cho việc xây dựng luận cứ khoa học, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện đảo. Đề tài có ý nghĩa thực tế và khoa học lớn, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu những biến đổi của thiên nhiên do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của huyện đảo Cát Bà nói riêng và thành phố nói chung.

Kết quả nghiên cứu của đề tài Điều tra hiện trạng môi trường nước sông Rế, sông Giá

và đề xuất các giải pháp bảo vệ và đề tài Điều tra cơ bản môi trường biển Bạch Long Vĩ

là tư liệu quý cho nhiều ngành liên quan, làm cơ sở hoạch định chính sách trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Về khoa học kỹ thuật và công nghệ

Với sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng và chính quyền, cùng với sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức trong xã hội cùng đông đảo quần chúng nhân dân về đối với công tác phát triển khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cho nên hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ giai đoạn 1996 – 2000 của thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong 5 năm, thành phố đã triển khai 80 đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm, 11 dự án sản xuất thử nghiệm thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, công nghệ cao, xây dựng và cơ sở hạ tầng. Trên 90% đề tài, dự án đã được áp dụng trong sản xuất và đời sống.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Mặc dù là thành phố có nền công nghiệp phát triển, song diện tích đất nông nghiệp ở Hải Phòng vẫn chiếm tỉ trọng đáng kể. Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn là vấn đề quan tâm. Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản

xuất nông nghiệp được coi trọng. Nhiều đề tài nghiên cứu được triển khai. Trong đó tập trung nghiên cứu khảo nghiệm, lựa chọn được những giống lúa cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt. Thành phố đã thử nghiệm thành công mô hình sản xuất giống lúa lai F1 hàng hóa theo công nghệ nước ngoài tại hộ nông dân và hợp tác xã, đưa Hải Phòng đứng thứ 2 miền Bắc về sản xuất giống lúa lai hàng hóa, góp phần thay đổi tập quán, tâm lý canh tác nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa đói giảm nghèo cho những vùng còn khó khăn.

Đồng thời, vấn đề rau xuất khẩu, rau sạch từng bước giải quyết về mặt kỹ thuật trên cơ sở các đề tài nghiên cứu, bước đầu đã mang lại kết quả phục vụ cho việc qui hoạch vùng sản xuất rau của Hải phòng. Thành phố tiến hành triển khai thử nghiệm sản xuất giống cây trồng theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, làm tiền đề cho việc phát triển ứng dụng công nghệ này xuống các huyện. Một số đề tài nghiên cứu các giống cây ăn quả có giá trị kinh tế và chất lượng cao như nhãn lồng, vải thiều, hồng, xoài... đã được tiến hành và đã được ứng dụng trong thực tế sản xuất.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, thành phố tập trung nghiên cứu lựa chọn các loại giống gia cầm, gia súc với mô hình nuôi phù hợp đạt hiệu quả cao. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu các mô hình và giải pháp thích hợp, hiệu quả phòng trị một số bệnh điển hình, mới cho gia súc, gia cầm.

Thành phố đã triển khai hàng loạt nghiên cứu các luận cứ phục vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác… theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn... Nhìn chung, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã có hướng đột phá nhằm đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp của thành phố.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản: Thành phố đã

tập trung đầu tư cho nhiều đề tài nghiên cứu cải tiến kỹ thuật nuôi trồng với các mô hình phù hợp, năng suất cao như nuôi tôm sú công nghiệp, tôm sú trong vùng nước nhạt, mô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005 potx (Trang 37 - 49)