NGHỆ CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2005 2.1.1 Đường lối phát triển khoa học và công nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam từ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005 potx (Trang 49 - 52)

2.1.1. Đường lối phát triển khoa học và công nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến 2005

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001) khẳng định: thế kỷ XX là thế kỷ khoa học và công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước. Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất.

Về khoa học và công nghệ thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển. Chu trình luân chuyển vốn, đổi mới công nghệ và sản phẩm ngày càng được rút ngắn; các điều kiện kinh doanh trên thị trường thế giới luôn thay đổi đòi hỏi các quốc gia cũng như doanh nghiệp phải rất nhanh nhạy nắm bắt, thích nghi. Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước đang phát triển, cải thiện vị thế của mình. Đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên.

Đại hội IX nêu rõ: khoa học và công nghệ nước ta có bước chuyển biến tích cực. Khoa học xã hội và nhân văn đã bước đầu cung cấp được các luận cứ khoa học phục vụ yêu cầu hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và đổi mới các cơ chế chính sách. Khoa học tự nhiên và công nghệ tập trung triển khai nghiên cứu

những đề tài cấp nhà nước và cấp bộ, tỉnh, thành phố. Nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh và trong đời sống xã hội. Trình độ công nghệ trong một số ngành sản xuất, xây dựng, dịch vụ đã được nâng lên và đổi mới đáng kể.

Tuy nhiên, khoa học và công nghệ Việt Nam vẫn còn những mặt hạn chế, đó là: "Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội, chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được. Trình độ công nghệ nước ta còn thấp kém so với các nước xung quanh, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năng lực tạo ra công nghệ mới còn rất có hạn. Các cơ quan nghiên cứu khoa học chậm được sắp xếp cho đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp, do đó đạt hiệu quả thấp. Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các trường Đại học chưa gắn kết với nhau. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật thiếu tập trung và dứt điểm cho từng mục tiêu. Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao tuy còn ít, song chưa được sử dụng tốt” [21,tr.255].

Trong bối cảnh đất nước bước tiếp vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề cơ bản hàng đầu là làm thế nào để khoa học và công nghệ ngày càng phát triển để từ đó góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, song song với việc đánh giá, nhìn nhận những thành tựu cũng như những hạn chế, tại Đại hội IX, Đảng ta cũng đề ra những định hướng quan trọng về công tác phát triển khoa học và công nghệ. Đảng ta coi phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời trong những năm 2001 – 2005, Đảng ta yêu cầu cần tăng cường tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển đất nước và cần tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng trong từng ngành, từng sản phẩm, từng lĩnh vực và từng vùng kinh tế.

Đường lối phát triển khoa học và công nghệ do Đại hội IX của Đảng tiếp tục mở ra hướng phát triển mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của đất nước. Đường lối đó được khẳng định một cách sâu sắc hơn trong Kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khoá IX). Kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) tập trung kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về khoa học và công nghệ, Hội nghị đánh giá:

Nghị quyết Trung ương hai (khoá VIII) về khoa học và công nghệ đã được triển khai khá khẩn trương. Đến tháng 6 năm 1997 tuyệt đại đa số các tỉnh, thành phố, bộ, ngành ở Trung ương đã hoàn thành việc tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương hai về khoa học và công nghệ cho cán bộ chủ chốt, đến các cơ sở, cán bộ, đảng viên. Nhiều bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã xây dựng chương trình hoặc kế hoạch hành động. Các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, xây dựng chương trình hành động về khoa học và công nghệ [1,tr.67].

Đặc biệt Kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) khẳng đinh những thành tựu chủ yếu đã đạt được về khoa học và công nghệ:

1. Nhận thức của xã hội về vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội được nâng lên đáng kể

2. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ được phát triển về số lượng và nâng lên về trình độ, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ hiện đại trên một số ít lĩnh vực. 3. Khoa học và công nghệ đã có bước phát triển mới phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những thành tựu cơ bản đó đã khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta về công tác phát triển khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đề ra các nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010, đó là:

- Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cho công tác tư tưởng của Đảng nhằm giải phóng và phát triển mọi lực lượng sản xuất, đẩy

nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, lạc hậu, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế; gia tăng nhanh hàm lượng khoa học và công nghệ trong các ngành kinh tế. Xây dựng và phát triển nhanh ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm thúc đẩy nhanh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng kinh tế tri thứ; nâng cao trình độ khoa học và công nghệ nước ta đạt mức trung bình tiên tiến khu vực, đủ khả năng nắm bắt, ứng dụng và vận dụng sáng tạo những tri thức mới, hiện đại của thế giới.

- Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý, nâng cao trình độ quản lý khoa học và công nghệ, tạo động lực phát huy mạnh mẽ năng lực nội sinh, giải phóng sức sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.

Những nhiệm vụ, phương hướng của Kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã thể hiện sự sáng tạo của Đảng ta trong quá trình lãnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo công tác phát triển khoa học và công nghệ từ năm 1996 đến năm 2005 potx (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)