Về hoàn thiện hệ thống kế toá n kiểm toán

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế (Trang 74 - 77)

hội nhập khu vực và thế giới.

3.4.2.2. Về hoàn thiện hệ thống kế toá n kiểm toán

Những năm vừa qua chúng ta đã đạt đợc những thành tựu to lớn trong việc phát triển hệ thống kế toán đặc biệt chúng ta đã ban hành đợc các chế độ kế toán đặc thù trong lĩnh vực CK và TTCK .Đây sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự ổn định hoạt động, phát triển và hội nhập của TTCK.

Để tạo dựng khung pháp lý cần thiết và hỗ trợ cho hoạt động của TTCK, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản pháp qui về tài chính, kế toán gồm: Hớng dẫn tạm thời chế độ quản lý tài chính đối với hoạt động của TTGDCK (thông t số 10/1999/TT - BTC ngày 9/1/1999), Hớng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Công ty Chứng khoán cổ phần và trách nhiệm hữu hạn (thông t số 11/2000/TT - BTC Ngày 1/2/2000).

Chế độ kế toán TTGDCK (Quyết định số 105/1999/QĐ-BTC ngày 30/8/1999); chế độ kế toán các CTCK (Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC ngày 13/6/2000) đợc thiết kế dựa trên nguyên tắc phản ảnh rõ ràng tình hình tài chính và kết quả hoạt động của từng loại giao dịch chứng khoán, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nớc và của bản thân đơn vị, đồng thời phải đáp ứng đợc yêu cầu của các đối tợng có mối quan hệ kinh tế trực tiếp, gián tiếp kể cả các đối tợng quan tâm đến hoạt động của TTCK.

Tuy nhiên, kế toán chứng khoán là lĩnh vực còn quá mới mẻ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót bất cập. Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã và đang đặt ra rất nhiều các yêu cầu đòi hỏi phải giải quyết. Việt Nam phải xây dựng một cách đồng bộ hoàn chỉnh khuôn khổ pháp luật của công tác kế toán, làm sao cho toàn bộ các hệ thống pháp luật về kế toán phải có các điểm tựa và phù hợp với yêu cầu quản lý của bản thân cơ sở, phù hợp với yêu cầu quản lý Nhà nớc. Về kế toán trong điều kiện kinh tế thị trờng và phải tiếp cận phù hợp với những tiêu chuẩn thông lệ quốc tế từ đó xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Đây là một yêu cầu rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu này chúng ta phải xúc tiến xây dựng ngay một khuôn khổ pháp lý cho kế toán và hoạt động kế toán,đó chính là Luật kế toán. Luật kế toán sẽ là công cụ điều chỉnh mọi hoạt động về kế toán, Luật kế toán tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý ở cơ sở cũng nh hoạt động quản lý của Nhà nớc về kế toán và hoạt động kế toán.

Cùng với kế toán, hoạt động kiểm toán cũng đòi hỏi phải đợc hoàn thiện. Việt Nam phải khẩn trơng tạo dựng một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán. Có quy chế hoạt động kiểm toán độc lập, phù hợp với yêu cầu kinh tế thị trờng, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán, soạn thảo và công bố các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Phải thiết lập một hệ thống giám sát hoạt động kiểm toán, cần đảm bảo về mặt pháp lý, tính độc lập khách quan trong kiểm toán. Hoạt động kiểm toán và chất lợng hoạt động kiểm toán là rất quan trọng, nó cho phép đánh giá tình hình tài chính và khả năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó cho phép đánh giá chất lợng các CK và

giá cả CK cũng nh cho phép đánh giá tình hình tài chính, hoạt động của các chủ thể trên TTCK Việt Nam.

Kết luận

Trung tâm giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cùng với TTCK Việt Nam đã đi vào hoạt động đợc gần 2 năm. Chúng ta đã có một kênh huy động vốn để phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nớc. Tuy nhiên, ngoài vấn đề là làm sao cho TTCK Việt Nam vợt qua đợc những thử thách ban đầu để hoạt động có hiệu quả thì vấn đề tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho TTCK chúng ta hoàn thiện và phát triển hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế còn mang ý nghĩa to lớn hơn. Vì điều này tác động trực tiếp đến sự tăng trởng mang tính lâu dài của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của TTCK Việt Nam nói riêng.

Mặc dù TTCK Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng nh về công tác quản lý điều hành trớc quá trình hội nhập kinh tế: diễn biến về cung-cầu hàng hóa, giá cả còn bất thờng, cung thì thiếu, cầu thì không ổn định, dẫn đến giá cả cũng thay đổi không ổn định theo; hành lang pháp lý còn thiếu sót, bất cập, không đồng bộ; cha có các nhà tạo lập thị trờng thực sự; hoạt động thị trờng còn mang tính sơ khai; tóm lại cha có những tiền đề đáng kể cho việc hội nhập, nhng với sự nghiên cứu, phân tích sâu sắc về những nguyên nhân gây ra tình trạng trên thì chúng ta hoàn toàn có thể đề ra những giải pháp thiết thực để hoàn thiện và phát triển thể chế thị tr- ờng bậc cao này nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập kinh tế, và sau đó là quá trình hội nhập TTCK.

Nhận thức đợc tầm quan trọng của vấn đề hội nhập với sự tồn tại, phát triển của TTCK , nhóm nghiên cứu khoa học lớp Ngân hàng 41 A đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Giải pháp hoàn thiện và phát triển TTCK Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay". Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng tìm kiếm,thu thập tài liệu nhng vì trình độ còn hạn chế nên bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đợc sự đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo cùng tất cả các bạn.

Phần phụ lục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w