Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô (Trang 83 - 84)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ.

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền

Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ và phù hợp với thực tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những cho hoạt động của ngân hàng mà còn cho tất cả các tổ chức kinh tế. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng phát triển. Nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ mới tại Việt Nam, mặc dù các văn bản pháp luật đã ra đời song nó vẫn chưa quy định rõ ràng và đầy đủ. Ngay như vấn đề tài sản thế chấp đã phát sinh từ khi có hoạt động tín dụng nhưng cho đến nay

vẫn chưa có văn bản nào quy định rõ về việc thanh lý, phát mãi tài sản thế chấp của các DNNN. Do đó việc xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ, thống nhất là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam. Các văn bản liên quan đến bảo lãnh được chính phủ ban hành vẫn chưa có điều lệ quốc tế điều chỉnh, điều này gây bất lợi cho phía Việt nam khi có tranh chấp với nước ngoài. Cho nên việc xây dựng hành lang pháp lý đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành có liên quan.

- Chính phủ cần quy định rõ ràng danh mục tài sản cầm cố, quy định xử lý danh mục tài sản thế chấp, cầm cố khi doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng.

- Chính phủ và các Bộ cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy chế đấu thầu để đảm bảo chắc chắn rằng tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện đều có cơ hội tham gia. Đây cũng là một giải pháp để đảm bảo an toàn cho nghiệp vụ Bảo lãnh ngân hàng.

- Tiếp tục duy trì chế độ thế chấp, cầm cố tài sản đối với các Doanh nghiệp Nhà nước nhưng trong đó nên đồng ý cho phép ngân hàng có thể phát mãi các tài sản trên để thu nợ.

- Tiếp tục tiến hành cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao vai trò làm chủ thực sự của các doanh nghiệp mà đặc biệt là khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của các doanh nghiệp này đối với các tài sản thế chấp để làm căn cứ đảm bảo cho ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh.

Chính phủ cũng cần ổn định môi trường chính trị xã hội, môi trường kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tiền tệ, tín dụng, và giá cả. Môi trường kinh tế phát triển ổn định, lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động tài chính, tiền tệ - ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Bất ổn về chính trị xã hội luôn đem lại những rủi ro bất khả kháng đối với doanh nghiệp làm giảm chất lượng của hoạt động bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô (Trang 83 - 84)