THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢOLÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH ĐÔ.
2.3.1.1. Về quy mô hoạt động bảolãnh
Tổng doanh số bảo lãnh, và doanh thu bảo lãnh của chi nhánh trong hai năm qua như sau:
Đơn vị: Triệu đồng, ngoại tệ đã quy đổi
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tăng (giảm) Tỷ trọng(%) Doanh số bảo lãnh 97205 160500 63295 65.11
Doanh thu bảo
lãnh 467 963 496 106.21
Biểu đồ 1: Mức tăng trưởng doanh số bảo lãnh
Qua bảng số liệu và biểu đồ qua các năm ta có thể thấy rằng doanh số bảo lãnh tại Chi nhánh tăng nhanh hai năm. Năm 2006, doanh số bảo lãnh đạt 97.205 trđ. Sang năm 2007, doanh số bảo lãnh tăng 63.295 trđ (tương ứng 65.11%).
Có thể nói rằng, ngân hàng có mức tăng trưởng doanh số bảo lãnh qua hai năm. Đây là do ngân hàng đã xây dựng được chiến lược Marketing tốt, vừa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới. Ngoài ra, việc đơn giản hoá thủ tục bảo lãnh nhất là bảo lãnh theo hạn mức đối với khách hàng lâu năm đã góp phần làm tăng doanh số bảo lãnh trong năm 2007 hơn so với năm trước. Trong những năm trở lại đây, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc thiết bị là rất cao. Chính vì vậy mà nhu cầu bảo lãnh của khách hàng cũng tăng lên.
Doanh thu hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tăng với tốc độ nhanh hơn 106.21% chứng tỏ hiệu quả hoạt động bảo lãnh đang ngày càng được cải thiện, không chỉ thể hiện thông qua sự gia tăng doanh số bảo lãnh mà cả doanh thu từ hoạt động này cũng có sự thay đổi rõ rệt.
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được phần nào quy mô hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Tuy nhiên, để thấy được mặt mạnh và yếu của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng ở trong và ngoài nước, ta sẽ phân tích bảng số liệu sau:
Quy mô doanh số bảo lãnh trong và ngoài nước.
Đơn vị: Triệu đồng, ngoại tệ đã quy đổi
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền tỷ trọng (%) Số tiền tỷ trọng (%) Doanh số bảo lãnh trong nước 76528 78.73 127006 79.13 Doanh số bảo lãnh nước ngoài 20677 21.27 33494 20.87 Doanh số bảo lãnh 97205 100 160500 100
(Nguồn: Báo cáo của phòng Thanh toán quốc tế)
Ta thấy rằng tại ngân hàng, doanh số bảo lãnh nước ngoài luôn chiếm một tỷ trọng không phải là nhỏ so với bảo lãnh trong nước, khoảng 20% tổng doanh số bảo lãnh. Trong khi đó, bảo lãnh trong nước luôn chiếm một tỷ lệ lớn, khoảng 80% tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2007 doanh số bảo lãnh nước ngoài tăng hơn 13 tỷ đồng nhưng do tốc độ tăng trưởng của doanh số bảo lãnh trong nước tăng mạnh nên tỷ trọng của bảo lãnh nước ngoài giảm từ 21.27% xuống còn 20.87%.
Tại Chi nhánh, bảo lãnh nước ngoài chủ yếu là bảo lãnh mở L/C còn bảo lãnh vay vốn nước ngoài hầu như không có. Trong bảo lãnh mở L/C lại có hai loại: bảo lãnh mở L/C trả chậm và bảo lãnh L/C trả ngay khi ngân hàng nhận được bộ
chứng từ. Bảo lãnh mở L/C trả chậm tại ngân hàng không nhiều. Nguyên nhân là do bảo lãnh mở L/C trả chậm bị cản trở do trước đây các doanh nghiệp khi vay vốn nước ngoài thông qua bảo lãnh chỉ phải ký quỹ từ 10-30% giá trị lô hàng nhập. Sau khi lô hàng về, bán ra, nộp tiền vào ngân hàng sẽ giải ngân từng đợt cho đến khi hết theo giá trị của lô hàng. Do đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xin bảo lãnh mua hàng trả chậm một cách tràn lan, không kể đó là hàng tiêu dùng hay vật tư sản xuất. Từ khi có quyết định chặt chẽ về bảo lãnh mở L/C trả chậm thì số lượng bảo lãnh mở L/C trả chậm đã giảm đi trong cả hệ thống chứ không riêng gì Chi nhánh Thành Đô. Mặt khác việc quy định lại lãi suất vay ngoại tệ đã khiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ ở trong nước hơn là đi vay ở nước ngoài. Như vậy, doanh số bảo lãnh nước ngoài chủ yếu là bảo lãnh mở L/C theo kiểu trả tiền ngay khi nhận được bộ chứng từ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp có nhu cầu nhập các thiết bị, máy móc từ nước ngoài về để tiến hành thi công xây dựng là rất lớn. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp trong nước và các đối tác nước ngoài rất tin tưởng khi chọn ngân hàng làm người bảo lãnh.