THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢOLÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH ĐÔ.
2.1.2.4. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh
Về công tác tín dụng
Công tác đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đạt chất lượng cao để từ đó có chính sách tín dụng phù hợp.
Thông tin phục vụ công tác thẩm định, và tín dụng còn hạn chế ảnh hưởng công tác quản trị điều hành. Công tác phân tích nghiên cứu đánh giá thị trường, khách hàng, dự báo tình hình tín dụng còn yếu, bị động, có lúc còn bị lỡ cơ hội kinh doanh.
Lực lượng cán bộ trẻ tuy được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng.
Tài sản đảm bảo của khách hàng là DN nhà nước còn nhiều bất cập cũng là yếu tố tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng (hồ sơ giấy tờ không đầy đủ, giá trị tài sản thế chấp thấp,...)
Về công tác dịch vụ
Việc phát triển dịch vụ ATM tại chi nhánh tuy có sự tăng trưởng nhưng số khách hàng sử dụng dịch vụ này vẫn chưa nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa có thói quen sử dụng thẻ, và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Các dịch vụ khác như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, bảo lãnh,...quy mô còn hạn chế.
Công tác huy động vốn
Công tác huy động vốn mặc dù tăng trưởng với tốc độ khá cao nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng cao nên hiện nay chi nhánh mới chỉ đáp ứng được vốn tại chỗ vào khoảng 70% phần còn thiếu phải vay ngân hàng TW.
Mạng lưới huy động vốn còn mỏng mói có 2 phòng giao dịch và 1 điểm giao dịch nên hình ảnh chi nhánh trên địa bàn chưa cao.
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh2.2.1. Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh