Mức độ rủi ro trong bảolãnh ngân hàng:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô (Trang 27 - 28)

Như đã phân tích ở trên, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng luôn đối mặt với rủi ro. Để đánh giá rủi ro trong các món bảo lãnh chúng ta hãy tìm hiểu mức độ rủi ro của các tài sản có của ngân hàng. Người ta phân chia tài sản có của ngân hàng ra thành 7 loại. Mỗi loại có một hệ số rủi ro khác nhau phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của từng loại đó. Cụ thể là:

- Loại có hệ số rủi ro bằng 0% : Đó là tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHT, tiền cho chính phủ vay, các khoản vay có thế chấp bằng tiền.

- Loại có hệ số rủi ro bằng 10% : Đó là : +Tiền mặt ngoại tệ tại quỹ

+ Tín dụng có thế chấp bằng ngoại tệ. - Loại có hệ số rủi ro bằng 20% :

+ Tín dụng có thế chấp bằng vàng bạc, đá quý. + Các loại trái phiếu giữ tại ngân hàng

+ Các khoản tiền mặt trong quá trình thu. - Loại có hệ số rủi ro bằng 40% : + Cho vay các tổ chức tín dụng + Tín dụng bảo lãnh bởi các tổ chức tín dụng khác + Tín dụng có thế chấp bằng hàng hoá - Loại có hệ số rủi ro bằng 50%: + Tín dụng có thế chấp bằng động sản và bất động sản : + Hùn vốn, liên doanh, liên kết

+ Các tài sản của ngân hàng

- Loại có hệ số rủi ro bằng 100% : Các khoản tín dụng tư nhân và các thành phần khác nhau không có thế chấp.

Để xác định được mức độ rủi ro của các loại bảo lãnh chúng ta cũng xử lý theo một cách tương tự bằng cách ấn định cho mỗi loại bảo lãnh một loại tín dụng tương đương và ta sẽ có các hệ số rủi ro tương đương phản ánh mức độ rủi ro của các loại bảo lãnh.

Như vậy ta sẽ có hệ số rủi ro của loại ký quỹ 100% bằng đồng tiền bảo lãnh là 0 %. Hệ số này tăng dần lên đến 50% cho loại bảo lãnh có thế chấp bằng động sản và bất động sản và hệ số này đạt 100% cho loại bảo lãnh cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có thế chấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành Đô (Trang 27 - 28)