THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢOLÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH ĐÔ.
2.3.2. Những tồn tại của hoạt động bảolãnh
* Hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng vẫn chưa thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
Như ta đã biết, hiện nay tại ngân hàng đã thực hiện tất cả các loại bảo lãnh mà trong quy chế bảo lãnh đã ban hành. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện thêm một số loại bảo lãnh mới như bảo lãnh nộp thuế. Song trong thực tế, nhu cầu bảo lãnh của khách hàng rất đa dạng và ngày càng tăng. Nhưng do gặp khó khăn trong quá trình thực hiện bảo lãnh đã hạn chế việc ngân hàng thoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, hiện nay có những nhu cầu bảo lãnh còn khá mới lạ không những đối với ngân hàng mà còn với nhiều ngân hàng khác. Nên ngân hàng đã gặp không ít khó khăn do chưa có quy chế nào quy định rõ, khiến ngân hàng chưa thể sử dụng loại hình bảo lãnh đó.
* Chưa cân đối về cơ cấu bảo lãnh
Sau khi xem xét cơ cấu bảo lãnh theo các đối tượng khác nhau, ta thấy rằng tại ngân hàng có sự mất cân đối không chỉ giữa các loại hình bảo lãnh mà còn giữa bảo lãnh trong xây lắp và trong thương mại.
Trong cơ cấu bảo lãnh theo loại hình, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh tiền ứng trước vẫn còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Trong khi hai loại bảo lãnh này lại tiềm ẩn số lượng khách hàng rất lớn.
Bên cạnh đó là sự chưa cân đối giữa các đối tượng khách hàng: các khoản bảo lãnh có giá trị lớn của ngân hàng chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng truyền thống, những tổng công ty lớn và có uy tín trên thị trường. Điều này làm giảm rủi ro của ngân hàng nhưng lại hạn chế khả năng mở rộng và tìm kiếm khách hàng. Hiện nay, không phủ nhận có những công ty cổ phần, công ty TNHH làm ăn rất hiệu quả, số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng. Họ có mối quan hệ làm ăn rất rộng với rất nhiều đối tác trong nước và nước ngoài. Do đó, ngân hàng cũng phải chú trọng hơn tới việc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
Giữa bảo lãnh trong xây lắp và trong các lĩnh vực kinh doanh khác có sự chưa cân đối khá lớn. Như phân tích ở phần thực trạng, bảo lãnh trong lĩnh vực kinh doanh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ tổng doanh số bảo lãnh trong khi nhu cầu bảo lãnh của khách hàng trong lĩnh vực này ngày càng tăng lên. Nhất là khi quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp ngày càng rộng và giá trị giao dịch ngày càng lớn thì đây
chính là một thị trường có tiềm năng không phải là nhỏ mà ngân hàng cần phải biết khai thác.
* Cơ cấu về phí bảo lãnh vẫn chưa hoàn thiện
Do có sự thay đổi mới đây của NHNN, mức phí bảo lãnh đã được điều chỉnh tăng. Song hoạt động bảo lãnh cũng giống hoạt động tín dụng, chứa đựng trong nó những rủi ro nhất định. Do đó mức phí này vẫn không thể bù đắp rủi ro cho ngân hàng bảo lãnh, đặc biệt là đối với bảo lãnh mở L/C bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tiền ứng trước. Chi phí mà ngân hàng bỏ ra khi thực hiện một món bảo lãnh như bảo lãnh mở L/C không phải là nhỏ (như chi phí trả lãi suất huy động vốn cho phần trích quỹ bảo lãnh, chi phí thẩm định). Vì vậy đây được coi là một bất lợi đối với ngân hàng.
* Một số trường hợp thời gian thực hiện bảo lãnh còn chưa đạt tiêu chuẩn
Mặc dù các cán bộ tín dụng đã tuân thủ nghiêm túc các quy định về thời gian song có trường hợp khách hàng vẫn phàn nàn do chờ đợi lâu để thực hiện song một món bảo lãnh. Đây có thể do một số món bảo lãnh có số tiền bảo lãnh lớn, các cán bộ tín dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình bảo lãnh. Mà quy trình bảo lãnh đôi khi còn phức tạp gây phiền hà cho khách hàng. Mặt khác việc thảo thư phát hành bảo lãnh còn gặp khó khăn do đó các cán bộ tín dụng lại mất thời gian chỉnh sửa lại mẫu thư sao cho phù hợp với từng hợp đồng đã làm kéo dài thời gian thực hiện một món bảo lãnh.
Những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Thành Đô hiện nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Đó là do có những nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, gây ra. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến ngân hàng gặp khó khăn khi giải quyết những hạn chế trên.