Những thay đổi cần thiết của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội (Trang 81)

nhập WTO

Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO,điều này mang đến nhiều cơ hội và thách thức, những thách thức và cơ hội đan xen và tác động lẫn nhau. Nếu như có quyết tâm đồng thời có sự vận dụng khôn ngoan thì cơ hội sẽ nhiều hơn thách thức, ngược lại doanh nghiệp sẽ phải trả giá. Các DNVVN phải làm gì và làm như thế nào để vượt qua thách thức, tận dụng được cơ hội, đó sẽ là một câu hỏi lớn?

Một thực tế cho thấy rằng khi gia nhập WTO: "Chúng ta muốn có thị trường toàn cầu chúng ta phải mở cửa thị trường trong nước. Đây là thách thức lớn nhất mà chúng ta phải biết vượt qua để đạt được những cơ hội".

Mặc dù có số lượng đông khoảng hơn 230 nghìn doanh nghiệp nhưng phần lớn là DNVVN nên năng lực cạnh tranh có nhiều yếu kém. DN vừa và nhỏ có thể sẽ

năng động nhưng sẽ lại bị hạn chế bởi thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản lý dẫn tới năng lực cạnh tranh các mặt hàng Việt Nam bị hạn chế. Hiện nay, ngay cả những doanh nghiệp lớn và có tên tuổi ở trong nước cũng chưa có tên trong danh sách 1000 doanh nghiệp lớn của châu Á. Trong khi đó, vào WTO chúng ta buộc phải cắt bỏ thuế quan, bỏ các hạn chế định lượng, bỏ các khoản trợ cấp ưu đãi không phù hợp, mở cửa 110/115 ngành dịch vụ, chấp nhận các nguyên tắc về đối xử quốc gia... Như vậy, thị trường Việt Nam sẽ không còn là mảnh đất riêng của DN Việt Nam nữa.

Trong điều kiện này, buộc DN phải có những thay đổi thích hợp để thích nghi.Việt Nam luôn có lợi thế nhân công rẻ nên rất nhiều nước đã nhập khẩu lao động từ Việt Nam hay chuyển các cơ sở sản xuất đến Việt Nam. Sự chuyển hoá này liên tục và nhanh chóng sẽ mang đến nhiều cơ hội, DN nhỏ nhưng năng động, nếu nhanh nhạy sẽ nắm lấy cơ hội để phát triển.

Khi gia nhập WTO sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ thương mại buộc phải bãi bỏ. Điều này sẽ làm cho các DN lâu nay dựa vào ưu đãi để sống phải thay đổi sang hình thức kinh doanh khác hợp lý hơn..

Cùng với những yêu cầu cơ bản để đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực, lời khuyên mà nhiều chuyên gia đưa ra cho DN Việt Nam hiện nay là cần nhanh chóng liên kết lại. Mỗi DN và mỗi người hãy tự phân tích chỗ mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình, tự vạch ra một chương trình hành động để vươn lên gia nhập WTO. DN hãy thay đổi quan niệm, thay vì ai thắng - ai thua, các DN hãy hướng tới việc cả hai cùng chiến thắng và đôi bên cùng có lợi..

Khi các DN nước ngoài vào Việt Nam, cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra, các DN có vốn lớn sẽ dùng chính sách lương để thu hút lao động. Thách thức đặt ra cho mỗi DN Việt Nam là một mặt cần có chính sách đào tạo nhưng cũng phải có chính sách giữ người giỏi làm việc cho mình. Mỗi DN một cách riêng và không có đáp án chung cho bài toán nhân lực. DN có thể phân phối cổ phần, nâng lương, xây dựng chính sách phát triển và cả tình cảm và quan hệ để giữ người. Bên cạnh đó, dù muốn hay không nhà nước cũng phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại người lao động. Lao động

của Việt Nam đông nhưng yêu cầu về ngoại ngữ, tác phong công nghiệp... không chỉ thiếu và yếu trong các DN mà các cơ quan quản lý cũng yếu.Đây sẽ là hạn chế rất lớn đối với người lao động Việt Nam và đồng thời cũng là đối với doanh nghiệp việt Nam

Nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực đây sẽ là yêu cầu cấp thiết để hội nhập. Muốn tự thân vượt qua được những thách thức, các DN Việt Nam phải có nguồn nội lực mạnh mà điều trước hết bắt đầu từ con người. Thị trường Việt Nam còn rất nhiều cơ hội, một điều dễ thấy các DN nước ngoài đang đến nước ta làm ăn ngày càng nhiều,trong khi đó không ít sinh viên Việt Nam đi ra nước ngoài du học được giữ lại nhưng họ nhận thấy những cơ hội ở Việt Nam nên đã quay về lập nghiệp trên quê hương. Vấn đề bây giờ là phải xây dựng một đội ngũ có năng lực, cần có người cầm lái giỏi để nhận thức được cơ hội, tận dụng cơ hội biến những khát vọng phát triển thành hội nhập.

Chương 3.Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh áp dụng marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 3.1. Những bài học kinh nghiệp cho doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng

chiến lược marketing xuất khẩu

3.1.1. Đánh giá hoạt đông marketing xuấ khẩu của Việt Nam trong những năm qua

Như chúng ta đã thấy, vai trò của marketing xuất khẩu ngày càng được khẳng định như là một công cụ cạnh tranh không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thông thường khi các thương hiệu nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam, đối với họ việc nầy được xem như là việc phát triển thêm một thị trường mới bên cạnh những thị trường mà họ đã sẵn có trong khu vực.Điều này cho thấy họ không xuất phát như là một doanh nghiệp mới bắt đầu phát triển kinh doanh, xây dựng một thương hiệu mới như đa số các doanh nghiệp của Việt Nam.

Một điểm khác biệt cơ bản khác giữa các doanh nghiệp nước ngoài so với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam với một chiến lược trung, dài hạn. Ngay từ khi bắt đầu họ đã sẵng sàng bỏ ra một ngân sách đầu tư cần thiết, và thậm chí sẵn sàng chấp nhận lỗ lã từ 4- 5 năm đầu tiên để thâm nhập thị trường và chiếm thị phần đa số trong thị trường Việt Nam. Trong khi đó thì các doanh nghiệp Việt Nam thường bị coi là thiếu tầm nhìn chiến lược, bị hạn chế bởi khả năng quản trị và trình độ chuyên môn, họ luôn không đủ sự tự tin và trình độ chuyên môn để đánh giá xu hướng, cũng như tiềm năng của thị trường để mà có thể vạch ra một chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp của mình.

Thêm vào đó là khả năng tài chính hạn hẹp cũng là một trong những điểm hạn chế cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Điểm hạn chế này chính là sức ép làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động với mục tiêu trước mắt là có thể tồn tại trong giai đoạn trước mắt hơn là nhắm đến phát triển bền vững lâu dài trong tương lai.

Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài thường đưa sang Việt Nam những nhân viên có bề dày kinh nghiệm từ các thị trường gần gũi với Việt Nam như Philippines, Thái Lan, Indonesia và họ tuyển dụng những nhân viên địa phương am hiểu thị trường địa phương để phối hợp với những nhân viên nước ngoài có trình độ chuyên môn cao.

Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thì ngược lại thường chỉ có thể sử dụng nguồn nhân lực có sẵn từ địa phương, nguồn nhân lực vốn thích hợp và quen thuộc với nền kinh tế bao cấp hơn là thị trường cạnh tranh tự do.Như vậy, có thể thấy rằng điểm xuất phát của các doanh nghiệp nước ta rất là thấp về tất cả,do vậy, cuộc cạnh tranh sẽ có rất nhiều những khó khăn và vất vả

3.1.2. Những điểm cần chú ý về marketing của doanh nghiệp Việt Nam trongnhững năm tới những năm tới

3.1.2.1. Trong nước

WTO đã mở ra nhiều cơ hội và thị trường tiềm năng cho thương hiệu Việt với môi trường cạnh tranh sòng phẳng hơn. Đồng thời nó cũng mở cửa thị trường Việt Nam cho nhiều thương hiệu nước ngoài từ các nước trong khu vực và thế giới.Do đó áp lực cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp phải tập trung vào những thị trường trọng điểm để bảo vệ thị phần.

Do sự phát triển của các phân khúc cao, nhờ có kinh tế phát triển,nên thu nhập tăng, do đó người tiêu dùng ngày nay bắt đầu chuyển từ có chổ trú thân, ăn no, mặc ấm sang ăn ngon, mặc đẹp và chổ ở tiện nghi.Đồng thời với sự gia tăng bùng nổ nhu cầu tiêu dùng cao cấp mở ra nhiều phân khúc thị trường giá trị thêm vào đó một số doanh nghiệp đã kịp thời nắm bắt những nhu cầu này và đã phát triển sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng. Bên cạnh các sản phẩm nội địa như Phở 24, Cà phê Highland, Spa, Trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế … các thương hiệu cao cấp của nước ngoài như Luis Vouton, Milano, Mango… cũng đã phát triển mạng lưới phân phối thâm nhập vào thị trường VN để đáp ứng những nhu cầu nầy.

Đối với cán cân thương hiệu nội-ngoại.Cùng với sức cạnh tranh của một số thương hiệu Việt trong thời gian gần đây đã tạo ra sự chuyển biến và thu hẹp nhận thức của người tiêu dùng về sự khác biệt giữa thương hiệu ngoại và thương hiệu Việt

Thị trường chứng khoán đã khẳng định giá trị và sự đóng góp của thương hiệu đối với giá trị của doanh nghiệp và quyền lợi của cổ đông. Những doanh nghiệp quan tâm và làm tốt công tác marketing hơn, cổ phiếu thường được đánh giá cao hơn những doanh nghiệp có chỉ số cao hơn nhưng không quan tâm thích đáng đến công tác marketing và thương hiệu.

Cổ phần hoá đã cắt đứt sự bảo bọc của nhà nước đặt doanh nghiệp vào thế phải tự chèo chống và cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đã xác định rõ một điều rằng “đổi mới hay là chết”, phải thay đổi cấu trúc bộ máy doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và để có thể cạnh tranh tốt hơn. Cổ phần hóa cũng tạo ra những sự chuyển đổi sợ hữu ngoạn mục. Đây cũng là những cơ hội làm ăn lớn cho những doanh nghiệp nào biết nắm bắt.

Việc nhà nước ra quyết định tách các doanh nghiệp quốc phòng và doanh nghiệp đã làm kinh tế đơn thuần sang thành doanh nghiệp kinh tế cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế.

Các yếu tố an toàn, vệ sinh và môi trường đã được nhà nước quan tâm hơn, người tiêu dùng ý thức hơn, cũng tạo ra những chuyển biến trên thị trường và hoạt động marketing. Người tiêu dung ngày nay quan tâm hơn đến yếu tố vệ sinh và an toàn, họ chấp nhận trả giá cao hơn để mua những sản phẩm vệ sinh hơn, an toàn hơn. Diễn biến nầy của thị trường cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, cơ hội marketing sản phẩm.

3.1.2.2. Khu vực và thế giới

Sự phát triển nhanh chóng của CNTT tạo ra nhiều kênh thông tin mới, cung cấp cho NTD nhiều thông tin về sản phẩm, nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu hơn. Các kênh thông tin điện tử với giá ngày càng rẻ hơn đã thực sự làm thay đổi cách mà các nhà marketer đưa sản phẩm đến với người tiêu dung.

Người tiêu dùng ngày nay không cần phải đi ra khỏi nhà mà vẫn có thể chọn mua cho mình một sản phẩm ưng ý qua internet, điện thoại hay các kênh truyền hình tương tác... Điều này giúp cho hoạt động marketing xuất khẩu trở nên hiệu quả hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CNTT cũng đã tác động làm cho rút ngắn chu kỳ thị trường của sản phẩm, đồng thời các nhà sản xuất cũng nhờ vào tốc độ của CNTT mà có thể nắm bắt công nghệ mới nhanh hơn, điều này làm thu hẹp khoảng cách về chât lượng, công nghệ giữa các sản phẩm cùng tham gia trên thị trường. Do đó thương hiệu ngày càng trở thành một yếu tố cạnh tranh then chốt giữa các doanh nghiệp.

. Xu hướng “outsource” từ phương tây nhằm giảm giá thành sản xuất đã phần nào làm suy giảm tầm quan trọng của yếu tố “quốc gia xuất xứ”. Một số quốc gia xuất xứ trước đây được cho là mang đặc trưng chất lượng thấp nay cũng đã được đánh giá cao hơn như Korea, Trung Quốc và kể cả Việt Nam.

Xung đột hồi giáo và phương tây đã làm xoay chuyển hướng đầu tư của các nước Trung Đông và các quốc gia Hồi giáo từ Mỹ và Tây Âu sang các quốc gia khác. Ở tầm quốc gia, nếu như chính quyền biết tận dụng tốt thì đây là một cơ hội hiếm để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Kể từ sau sự kiện 9-11 khi Mỹ và các nước Tây Âu siết chặc kiểm soát các hoạt động có liên quan đến các nước Trung Đông, Malaysia, Thái Lan đã trở thành một điểm đến được cộng đồng hồi giáo và các nước Trung Đông chọn để thay thế cho các nước phương Tây.Các nước đã chuyển sang khu vực ASEAN điều này cang tạo cơ hội cho Việt Nam trong tương lai.

3.2. Một số đề xuất cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam

Liên kết chuổi giá trị chính là liên kết các doanh nghiệp trong chuổi giá trị với nhau để tối ưu hoá hoạt động trong sản xuất và bảo vệ thị trường khỏi sự thâm nhập từ các đối thủ bên ngoài bên ngoài. Đồng thời đảm bảo thị phần của công ty mình trước những đối thủ đáng gờm.

Liên kết thương hiệu chính là tận dụng cơ hội các thương hiệu lớn đổ bộ vào VN,các doanh nghiệp nên chủ động liên kết để hưởng lợi từ uy tín các thương hiệu

lớn và chia thị trường.Một thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp của chúng ta có điểm xuất phát không cao mà thương hiệu hàng hóa VN của chúng ta thực sự chưa có chỗ đứng trong NTD.Do đó, việc liên kết các thương hiệu là một chiến lược vô cùng đúng đắn nó sẽ tạo sức mạnh cho các doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bổ sung những mặt yếu kém của nhau trong quá trình cạnh tranh ác liệt này.

Tập trung thị trường trọng yếu sẽ là chiến lược hiệu quả nếu doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh giành vị trí số 1 trên thị trường hãy nhắm vào vị trí số 1 của một của 1 phân khúc. Do vậy, chúng ta nên có một chiến lược marketing xuất khẩu tập trung vào những thị trường này một cách cẩn thận nhằm khẳng định vị trí tốt nhất các sản phẩm của mình.

Phân khúc nhu cầu cao.. Chúng ta luôn nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh chóng xây dựng giải pháp marketing xuất khẩu đáp ứng nhu cầu phân khúc nhu cầu cao.

Nghiên cứu và phát triển đồng thời phải cập nhật công nghệ, đầu tư vào R&D để chủ động sáng tạo nhằm xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh về công nghệ.

Mua bản quyền hoặc mua nhượng quyền.Đây cũng sẽ là chiến lược đạt được hiệu quả cao nếu các doanh nghiệp vận dụng một cách chính xác và hiệu quả.

Vị trí chiến lược chính là các doanh nghiệp phải chiếm lĩnh những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng điểm bán hàng, kho trung chuyển, nhà máy sản xuất. Cho dù sau này doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hết doanh nghiệp luôn có thể nhượng quyền khai thác với giá cao, hoặc có thể sử dụng lợi thế về mạng lưới kho vận để làm đối trọng trong khi thương lượng với các đối tác khác mạnh hơn mình ở những tiêu chí khác (thương hiệu, công nghệ, nguồn vốn…)

Luôn luôn phải biết tận dụng lợi thế của doanh nghiệp địa phương. Tận dụng lợi thế của một doanh nghiệp địa phương để từ đó khai thác triệt để những khía cạnh mà các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thường không thể làm tốt bằng doanh nghiệp địa phương.

Marketing một cách có hiệu quả. Nếu không đủ ngân sách cho hãy khai thác triệt để những công cụ marketing chi phí thấp để xây dựng thương hiệu

Tính chuyên nghiệp và tối ưu hóa hoạt động. Đào tạo nhân viên, cập nhật kiến thức, kỹ năng và công nghệ nhằm tối ưu hoá hoạt động sản xuất kinh doanh.

Học từ những điển hình tốt. Hãy học từ kinh nghiệm của các thương hiệu gần gủi với điều kiện và môi trường của doanh nghiệp Việt Nam như Samsung, Lenovo … để xây dựng thương hiệu, làm chủ thị trường trong nước và phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng Bảo hiểm tại Công ty Bảo hiểm Hà Nội (Trang 81)