Hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ và kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm pptx (Trang 63 - 64)

IV. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT

hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ và kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật sản

hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ và kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu, vốn tích luỹ ban đầu rất nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn còn thấp kém mạng lưới cung cấp nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của các hộ sản xuất. Điều này làm hạn chế đến mở rộng cho vay của Ngân hàng vì rủi ro cao.

- Một nguyên nhân khách quan là do những hạn chế như trình độ dân trí thấp, thiếu những kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất nên có rất nhiều khách hàng không biết nên sản xuất cái gì, nuôi con nào, trồng cây gì và sản xuất như thế nào. Vì vậy mà tiền vay không được sử dụng đúng mục đích, khả năng khách hàng không trả được nợ cao. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

* Nguyên nhân chủ quan :

Xuất phát từ đặc thù của sản xuất nông nghiệp, các món vay chủ yếu là nhỏ lẻ, số lượng món vay lớn. Số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất trên địa bàn chỉ khoảng 5 triệu đồng, trong khi hàng năm có khoảng 100.000 món vay của hàng chục ngàn hộ vay vốn. Chi phí cho món vay gồm chi phí tìm kiếm và quản lý các khoản cho vay, chi phí điều tra tín dụng, lưu trữ bảo quản hồ sơ tín dụng, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có) và chi phí thu nợ. Rõ ràng là các chi phí trên đối với món vay 1 tỷ đồng một lần của một doanh nghiệp lớn sẽ nhỏ hơn nhiều vơí cùng số tiền 1 tỷ đồng nhưng là 200 món vay của hộ sản xuất. Vì vậy chi phí cho một món vay còn cao.

Có sự quá tải công việc đối với các cán bộ tín dụng (CBTD)

Năm 2000, bình quân 1 CBTD cho vay hộ sản xuất khoảng 1,8 tỷ đồng, thu nợ khoảng 1,9 tỷ đồng, quản lý gần 660 hộ. Dư nợ hộ sản xuất bình quân một CBTD là 2,4 tỷ đồng trong đó có một số chi nhánh Ngân hàng cơ sở bình quân gần 4 tỷ đồng. Theo đánh giá chung của các cán bộ làm công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước thì một CBTD quản lý khoảng 500 hộ sản xuất là có thể đảm bảo đương tốt công việc, tất nhiên số lượng này khác nhau tuỳ từng đặc điểm của mỗi vùng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm pptx (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)