Định rõ ràng, cấm cho vay chồng chéo khác địa bàn, nghiêm cấm tự ý thu nợ gốc, lãi vay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm pptx (Trang 60 - 61)

IV. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT

định rõ ràng, cấm cho vay chồng chéo khác địa bàn, nghiêm cấm tự ý thu nợ gốc, lãi vay

định rõ ràng, cấm cho vay chồng chéo khác địa bàn, nghiêm cấm tự ý thu nợ gốc, lãi vay tại nhà khách hàng, đổi miền 100 % CBTD và tiếp tục đổi miền Giám đốc và kế toán NH loại 4 nhằm xác định rõ thực trạng dư nợ quản lý.

- Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kiến thức chuyên môn và pháp luật đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Chi nhánh cũng đã thực hiện sàng lọc, sắp xếp tinh gọn lại bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ theo hướng tập trung tăng số cán bộ trực tiếp kinh doanh , giảm số lượng cán bộ gián tiếp. Hiện nay số cán bộ tín dụng đã chiếm trên 50 % tổng số cán bộ.

- Công tác thanh tra kiểm soát được coi trọng và thực hiện nghiêm túc bằng nhiều hình thức nh : kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề xác định, kiểm tra chéo, kiểm tra của lãnh đạo chi nhánh và cơ sở. Vì vậy, đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót trong thực thi quy trình nghiệp vụ, sửa chữa chấn chỉnh những mặt hạn chế, đảm bảo chất lượng tín dụng cao.

- Coi trọng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Ngân hàng với các cấp chính quyền địa phương, nắm vững tình hình phát triển kinh tế địa phương để xác định hướng cho vay, biện pháp tháo gỡ với những món vay gặp khó khăn. Vấn đề xã hội hoá hoạt động cho vay cũng mang lại những kết quả tích cực. Ngân hàng đã phối hợp với các đoàn thể , quần chúng để xây dựng các nhóm, thực hiện cho vay qua nhóm tạo thuận lợi cho hộ sản xuất , đặc biệt là hộ nghèo trong quan hệ vay vốn Ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thực hiện tố cơ chế khoán tài chính đến nhóm và người lao động theo quy định của NHNo Việt Nam. NHNo huyện Từ Liêm đặt ra 5 tiêu chí để đánh giá công việc của cán bộ tín dụng : Huy động tiền gửi theo hoạt động của chi nhánh; dư nợ cho vay; thu hồi nợ ; thu nợ quá hạn; thu lãi. Từng tiêu chí lại được phân thành nhiều cấp hoạt động cụ thể. Ví dụ, nếu dư nợ cho vay là 2 tỷ đồng, hiệu suất hoạt động đánh giá là 100 % và nếu dư nợ cho vay là 1,5 - 2 tỷ đồng, hiệu suất hoạt động được đánh giá là 80 %. Các mức tương tự được xác định đối với các tiêu chí khác. Vào cuối tháng, tổng số điểm đánh giá hiệu suất lao động của cán bộ tín dụng được cộng và tính toán (theo tỷ lệ phần trăm). Khoán tài chính đã thúc đẩy hoàn thành số lượng công việc và nâng cao chất lượng tín

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm pptx (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)