Chuyển hướng đúng đắn trong kinh doanh Mặc dù lúc thành lập, dư nợ DNNN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm pptx (Trang 59 - 60)

IV. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT

Chuyển hướng đúng đắn trong kinh doanh Mặc dù lúc thành lập, dư nợ DNNN

- Chuyển hướng đúng đắn trong kinh doanh. Mặc dù lúc thành lập, dư nợ DNNN và kinh tế tập thể chiếm 90 % tổng dư nợ, nhưng khách hàng đã xác định đối tượng khách hàng phục vụ chính là các hộ gia đình, chủ yếu là hộ nông dân. Nhờ đó Ngân hàng đã khai thác được tiềm năng to lớn của thị trường này không ngừng phát triển tạo được uy tín vững chắc trong lòng khách hàng.

- Theo sát mục tiêu kinh tế địa phương, xác định hướng phân bổ tín dụng từ đó lập kế hoạch kinh doanh tại mỗi Ngân hàng cơ sở để xác định hướng cho vay, mức cho vay từng đối tượng cụ thể trên địa bàn.

- Ngân hàng chú trọng hoạt động huy động vốn tạo nguồn cho hoạt động cho vay. Trên cơ sở tính toán nhu cầu tín dụng trên địa bàn, Ngân hàng xác định số vốn huy động. Bằng nhiều biện pháp về chính sách sản phẩm, thông tin tuyên truyền, gắn một phần tiền lương với kết quả huy động vốn, Ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao.

- Mở rộng tín dụng luôn lấy hiệu quả làm thước đo. Hiệu quả thể hiện qua việc cho vay có trọng điểm, theo nhu cầu được tính toán chặt chẽ của khách hàng, bảo đảm an toàn vốn và sinh lời hợp lý. Cụ thể là phải kiểm tra chặt chẽ trước khi cho vay, trong quá trình sử dụng vốn vay, khả năng và hình thức hoàn trả, các vấn đề khác liên quan đến người vay. Việc thẩm định và quyết định cho vay được thực hiện bởi hai bộ phận khác nhau, độc lập với nhau từ khi tiếp nhận dự án đến khi phê duyệt cho vay.

- Củng cố mạng lưới Ngân hàng nhất là Ngân hàng loại 4 và Ngân hàng lưu động tiếp cận gần dân.

- Đi đôi với việc tăng dư nợ, Ngân hàng tập trung vào việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt cả năm. Mục tiêu đề ra là : "Thường xuyên - kịp thời - triệt để - toàn diện". Hàng tháng tổ chức phân tích thực trạng tín dụng đến 100 % khách hàng nhằm xác định khách hàng tập trung xử lý, phân loại dư nợ ra ba loại là nợ quá hạn, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn để có biện pháp xử lý cụ thể đến từng trường hợp, nhằm hạn chế NQH phát sinh. Mặt khác, chấn chỉnh quy trình nghiệp vụ tín dụng, bảo đảm nguyên tắc cho vay, quá trình thẩm định nhất là đối với món vay mới, đồng thời tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay và chất lượng hồ sơ đã cho vay, cụ thể

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Từ Liêm pptx (Trang 59 - 60)