IV. Đánh giá về hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT
đầu tư cho ngành CN TTCN vẫn ở mức thấp, trung bình khoảng 15 % năm Khối lượng
tín dụng hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp, ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương và trong quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Định thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ chưa hợp lý, chưa căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc thu nợ gốc vào cuối kỳ hạn nợ không tạo cho khách hàng thói quen trả nợ.
Điều kiện thứ năm về bảo đảm tiền vay của chỉ tiêu cho vay bảo đảm có điều kiện chưa được thực hiện nghiêm túc. Đối với hộ sản xuất vay đến 5 triệu và/ hoặc 10 triệu vẫn yêu cầu kê khai tài sản thế chấp.
Quá trình thẩm định chưa được cán bộ tín dụng làm tốt theo quy định, cả cán bộ tín dụng lẫn người vay vốn đều không biết chắc chắn về khả năng sinh lời của dự án.
Chi phí trên một món vay còn cao nhất là đối với món vay nhỏ của hộ nghèo. Mức lãi suất cho vay định ra chưa linh hoạt, hiện nay ngân hàng chỉ áp dụng một mức lãi suất cho cả vay ngắn hạn trung và dài hạn.
Cán bộ tín dụng rất ít tư vấn cho khách hàng trong khi nhu cầu tư vấn từ phía khách hàng là rất lớn do trình độ của khách hàng thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Cán bộ tín dụng vẫn chịu tâm lý nặng nề việc phải chịu rủi ro tín dụng, do đó cán bộ tín dụng không phát huy hết năng lực và khả năng tín dụng của mình. Theo quy định, trong trường hợp có mức nợ quá hạn tương đương với 10 triệu đồng, cán bộ tín dụng phải tạm dừng cho vay để thu hồi nợ.
Ngân hàng hầu như không có những sản phẩm hay những chính sách để khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.