PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ (Trang 33 - 37)

1. Đánh giá khái quát tình hình biến động về tài sản, nguồn vốnBảng 2: Bảng cân đối tài sản năm 2003 – 2005 Bảng 2: Bảng cân đối tài sản năm 2003 – 2005

ĐVT:Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán)

Tài sản và nguồn vốn cuả công ty luôn biến động qua các năm, đánh giá khái quát biến động tài sản và nguồn vốn cho ta thấy những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến những biến động đó.

Tổng tài sản năm 2004 của công ty là 41.082 triệu đồng tăng lên so với năm 2003 là 19.881 triệu đồng, điều này cho thấy công ty đã mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh; trong năm, tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty tăng 24,71% tương ứng 2.890 triệu đồng nguyên nhân là công ty đã mua sắm xây dựng thêm tài sản cố định và tăng lượng vốn góp liên doanh lên. Đặc biệt năm 2004, tài sản lưu động đột biến 16.991triệu đồng tăng hơn năm 2003 là 178,78%. Về nguồn vốn của công ty năm 2004 tăng lên so vớn năm 2003 là

GVHD:Ths Nguyễn Hữu Đặng - 33 - SVTH:Dương Thị Hoàng Trang

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Giá trị % Giá trị % TSLĐ và ĐTNH 9.504 26.495 24.092 16.99 1 178,7 8 -2.403 -9,07 TSCĐ và ĐTDH 11.697 14.587 15.259 2.890 24,71 672 4,61 Tổng tài sản 21.201 41.082 39.351 19.88 1 93,77 -1.731 -4,21 Nợ phải trả 7.813 26.703 23.440 18.89 0 241,7 8 -3.263 -12,22 Nguồn vốn CSH 13.388 14.379 15.911 991 7,40 1.532 10,65 Tổng nguồn vốn 21.201 41.082 39.351 19.88 1 93,77 -1.731 -4,21

93,77%; nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng nguồn vốn là do khoản nợ phải trả tăng đáng kể 18.890 triệu đồng về số tuyệt đối hay 241,78% về số tương đối, bên cạnh đó nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 991 triệu đồng tương ứng 7,40% so với năm trước. Việc gia tăng nguồn vốn kinh doanh cho thấy công ty cố gắng phát huy khả năng huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Sang năm 2005, tài sản lưu động của công ty giảm xuống mặc dù tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có tăng lên nhưng không bù đắp được do đó làm cho tổng tài sản năm này giảm xuống còn 39.351 triệu đồng, giảm 1.731 triệu đồng so với năm 2004. Tổng nguồn vốn năm 2005 giảm 4,21%, cho thấy quy mô kinh doanh có chiều hướng thu hẹp lại. Nguyên nhân là do công ty đã trã bớt những khoản vay nên nợ phải trả đã giảm xuống. Cụ thể nợ phải trả giảm 3.263 triệu đồng tương ứng 12,22%; nguồn vốn chủ sở hữu tăng 1.532 triệu đồng, tăng 10,65%.

Tuy nhiên, chỉ dựa vào sự phân tích trên thì chưa thể đánh giá sâu sắc vào toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản các mục trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn2.1. Mối quan hệ cân đối 1 2.1. Mối quan hệ cân đối 1

Theo quan điểm luân chuyển vốn, vốn chủ sở hữu hoàn toàn có khả năng trang trải cho mọi hoạt động của công ty. Điều này có xảy ra đối với công ty CTC không chúng ta tiến hành xét cân đối sau:

Xét mối quan hệ cân đối giữa [I+II+IV+(2,3)V+VI]A Tài sản+ [I+II+III]B Tài sản (vế trái) với B. Nguồn vốn (vế phải) (1.1). Căn cứ vào từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty, thay vào (1.1) ta được bảng số liệu sau:

Bảng 3: BẢNG CÂN ĐỐI 1

ĐVT:Triệu đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Vế trái 19.516 29.462 27.680

Vế phải 13.388 14.379 15.911

Chênh lệch -6.128 -15.083 -11.769

Từ bảng trên ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty không đảm bảo cho công ty hoạt động bình thường cụ thể: Năm 2003 nhu cầu về vốn của công ty là 19.516 triệu đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ đáp ứng được 13.338 triệu đồng không đảm bảo cho công ty là 6.128 triệu đồng, sang năm 2004 nhu cầu về vốn của công ty tăng lên là 29.462 triệu đồng mặc dù vốn chủ sở hữu cũng có tăng thêm nhưng vẫn không có thể trang trải được, mức không trang trải được là 15.083 triệu đồng. Năm 2005 nhu cầu về vốn của công ty có giảm còn 27.680 triệu đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên vẫn không đủ trang trải cho những tài sản của doanh nghiệp, mức thiếu hụt là 11.769 triệu đồng. Qua phân tích ta thấy, vốn chủ sở hữu của công ty qua các năm không có khả năng đảm bảo cho các hoạt động chủ yếu của công ty. Bởi vậy, để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác.

2.2. Mối quan hệ cân đối 2

Như vậy, qua các năm công ty phải đi vay và chiếm dụng thêm vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để đánh giá cụ thể hơn các khoản vay và chiếm dụng có hiệu quả hay không ta sẽ xem xét cân đối sau:

Xét mối quan hệ cân đối giữa [I+II+IV+(2,3)V+VI] A.Tài sản + [I+II+III] B.Tài sản (vế trái) với[(1,2)I+II]A.Nguồn vốn+B.Nguồn vốn (vế phải) (1.2)

Sau khi xét cân đối (1.2), ta tiếp tục xem xét vốn công ty đi chiếm dụng và bị chiếm dụng.

Căn cứ vào từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán ta thay vào (1.2) ta sẽ có bảng sau:

Bảng 4: BẢNG CÂN ĐỐI 2

ĐVT:Triệu đồng

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Vế trái 19.516 29.462 27.680

Vế phải 19.600 33.851 31.348

Chênh lệch 84 4.389 3.668

Bảng 5: VỐN ĐI CHIẾM DỤNG VÀ BỊ CHIẾM DỤNG

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Vốn đi chiếm dụng 1.601 7.231 8.003

Vốn bị chiếm dụng 1.685 11.620 11.671

Chênh lệch 84 4.389 3.668

Năm 2003, tổng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay của doanh nghiệp là 19.600 triệu đồng nhưng trong năm doanh nghiệp chỉ cần 19.516 triệu đồng để trang trải cho hoạt động kinh doanh; Số vốn còn lại của công ty đã bị công ty khác chiếm dụng là 84 triệu đồng. Trên thực tế số vốn công ty bị chiếm dụng không phải là 84 triệu đồng vì trong quá trình hoạt động công ty có chiếm dụng của các đợn vị khác nữa. Qua bảng số liệu ta thấy: công ty đã chiếm dụng của công ty khác với số tiền là 1.601 triệu đồng, và số vốn của công ty thật sự bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng là 1.685 triệu đồng. Trong năm 2004, lượng vốn thiếu của công ty là 15.083 triệu đồng và công ty đã đi vay số tiền là 19.472 triệu đồng. Số vốn thừa này đã bị các công ty khác chiếm dụng là 4.389 triệu đồng. Trên thực tế công ty đã bị các công ty khác chiếm dụng là 11.620 triệu đồng và công ty cũng đã chiếm dụng của các đơn vị khác 7.231 triệu đồng. Sang năm 2005, tổng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay của công ty là 31.348 triệu đồng (trong đó nguồn vốn vay là 15.437 triệu đồng), và nhu cầu sử dụng vốn của công ty là 27.680 triệu đồng, số chênh lệch bị các đơn vị khác chiếm dụng là 3.668 triệu đồng. Năm 2005 số vốn của doanh nghiệp thật sự bị chiếm dụng là 11.671 triệu đồng và doanh nghiệp đã chiếm dụng của đơn vị khác là 8.003 triệu đồng.

Tóm lại, qua việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty CTC từ năm 2003 đến 2005 chúng ta có thể rút ra nhận xét sau: nguồn vốn chủ sở

hữu của công ty mặc dù có sự bỗ sung, điều chỉnh kịp thời nhưng vẫn không đáp ứng được cho nhu cầu vốn kinh doanh ngày càng cao, đòi hỏi công ty phải huy động thêm một lượng vốn khác lớn để đáp ứng cho nhu cầu đó, chủ yếu là vay ngắn hạn, chỉ có năm 2005 do nhu cầu mở rộng công ty mới phải vay dài hạn.

2.3.Khả năng đảm bảo nguồn vốn

Bảng 6: Khả năng đảm bảo nguồn vốn từ năm 2003 đến 2005

ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Nguồn vốn chủ sở hữu 13.388 14.379 15.911

Tổng vốn 21.201 41.082 39.351

Vốn vay và chiếm dụng 7.813 26.703 23.440 Bảng số liệu cho thấy, cũng như hầu hết các doanh nghiệp, nguồn vốn của

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại tổng hợp Cần Thơ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w