Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong phát triển CSHT GTVT từ năm

Một phần của tài liệu Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (Trang 70 - 75)

III. Đánh giá tình hình thực hiện sử dụng vốn ODA trong phát triển

1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong phát triển CSHT GTVT từ năm

từ năm 1990 đến nay.

1.1. Về vận tải

Nhìn lại những năm qua, ngành GTVT luôn luôn giữ đợc nhịp độ phát triển ổn định. Cơ sở hạ tầng Việt Nam đã đợc cải thiện đáng kể trong thập kỉ qua cả về vận tải hàng hoá, vận tải khách và vận tải qua cảng biển:

- Về doanh thu đạt bình quân 107,2%

- Về vận tải hàng hoá đạt 109,6% về khối lợng vận chuyển và 115,3% về khối l- ợng luân chuyển, trong đó mức tăng của vận tải ngoài nớc cao gấp đôi vận tải trong nớc.

- Về hành khách đạt 104,2% và 104% về t/km. Vận tải hành khách trong nớc nớc gic đợc mức độ ổn định, vận tải hành khách ngoài nớc mức độ tăng trởng giảm từ 39% năm 1996 xuống còn 4% năm 1998 và chủ yếu là vận tải hàng không.

- Trong các ngành vận tải hàng hoá tỷ trọng lớn nhất vẫn là đờng bộ (62%) đờng sông (23,7%), đờng biển (10%), đờng sắt (4%), đờng hàng không (0,04%).

- Trong các ngành vận tải hành khách, tỷ trọng lớn nhất là đờng bộ (81,7%), đ- ờng thuỷ (16,7%), đờng sắt (1,26%), hàng không (0,31%).

1.2. Về đầu t phát triển.

Với mức ODA cam kết khoảng 2,7 tỷ USD trong giai đoạn 1993-1999 cho ngành giao thông vận tải và tính đến tháng 1/2001 mức vốn này đã lên tới 5,7 tỷ USD, chiếm 1\4 tổng số chơng trình đầu t công cộng- đây là mức cam kết lớn nhất từ trớc đến nay. Đây không chỉ là những con số mà là sự ghi nhận của cộng đồng các nhà tài trợ đối với 70

những thành quả đổi mới của Việt Nam. Trong thập kỷ qua nhờ công cuộc đổi mới với mức tăng trởng GDP bình quân đạt 7,5% / năm, chính trị, xã hội ổn định đã là điều kiện quan trọng để các nhà tài trợ công nhận và tiếp tục cam kết hỗ trợ cho Việt Nam với mức độ lớn.

Riêng năm 2000 có thể nói là năm có nhiều nhất các công trình giao thông quan trọng đợc hoàn thành đa vào khai thác sử dụng đúng thời hạn bảo đảm chất lợng và phát huy hiệu quả tốt nh:

Khởi công xây dựng hầm đờng bộ qua đèo Hải Vân. Đây là một trong 30 hầm đ- ờng bộ hiện đại nhất thế giới. Dự án này đợc đầu t bằng nguồn vốn vay trị giá 251 triệu USD trong đó 136 triệu là của quỹ hợp tác quốc tế hải ngoại (OECF) nay đổi tên là JBIC và đợc thực hiện với công nghệ hiện đại. Nó góp phần quan trọng vào hệ thống giao thông khu vực ASEAN.

Khởi công xây dựng cảng Cái Lân. Dự án do nhà thầu Penta- Ocean đảm nhận. Cục hàng hải làm chủ đầu t, các công ty t vấn gồm có Nippon Koet, Nedec và Tedi. Dự án đợc đầu t 93,4/108,4 triệu USD là vốn của JBIC đợc dành cho kế hoạch xây dựng 3 bến nớc sâu và 7 bến cho tàu biển có trọng tải từ 30 đến 40 ngàn tấn. Đây sẽ là 1 cảng lớn với công suất hàng hoá 2,8 triệu tấn/năm.

Dự án xây dựng cầu Thanh Trì + vành đai 3. Đây là dự án sử dụng vốn của JBIC trụ giá 410 triệu USD (trong đó ODA là 360 triệu USD). Dự án này đa vào sử dụng sẽ góp phần giảm tắc nghẽn cho khu vực vành đai Hà Nội.

Dự án khôi phục phà Mê Kông giai đoạn 2 sử dụng 20 Triệu USD vốn viện trợ của Đan Mạch và dự kiến hoàn thành năm 2004.

Dự án khôi phục quốc lộ 1 (Cần Thơ-Năm Căn) sử dụng 110 triệu USD vốn vay của WB.

Nhìn chung ta có thể thấy đợc những kết quả mà lĩnh vực CSHT GTVT đã đạt đ- ợc trong quá trình thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA suốt những năm đổi mới đến nay:

Các công trình đợc đầu t tập trung đầu t vào các vùng động lực kinh tế, các vùng chiến lợc, nhằm nối thông các trục Bắc – Nam, mở đờng lên biên giới tới các cửa khẩu và hải cảng theo đúng định hớng và quy hoạch; Các vùng sâu, vùng xa đã nhận đợc nhiều đầu t hơn nên phân bổ vốn ODA theo vùng địa lý cũng đang trở nên cân đối hơn. Bộ mặt đất nớc, đặc biệt là một số đầu mối giao thông quan trọng nh ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đã phát triển mang dáng dấp của ngành GTVT đang đợc hiện đại hoá.

Các dự án lớn trong giai đoạn hoàn thành nên cha đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả của nó. Nhng thông qua một số dự án đã hoàn thành nh quốc lộ 1, quốc lộ 5, cầu Mỹ Thuận, cầu sông Gianh... ta thấy rõ năng lực giao thông trên các tuyến này đã phát triển mạnh lên gấp nhiều lần so với trớc đây. Tình trạng ách tắc giao thông trên các tuyến đờng này hầu nh đợc giải quyết. Theo đánh giá khái quát, tốc độ lu thông cao, không bị ùn tắc vợt sông, đợi phà nh trớc đây...tích cực làm giảm chi phí vận tải. Một số dự án giao thông nông thôn đã phát huy tác dụng tích cực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và chơng trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung, không những thế nó còn phục vụ cho sự phát triển VH-XH nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng và phát triển CSHT GTVT kéo theo phát triển lực lợng lao động, nghiên cứu, khảo sát, thiết kế và xây dựng. Phát triển CSHT GTVT là cơ hội để các đơn vị này nâng cao trình độ đầu t công nghệ, thu hút lao động góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn ngời.

Loại hình viện trợ ODA chủ yếu triển khai trong ngành GTVT từ năm 1990 nhng chỉ từ năm 1993 mới thực sự phát triển. Hiện nay CSHT GTVT là một trong số ít lĩnh vực đã và đang tiếp nhận, thực hiện tốt các dự án đầu t dới dạng ODA cả về số lợng cũng nh mức đầu t. Năm 1996 Bộ GTVT mới triển khai 26 dự án với tổng mức vốn là trên 1 tỷ USD trong đó vốn ODA chiếm 83% nhng tính đến tháng 1/2001 tổng vốn là khoảng trên 8841.18 triệu USD trong đó ODA chiếm 78,64%. Mặc dù tỷ trọng vốn ODA thấp hơn giai đoạn trớc nhng vốn trung bình giai đoạn này cho một dự án là 80.84 triệu USD còn giai đọan trớc chỉ khoảng 42 Triệu USD, điều này chứng tỏ ODA giai đoạn này đợc giải ngân ở mức cao hơn – mối quan tâm khá lớn của chúng ta.

Về lọai hình viện trợ cũng rất đa dạng, tuy nhiên nguồn vốn chỉ tập trung ở ba nhà tài trợ chính là WB, ADB, JBIC.

Ngành GTVT đã đạt đợc những thành tựu đáng kể cả về đờng bộ, đờng sắt, đờng thuỷ, đờng biển: về chất lợng đờng trong tổng chiều dài quốc lộ (15.965km) thì đờng đạt loại tốt tăng 1,6%, dờng loại khá tăng 1,3%, loại xấu giảm 1,5%, loại đặc biệt xấu giảm 2,4% so với năm 2000; Về đờng sắt đã hoàn thành 176 hạng mục công trình và vốn sự nghiệp kinh tế năm 2000 thực hiện 412 tỷ đồng bằng 101,4% so với kế hoạch; Về đờng sông tính đến hết năm 2000, tổng số báo hiệu đợc bố trí tăng 28% so với năm 1999; về giao thông nông thôn với kinh phí khoảng 3500 tỷ đồng trong đó dân đóng góp gần 500 tỷ đồng, Bộ GTVT hỗ trợ cho 25 tỷ đã làm mới 3554 km đờng, 6176 chiếc cầu, sửa chữa nâng cấp 26750 km đờng và năm 2000 có thêm 100 xã, cụm xã có đờng ô tô đến trung tâm...

Nhiều cán bộ từ các ban quản lý dự án đến các cơ quan tham mu đã từng bớc đợc học tập, nghiên cứu, công tác ở nớc ngoài, đào tạo và bồi dỡng chuyên môn. Đến nay đã có một đội ngũ cán bộ trình độ ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ khá, công tác quản lý điều hành các dự án từng bớc đợc cải thiện, đi vào nền nếp và chất lợng. Các vụ, cục, 73

các ban quản lý dự án đã có triển biến tích cực, phối kết hợp ngày càng tốt hơn, bám việc hơn, giải quyết nhanh hơn các thủ tục, nhất là công tác thẩm duyệt hồ sơ các loại, công tác đấu thầu, xét thầu. Chúng ta học tập đợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong điều hành vốn, lập dự án, quản lý dự án và các công nghệ thi công hiện đại của các nớc có trình độ tiên tiến. Vì vậy chất lợng thi công các dự án ngày càng đợc nâng cao.

Trong những năm qua công tác qui hoạch phát triển tổng thể KT – XH đã đợc tính toán cụ thể chính xác hơn với phơng hớng phát triển cân đối giữa các vùng. Các vùng nông thôn kém phát triển cũng nhận đợc nhiều đầu t hơn nên phân bổ giữa các vùng địa lí cũng trở nên cân đối hơn, chính phủ cũng có nhiều u tiên và quan tâm hơn tới phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo nh dự án: xây dựng cầu nông thôn miền núi phía bắc (35/40 triệu USD-JICA); Cầu nông thôn đồng bằng sông Mê Kông (40/50 triệu USD-JICA); cầu giao thông nông thôn miền Trung (40/50 triệu USD-JICA). Tỷ lệ ODA giải ngân cho khu vực ngoài thành phố tăng từ 29% năm1995 lên 48% năm 1998.

Hơn nữa đợc sự quan tâm của Bộ GTVT và của Chính phủ, nguồn ODA cũng nh vốn đối ứng trong nớc hàng năm đợc bố trí đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải ngân vốn cho các nhà thầu. Tốc độ giải ngân các dự án sử dụng ODA đã tiết kiệm đợc khối lợng vốn khoảng 10%.

Trên đây là những thành tựu to lớn mà lĩnh vực CSHT GTVT đã đạt đợc cũng nh đóng góp vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nớc. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những mặt còn hạn chế trong thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Trong bài phát biểu “ Viện trợ quốc tế và vấn đề điều phối viện trợ ở Việt Nam” của ông Lê Xuân Trinh có đoạn “... Rõ ràng viện trợ của Việt Nam còn có thể cao hơn nếu không mắc một số thiếu sót, nếu kịp thời xem xét để bổ khuyết một số vấn đề về cơ chế, tổ chức viện trợ”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w