Cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa các sản phẩm dịch vụ phù hợp

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 72 - 74)

HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.2.1Cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa các sản phẩm dịch vụ phù hợp

phù hợp

Trong quá trình vay vốn với SGD, khách hàng còn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Sở để giao dịch, thanh toán. Sản phẩm dịch vụ càng phong phú

hấp dẫn càng thu hút được nhiều khách hàng.

Mảng thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa là mảng thị trường đã được lựa chọn, nên Sở cần nghiên cứu nhu cầu các doanh nghiệp này, để định vị được các sản phẩm nhằm cung cấp phù hợp.

Hoạt động tín dụng là dịch vụ khởi đầu để doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các dịch vụ khác. SGD trong thời gian tới cần triển khai hoạt động bao thanh toán theo QĐ 1096/2004/QĐ- NHNN. Đây là hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá được bên bán và bên mua thoả thuận trong hợp đồng mua bán. Bao thanh toán có nhiều ưu điểm đối với người bán: có thể thu tiền ngay thay vì đợi kỳ hạn trả chậm, tiết kiệm thời gian theo dõi thu hồi khoản phải thu, được hỗ trợ trong việc đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh khách hàng của bên mua hàng. Hoạt động này thường không yêu cầu đảm bảo vì khoản nợ tự thanh toán qua các chứng từ bán hàng và chứng từ liên quan đến khoản phải thu.

Dịch vụ mà các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng quan tâm nhiều nhất là dịch vụ thanh toán. Dịch vụ thanh toán của ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng, ngân hàng phải đầu tư công nghệ thông tin, mở rộng mạng lưới chi nhánh, thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trên thế giới. Các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu như: thanh toán L/Cán bộ, thanh toán T/T, nhờ thu… được nâng cao chất lượng, tăng uy tín trên thị trường.

Hiện nay, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến trên cả thế giới và Việt Nam. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được biết đến và sử dụng nhiều nhất là thẻ. Sản phẩm thẻ của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam mới nhập vào thị trường năm 2002 đã tạo ra nhiều lợi ích như quản bá rộng rãi hình ảnh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, tạo thêm một kênh huy động vốn, các dịch vụ trả lương, thanh toán các loại phí qua thẻ… Tuy nhiên, các lợi ích của dịch vụ này vẫn không có

gì khác biệt so với các ngân hàng khác, chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nên chăng Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam phải liên kết với các ngân hàng khác sử dụng chung máy ATM, xây dựng hệ thống chấp nhận thẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị … Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nên phát triển và mở rộng các sản phẩm mới, áp dụng rộng rãi các công cụ tín dụng phái sinh ( hợp đồng Sưap, Options, Forward) để bảo vệ người thụ hưởng trong trường hợp khoản nợ không thể thanh toán, và hạn chế được rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất. Một số sản phẩm truyền thống cần tăng thêm lợi ích, tính thuận lợi cho khách hàng thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng, các dịch vụ tư vấn tài chính.

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 72 - 74)