Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 52 - 60)

a)Một số hạn chế

+)Dù nhưng năm gần đây SGD đạt đươc nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như:

Mặc dù SGD đã chuyển hướng kinh doanh sang đa dạng hoá nhưng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ cho vay(khoảng 22%.Trong khi các ngân hàng khác thường từ 40% trở lên).Con số trên được giải thích là do trước đây ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chuyên trách cho vay các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.Nhưng trong giai đọan hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước.Thị trường hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng phát triển mạnh về chất luợng cũng như số lượng.Nên cơ cấu tín dụng trên hết sức không hợp lý.

Công tác đánh giá xếp loại khách hàng, phân loại nợ đã thực hiện tương đối tốt song còn có những lĩnh vực chưa nhận biết hết được các rủi ro tiềm ẩn;việc đánh giá tài sản đảm bảo thực hiện còn sơ cứng.

Mặc dù đã chú trọng tới công tác phát triển mạng lưới.Nhưng nhìn chung mạng lưới chi nhánh của SGD vẫn còn ít so với các ngân hàng quốc

doanh khác.Làm giảm hiệu quả quảng bá hình ảnh của ngân hàng.giảm khản năng huy động vốn,và không thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến vay vốn.

Việc phối hợp các dịch vụ ngân hàng đi kèm với hoạt động tín dụng chưa đồng bộ, chưa khai thác tối đa khách hàng.

Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa mang tính đột phá; thu dịch vụ chủ yếu từ các sản phẩm truyền thống( như L/C, bảo lãnh),dẫn đến tính cạnh tranh còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ còn trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh thương trường, tác phong chưa thực sự chuyên nghiệp,có nơi có lúc còn để khách hàng còn phàn nàn. Điều đó ảnh hưởng rất lớn quá trình marketing của ngân hàng.

Chưa có nhiều chương trình marketing quảng cáo hình ảnh ngân hàng ra công chúng.Chưa có nhiều chương trình, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến giao dịch vay vốn ngân hàng.

b) Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

+) Những nguyên nhân từ phía SGD I

Trong thời kỳ bao cấp trước đây ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được Chính phủ phân công hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và phát triển. Nên khách hàng chủ yếu của ngân hàng là một số công ty xây dựng cơ bản lớn. Mặc dù đến thời kỳ mở cửa Đất nước, ngân hàng đã chuyển sang đa dạng hoá khách hàng, nhưng với sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, các công ty lớn này vẫn ăn nên làm ra. Nên với lợi thế bạn hàng cũ, đây vẫn là thị trường mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn nữa trước đây do đặc điểm kinh doanh với một số ít khách hàng lớn, nên mạng lưới cơ sở của ngân hàng khá nhỏ so với các ngân hàng quốc doanh khác. Làm cho việc phát triển sang khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có thời gian để phát triển cơ sơ hạ tầng, mở rộng mạng lưới chi nhánh. Do đó khách hàng chiến lược của ngân hàng vẫn là các công ty

xây dựng cơ bản lớn.

Cũng như các ngân hàng khác, mặc dù có nhiều thay đổi trong cách nhìn nhận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng ngân hàng vẫn tâm lý thận trọng trong vấn đề cho vay đối với thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng lắm rủi ro này. Do đó SGD có những yêu cầu khắt khe đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu tài trợ. Quan điểm tín dụng của SGD là mở rộng tín dụng trên cơ sở chất lượng tín dụng đựơc đảm bảo. Vì vậy cơ chế chính sách tín dụng tương đối chặt chẽ mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó đáp ứng được.

Tài sản đảm bảo là vấn đề được ngân hàng đặc biệt quan tâm trong quá trình xét duyệt cho vay. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn phải có tài sản thế chấp, hoặc cầm cố tương đối an toàn, có giá trị, có tính thị trường thuộc sở hữu của doanh nghiệp hay ban lãnh đạo doanh nghiệp. Giá trị khoản vay tính trên giá trị tài sản đảm bảo tuỳ thuộc vào loại tài sản đảm bảo khoảng 60-80%. Quy định nay gây khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi giá trị tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp ít, mà phần lớn nhu cầu vay vốn lớn hơn giá trị thế chấp. Trong khi SGD hiếm sử dụng cho vay không đảm bảo đối với các doanh nghiệp này.

Công tác thẩm định khách hàng còn gặp nhiều khó khăn, sự phân tách chức năng bộ phận trong mô hình tín dụng chưa rõ ràng. Hơn nữa số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng còn ít, chưa đáp ứng kịp quá trình phát triển. Thế nên chủ yếu cán bộ tín dụng vẫn phải làm tất cả mọi công việc từ tiếp thị đến khi tất toán khoản vay mà ít có sự tham gia của bộ phận bán hàng và bộ phận hỗ trợ bán hàng. Dẫn đến khối lượng công việc lớn mà lại yêu cầu giải quyết hồ sơ nhanh, nên chất lượng làm việc không đảm bảo. Hơn nữa trong những năm qua SGD không ngừng trẻ hoá đội ngũ cán bộ nhân viên(độ tuổi trung bình của sở là 27,5), nhưng cũng chính vì thế mà những cán bộ này còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tiến hành phân tích, thẩm định dự án, thẩm định năng lực của khách hàng, dẫn đến chất lượng tín

dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được cao. Thế nên trong lĩnh vực tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tương đối mới mẽ thì Sở có những bước đi thận trọng cũng là điều dễ hiểu. Đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng cổ phần và ngân hàng liên doanh thì được tự do lãi suất, trong khi SGD thì phải chịu ràng buộc về mức lãi suất trần do hiệp hội ngân hàng đặt ra. Mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại nhạy cảm với lãi suất, dẫn đến sức cạnh tranh của SGD có phần hạn chế so với các ngân hàng khác.

Chính sách marketing với doanh nghiệp nhỏ và vừa của SGD chưa thực sự được chú trọng đúng mức. Do trước đây, SGD chưa thực sự chú đến doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chính sách marketing của SGD chưa có các biện pháp để khuếch trương hình ảnh của mình với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Cụ thể là thiếu hấp dẫn, thiếu sự thu hút đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa như chính sách giá cả chưa thực sự linh hoạt, chính sách lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn cứng nhắc, chưa có sự linh động đối với từng doanh nghiệp.Chưa có chương trình khuyến mại lớn rầm rộ ra công chúng như các ngân hàng khác.

+) Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong những năm gần đây có điều kiện rất thuận lợi để phát triển. Tuy chất lượng cũng như số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được nâng cao, nhưng nhìn chung năng lực hoạt động kinh doanh của các nghiệp này còn hạn chế nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Đồng thời năng lực hiểu biết về cơ chế tín dụng của ngân hàng thương mại cũng rất hạn chế, họ không hiểu rõ những tính năng, tiện ích của sản phẩm dịch vụ cũng như cách tiếp cận và sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng.Tâm lý chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn sở những thủ tục trong quy trình tín dụng của ngân hàng.

Do quy mô nhỏ và vừa thường mới thành lập thế nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khá yếu. Nên tuổi thọ của các doanh

nghiệp này là khá thấp trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Dẫn đến khó tạo được sự tín nhiệm từ ngân hàng trong việc sử dụng vốn và trả nợ đầy đủ. Vì vậy họ phải chịu những điều kiện khắt khe về tín dụng mà phần lớn là không đáp ứng được.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có quy mô nhỏ bé, nguồn vốn tự có không cao, ít tài sản đảm bảo, hạn chế đến khản năng trả nợ cho ngân hàng.Một số trường hợp, nguồn vốn vay nhỏ, nên các ngân hàng có tâm lý ngại cho vay vì tốn kém nhiều chi phí cho ngân hàng.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phần lớn được thành lập từ những ý tưởng kinh doanh khá mới mẻ, nhằm tận dụng những cơ hội kinh doanh nhất thời. Nên phần lớn lãnh đạo của các doanh nghiệp này vừa thiếu tầm nhìn dài hạn, vừa thiếu kinh nghiệm kinh doanh…Dẫn đến phương án kinh doanh thường mang nhiều cảm tính, sơ sài, thiếu cảm tính nên rất khó thuyết phục để ngân hàng cho vay. Hoặc nhiều phương án có ý tưởng tốt nhưng không có được các hợp đồng đầu vào, đầu ra cụ thể, cũng như quá trình phân tích thị trường, dự báo doanh thu, chí phí trong tương lai, để ngân hàng thẩm định.

Công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa tuân thủ đúng chuẩn mức, chế độ kế toán. Các báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác, không có các chứng từ làm căn cứ xác minh, gây khó khăn trong quá trình thẩm định. Số doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu 2 năm liên tiếp thời điểm xem xét cho vay có lãi rất ít. Đại bộ phận các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên ngân hàng khó xác định dòng tiền vào ra của doanh nghiệp để có kế hoạch thu lãi và gốc hợp lý.

Tóm lại phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập, chưa tạo lập được vị thế trên thị trường, chưa có nhiều thông tin để xác nhận hiệu quả kinh doanh, uy tín và khản năng trả nợ. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ

lãnh đạo thiếu trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệp quản lý làm ảnh hưởng đến khản năng điều hành sản xuất kinh doanh, khản năng nhạy bén với biến động của thị trường. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít sử dụng dịch vụ của ngân hàng, chủ yếu vẫn sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, trao tay do đó ngân hàng khó kiểm soát được mục đích sử dụng tiền vay, cũng như dòng tiền vào ra của doanh nghiệp. Dẫn đến khó tìm ra tiếng nói chung giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt là với ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trong thời gian dài trước đây chỉ kinh doanh với các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Thế nên dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ thấp là điều dễ hiểu.

+) Nguyên nhân từ phía nhà nước:

Nhằm tận dụng mọi nguồn lực của đất nước để phát triển kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhà nước đã cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm phát triển khu vực kinh tế doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ban hành nhiều bộ luật mới ( luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh…), điều chỉnh sửa đổi những bộ luật văn bản liên quan, thủ tục hành chính đựơc điều chỉnh theo hướng tinh giảm gọn nhẹ hiệu quả. Đặc biệt chế độ đăng ký thành lập doanh nghiệp chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đã thúc đẩy số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng lên mạnh mẽ. Tuy đã chú ý tới công tác quản lý đối với các doanh nghiệp này, nhưng số lượng doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả cũng rất nhiều. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự hoạt động không nhiều như con số đăng ký. Trong khi hệ thống đăng ký doanh nghiệp chưa cung cấp được đầy đủ thông tin, các thông tin mang tính chất chung chung, không cụ thể và không cập nhập thường xuyên.Do đó các cơ quan quản lý không nắm bắt được số lượng các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, và lý do ngừng hoạt động. Chính sự phát triển quá nhanh về số lượng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi bộ máy quản lý không kiểm soát được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Dẫn đến nhiều

doanh nghiệp nhỏ và vừa làm vỏ bọc cho hoạt động phi pháp, lừa đảo, chiếm dụng vốn ngân hàng…Hệ thống cung cấp thông tin về các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn quá ít, mang tính chất chung chung, không cụ thể và không được cập nhập thường xuyên. Nên sẽ làm ngân hàng mất nhiều thời gian khi xét duyệt cho vay với khách hàng là điều dễ hiểu.

Quỹ bảo lãnh tín dụng đã có quyết định thành lập năm 2001, và sửa đổi bổ sung năm 2004, nhưng quá trình triển khai còn chậm có nhiều vướng mắc trong việc góp vốn. Nguồn vốn góp tối thiểu của quỹ là 30 triệu đồng, nhưng các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các doanh nghiệp có năng lực vốn hạn chế, các nguồn ngân sách hộ trở từ địa phương eo hẹp. Các ngân hàng thương mại cũng dè dặt trong việc góp vốn vì cho rằng việc thành lập quỹ tín dụng không có gía trị thực tiễn và lo ngại về tính bền vững của quỹ. Trong khi đó thông tư 01/2006/TT -NHNN hướng dẫn về việc góp vốn thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khuyến khích các tổ chứa tín dụng sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ góp vốn thành lập quỹ, mới được ban hành ngày 20/02/2006.

Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể. Đối với các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ mới có nghị định 90 của Chính phủ về khuyến khích hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ thị 27 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, và một số văn bản liên đến thành lập quỹ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các văn bản này mới chỉ nêu lên những định hướng chung, chứ chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận liên quan trong quá trình thực hiện.

Mặc dù đã có nhiều sửa đổi nhưng nhìn chung hệ thống văn bản liên quan đến tín dụng ngân hàng còn thiếu đồng bộ, thiếu cụ thể nhiều khi còn

chồng chéo nhau chưa phù hợp với thực tế. Theo quy định hiện hành thì khi các doanh nghiệp sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh rất khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như: đăng ký quyền sở hữu tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, xác định tài sản thế chấp nhất là bất động sản… Vấn đề trích lập và phân loại rủi ro chưa đảm bảo được tính an toàn cho ngân hàng, trích lập dự phòng mới chỉ dựa vào thời hạn tín dụng.

+) Môi trường kinh tế:

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa nền kinh tế đã thúc đẩy nhiều ngân hàng mới thành lập làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt là sự cạnh tranh về lãi suất trên thị trường. Trong những năm qua, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng không ngừng tăng lên, dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng lên. Vì vậy công tác tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của SGD gặp rất nhiều khó khăn.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Kiến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w