+) Chính sách tín dụng của ngân hàng
quy mô, lãi suất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi… Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, là hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng và các bộ phận liên quan, tương cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Chính sách khách hàng: Mỗi ngân hàng đều tiến hành phân loại khách hàng và lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu. Đối với những khách hàng mục tiêu ngân hàng thường có những chính sách ưu đãi tuỳ thuộc vào thời điểm cụ thể và lịch sử quan hệ của khách hàng với ngân hàng… Đối với những nghành đang phát triển ổn định, bền vững và được nhà nước phát triển thường có những chính sách ưu đãi về lãi suất, phí suất tín dụng, nới lỏng những điều kiện về đảm bảo tín dụng.
Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: Mức độ tài trợ của ngân hàng dựa trên nhu cầu của khách hàng và sự tính toán của ngân hàng về sự phù hợp, mức độ rủi ro, sinh lời. Các ngân hàng khi tài trợ thường quan tâm đến tình hình tài chính của khách hàng vì đây là cơ sở quan trọng đảm bảo hoàn trả các khoản nợ cho ngân hàng. Đối với những khách hàng có tiềm lực tài chính không tốt, ngân hàng ít muốn tài trợ. Ngoài ra ngân hàng cũng có những quy định về quy mô và giới hạn tín dụng như quy mô tín dụng tối đa mà giám đốc được duyệt, quy mô tín dụng dựa trên các loại tài sản đảm bảo khác nhau… Những quy định có tính thời kì và đảm bảo quy mô, tài chính nguồn vốn của mỗi ngân hàng.
Giới hạn tín dụng đối với khách hàng phụ thuộc vào khối lượng vốn tự có của ngân hàng và khách hàng, ngoài ra còn phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro mà ngân hàng và khách hàng không lường trước được. Do đó khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng phải thực hiện các đảm bảo tín dụng như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với những khách hàng không thể đảm bảo tín dụng dưới các hình thức này thì ngân hàng tài trợ không có tài sản đảm
bảo. Mức tài trợ xác định trên cơ sở quy mô về vốn, vốn tự có của khách hàng, vị thế uy tín của khách hàng trên thị trường và ngân hàng.
Lãi suất và phí suất tín dụng: Lãi suất tín dụng là giá cả của khoản tín dụng đó, ảnh hưởng đến chi phí vốn của khách hàng. Ngân hàng có thể áp dụng các hình thức và mức lãi suất khác nhau để đảm bảo được khả năng sinh lời và khả năng cạnh tranh của ngân hàng, ngoài ra còn cân nhắc đến mức độ rủi ro.
Thời hạn tín dụng và kì hạn trả nợ: Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian kể từ khi ngân hàng bắt đầu tài trợ đến khi ngân hàng thu hết nợ. Thời hạn tín dụng càng dài thì mức độ rủi ro của ngân hàng càng lớn và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao. Kì hạn trả nợ liên quan đến những tính toán các nguồn thu của khách hàng có thể dùng để trả nợ. Số lần trả nợ trong kì càng tăng làm tăng mật độ luồng tiền vào, giảm kì hạn trung bình nhưng sẽ làm tăng chi phí thu nợ cho ngân hàng nếu khách hàng không có tài khoản tại ngân hàng.
Các tài sản đảm bảo: Ngân hàng chấp nhận những tài sản có khả năng bán được đảm bảo. Ngân hàng đưa ra mức phán quyết tín dụng thích hợp thông qua định giá tài sản đảm bảo. Tỉ lệ tài trợ trên tài sản đảm bảo phụ thuộc vào khả năng bán, khả năng thay đổi giá trị thị trường của vật đảm bảo. Trường họp tài trợ dựa trên uy tín của khách hàng, ngân hàng có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo. Một nguyên nhân làm hạn chế khả năng vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa là thủ tục về kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo vẫn còn phức tạp. Một số doanh nghiệp có tài sản thế chấp nhưng không vay được vốn vì cán bộ ngân hàng định giá quá thấp so với giá trị tài sản thực tế mà họ đem thế chấp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay tín chấp rất ít, tỉ lệ tín chấp thấp.