+) Hoạt động tín dụng
Đến tháng 12/2006, các chỉ tiêu tín dụng của SGD đã đạt được như sau:
Bảng 2: Dư nợ tín dụng của SGD qua các năm từ 2004-2006
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ tăng trưởng (+/-%) 2006/05 2006/04 Dư nợ tín dụng 4.224.050 4.813.816 5.000.572 3,89 18,38 1. Dư nợ ngắn hạn 855.811 1.724.458 1.959.934 13,66 129 2.Dư nợ trung dài hạn 1.345.314 1.012.621 623.713 -38,61 -53,64 3.Dư nợ KHNN 515.475 374.866 256.478 -31,58 -50,24 4.Dư nợ uỷ thác, ODA 387.754 305.846 266.034 -13 -31,39 5.Dư nợ đồng tài trợ 1.119.697 1.396.026 1.894.594 35,71 69,21
(Nguồn: Báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh của SGD)
Qua bảng 2, ta có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu dư nợ tín dụng, các khoản cho vay trung và dài hạn, cho vay theo kế hoạch nhà nước, cho vay uỷ thác và ODA có xu hưóng giảm mạnh.Trong khi các tín dụng
ngắn hạn, cho vay đồng tài trợ tăng mạnh qua các năm.Thể hiện có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chiến lược kinh doanh của SGD. Việc ban cho các ngân hàng thương mại nhà nước quyền tự do hoạt động kinh và tự chịu trách nhiệm, đã thúc đẩy các ngân hàng nhà nước cũng như SGD tiến hành đa dạng hoá trong chiến lược kinh doanh nhằm đạt đựoc cơ cấu tín dung hợp lý, dần phù hợp với thông lệ quốc tế. Để chuẩn bị tốt cho giai đoạn hội nhập chính thức về ngân hàng vào năm 2010.Dư nợ tín dư có sự tăng khá đều qua các năm, năm 2006 đã 5.000.572 tăng 3,89% so với năm 2005, tăng 18,38% so với năm 2004.Chất lượng thẩm định được nâng cao, các nghiệp vụ tín dụng được cải thiện đã góp phần thu hút thêm được các khách hàng đến giao dịch.
Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2005 đạt 1.724.458 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39,19% trong tổng dư nợ, tăng rất mạnh ở năm 2005 đạt 1.724.458 triệu đồng gấp 101,5% so với năm 2004. Đấy là do Sở đã quán triệt tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, dù không có nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác trong cạnh tranh lãi suất cho vay, nhưng SGD vẫn nỗ lực đẩy mạnh cho vay ngắn, kiểm soát tốt cho vay khối xây lắp.Nên đã cải thiện cơ cấu tín theo kỳ hạn hợp lý hơn, đạt yêu cầu theo kế hoạch đề ra. Năm 2006, dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chú trọng triển khai và tăng 13,66% so với năm 2005, tăng 129% so với năm 2004.Trong năm 2006 SGD đã phát huy tận dụng các lợi thế sẵn có như: cơ hội tiếp cận với các tập đoàn, các tổng công ty, các dự án lớn; khách hàng đang có quan hệ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán mà đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả; tập trung vào các doanh nghiệp có tiềm năng trong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng và bảo lãnh. Bồi dưỡng tăng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, phát huy kinh nghiệm trong việc thẩm định xét duyệt vay và quản lý các dư án lớn. Định hướng và kiểm soát tốt việc tăng trưởng tín dụng gắn với an toàn và đảm bảo doanh lợi ngân hàng. Với sự nỡ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên đã thực hiện tốt
chiến lược: phân tích đánh giá toàn dịên khách hàng để chọn lọc có mục tiêu, định hướng rõ nét đối với khách hàng đủ điều kiện tín dụng; thanh lọc và hạn chế thấp nhất những khách hàng kém hiệu quả và tích cực thu hồi vốn đối với những khách hàng này. Kết quả là nợ xấu ở mức thấp 0,81% giảm 14,74% so với năm 2005.
Dư nợ tín dụng trung - dài hạn của sở năm 2006 giảm mạnh so với 2 năm 2005, 2004. Năm 2006 chỉ tiêu này đạt 623.713 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,47% trong tổng dư nợ, giảm 38,41% so với năm 2005 (đạt 1012.621 triệu đồng), giảm 56,64% so với năm 2004(đạt 1.345.314 triệu đồng). Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với chiến lược cơ cấu của SGD, nhằm tăng dư nợ tín dụng ngắn hạn và giảm dư nợ tín dụng trung - dài hạn, từ đó đạt cơ cấu tín dụng hợp lý của một ngân hàng thương mại.
Dư nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước năm 2006 giảm mạnh mẽ so với năm 2005,2004.Năm 2006, cho vay theo KHNN đạt 256.478 triệu đồng giảm 31,58% so với năm 2005, giảm 50,24% so với năm 2004. Đồng thời cho vay uỷ thác, ODA cũng giảm mạnh năm 2006, khu vực này là 266.034 triệu đồng giảm 13,02% so với năm 2005, giảm 31,39% so với năm 2004. Điều này là phù hợp với chủ trương và thực tế của SGD, giảm cho vay theo chỉ định, tăng cường tìm các dự án cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh, hạn chế phụ thuộc vào một số công ty lớn.Trở thành ngân hàng thương mại đúng nghĩa, là hoạt động độc lập tự chủ trong kinh doanh,không chịu sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, đồng thời không được sự giúp đỡ trực tiếp từ phía nhà nước. Sự tồn tại và phát triển của ngân hàng phụ thuộc vào tất cả toàn thể cán bộ công nhân viên của ngân hàng đó. Thế nên ngân hàng phải lựa chọn phương hướng hoạt động hiệu quả nhất cho mình, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế tất nhiên cho vay theo KHNN, cho vay uỷ, ODA có xu hướng giảm mạnh còn cho vay đồng tài trợ tăng mạnh.Năm 2006 cho vay đồng tài trợ đạt 1.894.594 triệu đồng tăng 35,71% so với năm 2005, tăng 69,21% so với năm 2004.
Cho vay đồng tài trợ tăng sẽ làm cho Sở vừa sử dụng vốn hiệu quả vừa giảm rủi ro mà khoản vay mang lại.
Tóm lại hoạt động tín dụng trong nhiều năm qua vẫn chiếm một vị trí quan trọng, mang lại cho Sở một nguồn thu nhập đáng kể. Mảng hoạt động tín dụng luôn được ngân hàng quan tâm, chú trọng đầu tư về thị trường sản phẩm và chất lượng kinh doanh, với chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại doanh mục của nợ vay, bên cạnh nỗ lực phát huy ưu thế các quan hệ với các bạn hàng lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đồng thời đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì thế dư nợ của Sở tăng ổn định, cơ cấu lại danh mục nợ vay hợp lý hơn và chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo (dư nợ xấu giảm từ 3- 5% trong các năm gần đây, nợ xấu của Sở giao dịch 1 năm 2006 là 408 tỉ đồng) Trong đó, nợ cho ngoài quốc doanh 2006 là 22% trên tổng dư nợ. Nợ cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng hàng năm khoảng 10%.
+) Hoạt động đầu tư:
Hoạt động đầu tư của Sở bao gồm chứng khoán và vốn góp liên doanh. Chứng khoán đầu tư bao gồm: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc, công trái giáo dục, công trái xây dựng đất nước… Nhìn chung các hoạt động đầu tư của Sở đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước và của ngân hàng về quản lý đầu tư.