HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong thời gian tới SGD sẽ tiếp tục triển khai đề án đổi mới, tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên nghiệp cao, hiện đại hoá công nghệ, phát triển thêm nhiều dịch vụ ngân hàng mới đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Chất lượng hoạt động của các tổ chức trong toàn hệ thống được hoàn thiện và nâng cao, hình thành các khối nghiệp vụ theo hướng quản lý tập trung, đảm bảo hiệu quả.
3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỘi VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI SGD I - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.2.1 Các giải pháp chủ yếu
3.2.1.1 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có đặc điểm nhu cầu tín dụng, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro khác với doanh nghiệp lớn, đồng thời có những chính sách hỗ trợ khuyến khích của Chính phủ về nhiều mặt. Khu vực kinh tế này càng ngày phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng, đã và sẽ trở thành một thị trường màu mỡ đầy tiềm năng, mà ngân hàng cần hướng tới. Mặt khác, dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong hoạt động kinh doanh của Sở. Do đó, Sở cần xây dựng
chính sách tín dụng cụ thể phù hợp đối với loại hình doanh nghiệp này. +) Các ngân hàng ở nước ta đều có nhận thức thị trường tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa đầy tiềm năng nên đều có hướng tập trung phát triển mảng thị trường doanh nghiệp này. Vì thế sự cạnh tranh trong mảng thị trường này ngày càng gay gắt. Vì vậy Sở cần có những chính sách phương hướng đi riêng mang tính đăc trưng và hiệu quả, nhằm mở rộng phạm vi tài trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó ưu tiên phát triển vào những lĩnh vực có tiềm năng phát triển tốt.
Trong tình hình thị trường như hiện nay, SGD I phải chủ động tìm kiếm những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, phương án và dự án kinh doanh có tính khả thi cao, qua các mối quan hệ cá nhân, các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, các phương tiện thông tin… Khi tiếp xúc với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải nắm bắt rõ nhu cầu và mục đích kinh doanh, có những chính sách marketing và chính sách ưu đãi phù hợp, nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Từ đó thiệt lập mối quan hệ lâu dài để 2 bên cùng có lợi.
Đối với các chi nhánh mới, khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì hoạt động tiếp thị, tìm kiếm khách hàng càng quan trọng. Do đó cán bộ ngân hàng phải có kế hoạch tiếp thị, gặp gỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn một cách thường xuyên, và giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cụ thể để khách hàng ấn tượng. Bên cạnh đó giới thiệu chi tiết các lợi ích đi kèm của sản phẩm dịch vụ ( nếu có), từ đó thu hút khách hàng đến thiếp lập quan hệ với ngân hàng. Đối với các chi nhánh cũ, đã có số lượng khách hàng nhất định, cần tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng thông qua tiếp xúc, trao đổi thông tin mà hai bên quan tâm.Qua đó có những hiểu biết rõ hơn về doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh, các nhu cầu mới phát sinh, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để có những giải pháp kịp thời giúp đỡ doanh nghiệp.
+) Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhạy cảm với lãi suất và phí tín dụng, vì vậy Sở có những chính sách ưu đãi và linh hoạt nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của Sở trên thị trường. Hiện nay lãi suất tín dụng tại Sở chưa thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sở cần căn cứ vào đặc điểm của từng loại tín dụng, phân chia thành các loại lãi suất khách nhau để đảm tính cạnh tranh của lãi suất trên thị trường cũng như khản năng sinh lời. Chính sách phân loại lựa chọn khách hàng hợp lý, hiệu quả. Sở cần cho phép cán bộ tín dụng điều chỉnh lãi suất trong giới hạn nhất định, và đưa ra những hình thức lãi suất khác nhau để khách hàng lựa chọn. Đối với doanh nghiệp có mối quan hệ lâu dài và uy tín, doanh nghiệp mới thiếp lập quan hệ có thể dùng chính sách lãi suất ưu đãi để thu hút và duy trì quan hệ với SGD.
Phí suất tín dụng tại SGD, chủ yếu là phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh xác định dựa trên cơ sở chi phí cho bảo lãnh và mức rủi ro dựa tính. Phí suất bảo lãnh cũng cần được áp dụng linh hoạt cho từng loại bảo lãnh, từng đối tượng khách hàng.
+) Nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng tăng cùng với nhu cấu đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù chiến lược kinh doanh của Sở là giảm tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn, nhưng Sở cũng cần linh động lựa chọn cho vay trung và dài hạn với những doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Hiện nay điều kiện thu hút nguồn vốn trung và dài hạn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khản năng cho vay trung và dài hạn, là tình trạng chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để đảm bảo nguồn vốn cho vay trung và dài hạn thì SGD cần phải tăng cường huy động nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, dân cư qua các chương trình huy động với lãi suất ưu đãi, lợi ích càng tăng khi kỳ hạn và nguồn tiền gửi càng cao.
Bên cạnh tăng lợi nhuận thì SGD cũng phải đảm bảo được tính thanh khoản và giảm thiểu rủi ro, SGD cần phải xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý. Kỳ hạn trả nợ phải phù hợp với quá trình luân chuyển vốn của doanh
nghiệp, lúc đó doanh nghiệp mới có khản năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Nếu kỳ hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn thì khi đến hạn, doanh nghiệp sẽ chưa có nguồn trả nợ, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Trường hợp kỳ hạn trả nợ dài hơn chu kỳ chu chuyển vốn, thì sẽ rất lãng phí nguồn vốn. Đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích và làm tăng rủi ro không thu hồi nợ đúng hạn.
+) Với nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, thì tài sản đảm bảo rất đa dạng và phức tạp. Vì thế cần áp dụng linh hoạt về tài sản đảm bảo. Không chỉ tập trung vào các bất động sản, hàng hoá trong kho mà có thể chấp nhận rộng hơn như: hợp đồng chi trả của người thứ ba, số dư bù, bảo lãnh của người thứ ba. Đối với những khách hàng có uy tín, có vị thế, đã xây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường thì ngân hàng nên xem xét cho vay tín chấp.
Hiện nay, SGD đang phấn đấu tăng tỷ lệ tín dụng có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên Sở cần xác định tỷ lệ phần trăm cho vay trên tài sản đảm bảo linh động theo tính thanh khoản, tính thị trường… (Điều nay cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định có trình độ cao và am hiểu thị trường). Bên cạnh đó cũng cần tính đến bản thân khách hàng về phương án kinh doanh, dự án đầu tư, ý chí trả nợ của khách hàng… Khi tính toán giá trị tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng cán bộ thẩm định cần áp dụng linh hoạt khung giá cả của nhà nước, có sự điều chỉnh của giá cả của thị trường phù hợp, (nếu có thì linh động căn cứ vào giá cả dự báo trong tương lai)
Trên thị trường các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ rất phong phú, và ngày càng phát triển đa dạng chủng loại và chất lượng. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều có giá trị xác định, ngân hàng chỉ cần căn cứ vào giá trị hoàn lại của hợp đồng, không cần định giá khi nhận đảm bảo. Giá trị giải ước của hợp đồng bảo hiểm không những ổn định mà còn tăng theo thời gian, khác với những tài sản đảm bảo khác giá trị thị trường thường xuyên thay đổi, có thể suy giảm theo thời gian. Hơn nữa việc xử lý thu hồi nợ đối
với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khá đơn giản, chỉ cần giao nộp các hợp đồng gốc cho cho các công ty bảo hiểm, thì sẽ được nhận toàn bộ giá trị giải ước đã cam kết trong hợp đồng. Mặt khác các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải do các công ty bảo hiểm có uy tín phát hành, có giá trị giải ước, thuộc sở hữu nguời của người vay, người có trách nhiệm đối với khoản vay hoặc người bảo lãnh. Thế nên việc chấp nhận hợp đồng bảo hiểm nhân thọ làm giá trị tài sản đảm bảo rất hợp lý, không những thu hút và mở rộng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nhất là đối với những doanh nghiệp thuộc sở hữu cá nhân) đến tiếp cận vốn ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đến vay vốn ngân hàng. Đồng thời giúp SGD đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo, hạn chế rủi ro.
Ngoài những giải pháp trên, SGD cần đơn giản hoá thủ tục cho vay và giảm thời gian xử lý hồ sơ cho vay. Cần tuyển thêm nhiều nhân viên viên có chất lượng, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, thẩm định. Khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, cán bộ ngân hàng phải có thái độ khách hàng là thượng đế, cần hướng dẫn cụ thể chi tiết và đầy đủ các hồ sơ cần thiết, giảm thiểu số thời gian và số lần giao dịch giữa cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp.