Hệ thống cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa pot (Trang 80 - 81)

Việt Nam đã xác lập được một hệ thống các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật NHHH bao gồm:

* Cơ quan đăng ký NHHH và giải quyết khiếu nại liên quan

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký văn bằng bảo hộ NHHH và giải quyết khiếu nại là Cục SHTT. Đây được xác định là một cơ quan hành chính Nhà nước. Việc cấp văn bằng bảo hộ NHHH và giải quyết khiếu nại phải tuân thủ một trình tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

* Hệ thống toà án nhân dân

Hệ thống toà án nhân dân có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc bảo hộ NHHH. Bảo hộ NHHH thông qua toà án được các nước trên thế giới đề cao vì nó mang lại hiệu quả và tính công bằng được đảm bảo hơn so với các cách thức bảo hộ khác. Nhiều nước còn thành lập các toà án chuyên biệt về SHTT trong đó có việc giải quyết khiếu nại về NHHH, các thẩm phán được đào tạo chuyên sâu về SHTT.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các toà dân sự kinh tế, hành chính và hình sự đều có thẩm quyền giải quyết các vụ án liên quan đến quyền SHTT nói chung và NHHH nói riêng.

* Các cơ quan khác có thẩm quyền: ngoài Cục SHTT và hệ thống toà án nhân dân, pháp luật còn quy định một số cơ quan khác có thẩm quyền trong việc thực thi pháp luật bảo hộ NHHH. Cụ thể là:

- ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp, cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH. Ngoài ra, các cơ quan này còn tham gia tiến hành hoạt động điều tra, khởi tố hành vi xâm phạm quyền sở hữu NHHH khi hành vi có dấu hiệu tội phạm.

- Cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT trong đó có NHHH (Điều 200 Luật SHTT 2005).

- Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng li xăng (hợp đồng sử dụng NH) theo thoả thuận trọng tài.

- Cục quản lý cạnh tranh (cơ quan thuộc bộ thương mại) có chức năng thực thi pháp luật cạnh tranh, trong đó có bộ phận pháp luật cạnh tranh liên quan đến SHTT thuộc pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật kiểm soát độc quyền.

Cỏc biện phỏp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu

Theo quy định của Luật SHTT, cỏc biện phỏp xử lý xõm phạm quyền đối với nhón hiệu bao gồm:

- Biện phỏp dõn sự;

- Biện phỏp hành chớnh;

- Biện phỏp hỡnh sự;

- Biện phỏp kiểm soỏt hàng hoỏ xuất khẩu, nhập khẩu.

2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 2.2.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa pot (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)