Pháp luật bảo hộ nhãn hiệuhàng hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa pot (Trang 43 - 44)

NHHH là một loại tài sản trí tuệ, ngoài đặc điểm chung như các loại tài sản trí tuệ khác, nó còn có những đặc tính đặc thù như:

- Quyền chiếm hữu tài sản NHHH không có nhiều ý nghĩa thực tiễn; trong khi đó

quyền sử dụng và quyền định đoạt NHHH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại;

- NHHH không tồn tại dưới hình thức độc lập với hàng hóa hay dịch vụ thương

mại. Cơ sở cho nó tồn tại là chức năng phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, giá trị của NHHH lại độc lập với giá trị của hàng hóa/dịch vụ mang NH và nhiều khi có ý nghĩa quyết định giá bán của hàng hóa/dịch vụ đó trên thị trường. Cũng chính vì vậy mà NHHH chỉ tồn tại khi gắn với hoạt động kinh tế, thương mại;

- Chính vì quyền chiếm hữu tài sản NHHH là không có nhiều ý nghĩa và được xác lập bằng sự tôn trọng của các chủ thể khác trên cơ sở các chuẩn mực pháp luật và cộng đồng cho nên trong hoạt động thương mại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu NHHH diễn ra rất phổ biến. Với việc xâm phạm này, người vi phạm thu được nguồn lợi lớn nhưng lại tốn kém ít chi phí, điều đó đồng nghĩa với thiệt hại của chủ NH, trong khi việc phát hiện và xử lý vi phạm rất khó khăn, tốn kém.

Chính bởi tính chất đặc thù của NHHH nên pháp luật bảo hộ NHHH cũng có những đặc trưng nhất định. Pháp luật bảo hộ NHHH được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật có mục đích bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NH của chủ NH khỏi

những hành vi xâm phạm của các chủ thể kinh doanh khác đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho chủ sở hữu NHHH khai thác NH một cách hiệu quả và phù hợp với lợi ích cộng đồng.

Pháp luật bảo hộ NHHH bao gồm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

Pháp luật quốc gia bảo hộ NHHH bao gồm pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế - thương mại, pháp luật hành chính và pháp luật hình sự với những cách thức bảo hộ đặc thù của mỗi ngành luật.

Pháp luật quốc tế bảo hộ NHHH trên cơ sở các quốc gia ký kết các điều ước quốc tế hoặc chấp nhận nguyên tắc có đi có lại với các quốc gia khác về vấn đề bảo hộ NHHH. Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các cam kết của mình về bảo hộ NHHH.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa pot (Trang 43 - 44)