Quyền sở hữu NH là một loại tài sản trí tuệ thuộc tài sản phi vật chất. Do đú, quyền năng chiếm hữu khụng mang ý nghĩa thực tiễn, không có ý nghĩa quyết định xác định quyền sở hữu. Tài sản NH được coi thuộc về người có quyền sở hữu nhờ sự tôn trọng các chuẩn mực xử sự trong cộng đồng người có tổ chức, các chuẩn mực mà pháp luật áp đặt cho người thứ ba. Trong trường hợp quyền sở hữu đối với NH bị xâm hại thì chủ sở hữu không thể kiện đòi lại tài sản mà chỉ có thể khởi kiện, khiếu nại trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ các lợi ích của mình.
Các quyền năng quan trọng của chủ sở hữu NH là quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản NH. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 1995, chủ sở hữu NHHH có các quyền sau:
- Độc quyền sử dụng NHHH;
- Chuyển giao quyền sử dụng NHHH cho người khác;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu NHHH của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại;
- Thừa kế hoặc chuyển giao quyền sở hữu NHHH.
Theo tinh thần của khoản 1 Điều 123 Luật SHTT 2005, chủ sở hữu NH có các quyền sau:
- Sử dụng, cho phép người khác sử dụng NH; - Ngăn cấm người khác sử dụng NH;
- Định đoạt nhón hiệu.
Như vậy, có thể thấy, cách quy định tại Luật SHTT mang tính khái quát và đầy đủ hơn.
a) Quyền sử dụng NHHH
Sẽ là mâu thuẫn khi áp đặt nghĩa vụ sử dụng NH mà không quy định quyền sử dụng của chủ NH. Cho nên, hầu hết pháp luật của các nước đều thừa nhận quyền sử dụng một cách tích cực của chủ sở hữu đối với việc thực hiện các hành vi như gắn NH được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang NH được bảo hộ; nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang NH được bảo hộ.
b) Quyền cấm người khác xâm phạm NHHH của mình
Quyền cấm người khác xâm phạm NHHH của chủ sở hữu NH được pháp luật thừa nhận nhằm bảo hộ quyền sở hữu của chủ NH đồng thời bảo vệ người tiêu dùng và xã hội nói chung, giúp người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi lựa chọn sản phẩm mà mình mong đợi.
Theo tinh thần của Điều 125 Luật SHTT, chủ sở hữu NH có quyền ngăn cấm người khác sử dụng NH. Tuy nhiên, chủ sở hữu NH không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu NH hoặc người được phép của chủ sở hữu NH đưa ra thị trường nước ngoài.
Đồng thời, tại Điều 129 quy định các hành vi được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu NH thì bị coi là xâm phạm quyền đối với NH.
Có thể nhận xét rằng, những quy định này là bước phát triển mới của Luật SHTT 2005 so với các quy định của Bộ luật dân sự 1995 và Nghị định 63/CP trước đây. Đồng thời, chúng cũng phù hợp với tinh thần của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
c) Quyền định đoạt nhãn hiệu
* Chuyển nhượng quyền sở hữu NH (Điều 138, 139, 140): là việc chủ sở hữu NH chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu NH phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Tuy nhiên, việc chuyển nhượng quyền đối với NH không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang NH. Quyền đối với NH chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký NH đó.
* Chuyển quyền sử dụng NH (Điều 141, 142, 143, 144, Luật SHTT 2005): Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Cũng giống như chuyển nhượng quyền sở hữu, việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải được thể hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng sử dụng nhãn hiệu). Để bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như quyền lợi của người tiêu dùng và trật tự xã hội, pháp luật quy định một số hạn chế đối với việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, đó là:
- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
- Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
* Thừa kế, kế thừa quyền sở hữu NHHH
NHHH là một loại tài sản của chủ sở hữu nhãn hiệu. Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền để lại thừa kế hoặc cho người khác kế thừa.
Trước đây, pháp luật Việt Nam chỉ quy định về vấn đề thừa kế quyền sở hữu NHHH (Nghị định 63/CP). Luật SHTT 2005 đã bổ sung thêm quy định về vấn đề kế thừa quyền sở hữu NHHH. Đây là sự bổ sung hợp lý nhằm đỏp ứng cỏc yờu cầu của thực tiễn.