Pháp luật bảo hộ NHHH ở Hoa Kỳ là một hệ thống được phân cấp như sau:
- Hiến pháp: Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trên toàn liên bang. Mặc dù không có điều khoản trực tiếp về NHHH song vấn đề bảo hộ NH vẫn được đề cập một cách gián tiếp tại nhiều điều khoản khác nhau như điều khoản về thương mại, điều khoản về sở hữu công nghiệp và quyền tác giả
- Các điều ước quốc tế, luật thành văn và án lệ liên quan đến NHHH: Trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, các điều ước quốc tế, luật thành văn và các án lệ - tất cả đều có giá trị pháp lý ngang nhau và được coi như luật. Pháp luật Hoa Kỳ công nhận hiệu lực trực
tiếp của các điều ước quốc tế trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Các điều khoản của các điều ước quốc tế mà Hoa Kỳ là thành viên đều được tuân thủ, áp dụng như các quy định của văn bản luật. Những văn bản này được ký kết (đối với điều ước quốc tế), ban hành và sửa đổi (đối với luật thành văn) và phán quyết (án lệ) đều theo những trình tự lập pháp, tư pháp chặt chẽ.
Cũng như các nước phát triển khác, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đầu tiên quan tâm tới vấn đề bảo hộ quốc tế quyền SHTT. Ngay tại cuộc triển lãm thương mại được dự định tổ chức ở áo vào mùa xuân năm 1872, Hoa Kỳ đã từ chối tham gia vì lý do e ngại việc bị ăn cắp các thành quả sáng tạo và chỉ dẫn thương mại liên quan đến hàng hóa. Tuy vậy, Hoa Kỳ cũng ký kết và tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến NHHH một cách khá thận trọng. Trong các điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ NHHH, Công ước Paris, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) và Hiệp ước luật NHHH đã có hiệu lực với Hoa Kỳ. Riêng Thỏa ước Mađrit và Nghị định thư Mađrit, Hoa Kỳ vẫn từ chối chịu sự ràng buộc của hệ thống đăng ký NHHH quốc tế này mà các lý do chủ yếu đã được đề cập ở phần trên. Hoa Kỳ cũng đã tham gia các điều ước quốc tế khu vực và song phương liên quan đến vấn đề bảo hộ NHHH như Hiệp định thương mại tự do khu vực NAFTA (Hoa Kỳ, Canada, Mêhicô), Hiệp định tự do thương mại song phương với Israel, Singapore, Australia... Đặc biệt, trong quan hệ với Việt Nam, một thành tựu không thể phủ nhận với ý nghĩa to lớn của nó là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Liên quan đến NHHH, Hiệp định đã đề cập đến những vấn đề cơ bản như khái niệm, phạm vi bảo hộ, quyền đối với NH, NHHH nổi tiếng, thời hạn bảo hộ, chuyển giao NHHH, v.v...
Các văn bản luật NHHH liên bang chủ yếu bao gồm Luật NHHH 1946 (Đạo luật Lanham) đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, lần gần nhất là vào năm 2002; Luật cạnh tranh không lành mạnh; Luật liên bang về sự lu mờ của NH năm 1995; Luật bảo hộ người tiêu dùng chống Chiếm dụng tên miền
ở Hoa Kỳ, một nguồn luật NHHH quan trọng khác phải kể đến các án lệ. Chúng có giá trị pháp lý ngang Điều ước quốc tế, các văn bản luật thành văn và được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn.
- Các quy định do cơ quan hành chính có thẩm quyền (chủ yếu là USPTO và TTAB) ban hành; những quyết định luật án lệ của các uỷ ban các toà hành chính ban hành liên quan đến NHHH.
Những quy định này tuy có tính chất bắt buộc chung song giá trị pháp lý của chúng chỉ mang tính chất điều hành, dưới luật. Toà án là cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải thích về tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản này.
1.3.2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống các văn bản pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam