Lục bát Nguyễn Duy Những cách tân độc đáo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy (Trang 76 - 85)

4 Tuyển tập Nguyễn Bính 89 3

3.1.2. Lục bát Nguyễn Duy Những cách tân độc đáo

Bên cạnh những câu thơ lục bát vốn có truyền thống từ ca dao, những dòng lục bát trong sáng tác của Nguyễn Duy còn có một dáng vẻ riêng trong khi hướng tới

những biện pháp cách tân, thể hiện trước hết qua hình thức trình bày chúng thành những dòng viết trên trang giấy. Mỗi khổ thơ lục bát của ông thường gồm từ một đến sáu dòng thơ, được trình bày thẳng hàng, chỉ chữ đầu tiên của câu đầu dòng mới viết hoa, khiến các khổ thơ trong cùng một bài không có hình thức đều đặn mà co giãn linh hoạt phù hợp với việc thể hiện dòng cảm xúc phức tạp nhiều cung bậc của nhà thơ. Sự phá cách về hình thức còn ở chỗ lục bát thường bắt đầu bằng câu lục và kết thúc ở câu bát nhưng với Nguyễn Duy thì không thế. Ông có thể mở đầu bài thơ là câu bát để liên kết với câu lục là nhan đề bài thơ. Ví dụ: Nhan đề “Đám mây dừng lại trên trời...” và ông bắt đầu bài thơ của mình bằng những câu:

“...Để cho dưới đất có người chạy mưa

Để cho có lúc nương nhờ

mái hiên ai cứ như thừa vậy thôi”

Hay có khi ông kết thúc bài thơ bằng câu lục:

“Cây ngô đứng nắng vẹo hông cho con bát nước mát lòng mẹơi! Quà đồng chỉ có thế thôi...”

( Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ)

tạo âm hưởng độc đáo cho bài thơ, phù hợp với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình. Câu thơ lục bát của Nguyễn Duy còn có thể co giãn linh hoạt tùy theo ý đồ của tác giả. Nhà thơ có thể cắt câu lục hoặc bát làm nhiều dòng:

“Mai sau... mai sau... mai sau...

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”

(Tre Việt Nam)

Câu lục được ngắt làm 3 dòng khiến cho độ cảm xúc tăng lên, đằm thắm, thiết tha hơn. Lời khẳng định thêm mạnh hơn, chắc hơn để rồi đến câu bát với từ xanh lặp

đi lặp lại như mở ra một không gian bát ngát, một màu xanh tre trường cửu, bất tận... Không chỉ tháo ra, xếp lại, cắt dòng câu thơ lục bát, Nguyễn Duy còn tạo cho câu thơ của mình những giá trị thẩm mỹ mới bằng cách đặt vào giữa dòng thơ một

dấu chấm câu mới mẻ, lạ lùng mà thơ lục bát truyền thống không hề có.

“Nắng. Hoa đồng nội chói chang Mùi hoang dại cỏ gợi hoang vu người”

( Rau muối )

“Người chui lỗ Khải Hoàn Môn

Gió luồn toác lỗ Càn Khôn. Giá mà...”

( Paris, Mùa phơi )

Quả thật, với các biện pháp trên, các khổ thơ lục bát truyền thống kia trở nên xa lạ trước mắt chúng ta, song khi đọc lên, ta mới phát hiện ra rằng đây là những nhịp

điệu, âm hưởng của những dòng thơ lục bát quen thuộc. Và chính do đi giữa cái lạ và cái quen, cái ẩn và cái hiện, ta sẽ tìm thấy cho mình những hứng thú thẩm mỹ trong hình thức thơ ca. Tuy nhiên tất cả các biện pháp cách tân dòng thơ như trên không phải là những gì đặc hữu của thể thơ lục bát và là sự sáng tạo của riêng Nguyễn Duy nhưng với ý thức tìm tòi và làm mới, ông đã “tạo dáng” khác lạ cho câu lục bát của mình, góp phần gìn giữ và phát huy vai trò tích cực của thể thơ này trong nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Về âm luật, hệ thống thanh điệu trong thơ lục bát Nguyễn Duy bên cạnh việc phát huy âm hưởng chủ đạo của thanh điệu truyền thống, dòng thơ lục bát của ông còn mang vẻ đẹp sáng tạo riêng. Có thể nói, nhà thơ đã biết triệt để sử dụng quyền tự

do lựa chọn của mình đối với những tiếng nằm ở vị trí lẻ ( tự do về bằng trắc) trong mô hình phối điệu, đặt vào đó những tiếng mang thanh bằng hoặc trắc sao cho phù hợp với hình ảnh và cảm xúc của dòng thơ. Tuy nhiên “Nguyễn Duy có thiên hướng dùng thanh trắc nhiều hơn các nhà thơ khác, thậm chí ông có nhiều câu lục mà thanh trắc chiếm đến 2/3” [105, tr.9] như : “Đất vụn tơi đá vụn tơi vực sâu dần cạn ngọn đồi thấp đi” (Nắng) “Mắt xanh mỏ đỏ lượn lờ miếng hôn ngoáo ộp ngẩn ngơ thánh thần” ( Tây Hồ phủ)

“Gió chi chợt lạnh toát trời

chợt khành khạch khóc chợt cười hu hu...”

(Washington, 12.7.1995)

Chính việc sử dụng thanh trắc nhiều như thế đã khiến lục bát của Nguyễn Duy thường có âm hưởng mạnh mẽ, gay gắt chứ không nhẹ nhàng uyển chuyển như ca dao truyền thống, từ đó tạo nên những ấn tượng mạnh khó quên ở người đọc. Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng tạo nên nhạc tính cho thơ lục bát Nguyễn Duy chính là hệ

thống nhịp điệu, biểu hiện cụ thể ở việc ngắt nhịp trong câu thơ.

Các tác giả trong Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Nhịp điệu là sự lặp lại cách quãng đều đặn và có thay đổi các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, môtip nhằm thể hiện sự cảm nhận thẩm mỹ về thế giới...mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng” [39, tr.205]. Nhịp điệu là linh hồn tạo ra nhạc điệu thơ. Nhịp thơ có được từ sự phân cắt dòng thơ, bằng sự ngưng giọng. Sự phối hợp nhịp thơ trên từng dòng thơ sẽ tạo thành nhịp điệu. Trong Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức đã chia dòng 6 chữ của lục bát có 6 dạng ngắt nhịp phổ biến và dòng 8 chữ của lục bát có 10 dạng ngắt nhịp phổ biến (Xem 82, tr.16-18). Ở thơ Nguyễn Duy, dạng phổ biến và dễ thấy ở câu bát bên cạnh nhịp chẵn (2/2/2/2, 2/6, 2/4/2, 4/4 ) là dạng nhịp lẻ 3/3/2 (tần suất sử dụng nhịp này xấp xỉ 15%)- đây là dạng ngắt nhịp không thấy trong số 10 dạng ngắt nhịp phổ biến của dòng 8 chữ mà các tác giả của công trình nói trên đề cập đến .

“Bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo/ những vui buồn/ xa xôi”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa )

“Nhớ không sông ộp oạp xuôi gió oằn oại/ hổn hển trời/ phù sa

(Kính thưa Thị Nở)

“Ai buông lửng một cái tình

để ngân nga/ đến rung rinh/ lòng người”

(Đàn bầu)

cũng trăng gió/ cũng mây mưa / ào ào”

(Được yêu như thể ca dao)

cũng như việc tác giả sử dụng nhịp ba ở những câu lục không có tiểu đối và kết thúc bằng nhịp ba:

“Quê mình đó / phải không anh?” ( Đất đỏ- nước xanh) “Thức là ngày/ ngủ là đêm” ( Bầu trời vuông ) “Ngủ đi bạn/ ngủ đi anh” ( Lời ru đồng đội ) “Còn ly ty / lắng đọng/ ta với mình” ( Chiều mận Hậu )

“Người xa quê / léng phéng/ người xa quê”

( San-Diego, 28.7.1995 )

Trước Nguyễn Duy, Nguyễn Bính cũng hay sử dụng cách ngắt nhịp này trong thơ lục bát của mình:

“Thầy đừng nhớ,/ mẹđừng thương

Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi”

( Thư cho thầy mẹ)

“Một mình nói, /một mình nghe Ông đồ gấp lịch: ngày kia tiểu hàn”

(Trời trở gió)

“Anh đi đấy/ anh vềđâu

Cánh buồm nâu.../ cánh buồm nâu.../ cánh buồm.”

(Cánh buồm nâu)

So với Nguyễn Bính, tần số sử dụng nhịp lẻ (chủ yếu là nhịp 3/ 3) trong thơ

Nguyễn Duy không cao bằng nhưng nó có sự sáng tạo đáng chú ý. Nhịp lẻ trong thơ

Nguyễn Duy được khai thác không phải với mục đích diễn đạt những cảnh ngộ ngang trái, những số phận rủi ro như thơ Nguyễn Bính, mà chủ yếu để “thể hiện sự khỏe

khoắn, phóng khoáng của tâm trạng, sự tự tin của những con người biết làm chủ hoàn cảnh” [80, tr.22]

Ngoài ra, trong thơ Nguyễn Duy còn xuất hiện một số dạng ngắt nhịp ít gặp và cũng thường là nhịp lẻ:

“Sáu mồm hai mũi ba tai

Một con mắt/ đú đởn vài con ngươi” (Tập ru con)

“Em ơi gió- gió tâm thần

Tầng bình yên/ phía trên tầng bão giông” (Em ơi, gió...)

“Ô kìa đột ngột trăng lên

Trăng,/ trời, / trăng láng bạc trên lá rừng” (Trăng )

Với cách ngắt nhịp ngắn dài khác lạ (1/1/6), câu thơ trên gợi lên niềm vui ngỡ

ngàng, thích thú của người lính Trường Sơn giữa giây phút tạm yên tiếng súng, bất ngờ gặp vầng trăng lên trong một không gian bát ngát chan hòa ánh sáng của trăng. Và cũng có khi để sự ngừng nghỉ kéo dài hơn, Nguyễn Duy sử dụng dấu chấm lửng: “Đồng Đăng...Ái Khẩu...Bằng Tường” và tiếp theo là sự ngắt nhịp 2/2/2/2 liên tiếp: “chợ trời/ bán bán/ buôn buôn/ tít mù” (Lạng Sơn) như bộc lộ nỗi niềm xót xa nhức nhối, trăn trở day dứt trước sựđổi thay của cuộc sống.

Ở một số bài thơ khác, tác giả lại gây sự chú ý đặc biệt bởi kiểu câu định nghĩa: “Em- thần nhan sắc trời sai giáng trần” (Nét và hình), “Em- Hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân” ( Lạng Sơn, 1989).

Bằng những cách ngắt nhịp như trên, Nguyễn Duy đã tạo ra những câu lục bát “đọc không thuận miệng, nghe không thuận tai” (Nguyễn Quang Tuyên) [143, tr.16], phần nào đã phá vỡ âm hưởng nhịp nhàng, mềm mại của lục bát truyền thống, tạo ra

ấn tượng về sự vận động của cuộc sống, đem đến cho thơ Nguyễn Duy sự cách tân mới lạ theo dòng chảy chung của lục bát hiện đại.

Nếu xét về phương thức biểu hiện thì sự cách tân độc đáo nhất của lục bát Nguyễn Duy chính là ở ngôn ngữ. Trên con đường tìm về thể thơ truyền thống, Nguyễn Duy đã rất dụng công trong việc đi tìm cho tác phẩm của mình một tiếng nói riêng. Ông đã đưa vào thơ rất nhiều từ ngữ đời thường như các liên từ dẫn dắt, đưa

chùm bốn, đặc biệt là những từ láy kềnh càng” [114, tr.52]: toác toàng toang, mòm mom móm, xỉnh xình xinh, ễnh ềnh ệnh, nõn nòn non, ngứa nga ngứa ngáy, ngấp nga ngấp ngoáng, phấp pha phấp phới, xất bất xang bang, sụt sà sụt sịt, trất tra trất trưởng, xiên xiên xẹo xẹo, thất tha thất thểu, trục trà trục trặc, tưng tửng từng tưng,...mà theo Vương Trí Nhàn đó là những chữ “không rõ tác giả bịa ra hay nhặt ở đâu không ai biết, song lại được dùng đắc địa, người ta không ai cãi nổi” [83, tr.283]. Phối hợp với các từ láy đó là một loạt sự trùng điệp âm ở nhiều cấp độ: “ú ơ ú ớ ù ờ”

(Tập ru con), “tâm toang hoác rỗng rối tinh hình hài” (Mỗi), “trời lao đao đất lao

đao lờ đờ” (Thuốc lào), “yêu lăn yêu lóc la đà đã chưa” (Được yêu như thể ca dao)...Ta đều biết, vật liệu thuận nhất với nhịp chẵn của lục bát thường là từ đơn và từ đôi, cho nên với những từ láy ba, láy tư và điệp âm ấy, câu thơ lục bát của Nguyễn Duy đã phá vỡ sự ngắt nhịp, phối thanh vốn cân đối hài hòa của lục bát, khiến nhịp thơ lướt qua cả điểm dừng ngữ pháp lẫn ngữ lưu tạo nên một sự “phá cách” vỏ bọc âm luật truyền thống.

Bên cạnh đó là những câu thơ mà tác giả cố tình đưa vào ngôn ngữ đời sống:

như chơi, xếp xó, trót quen hơi, đứt bóng, cực nhớ ,cực ngon ,cực nhẹ, cực thèm, cực kỳ, hơi bị , vô tư, nưng nứng mộng, toan nhăng cuội...Đây là những từ ngữ rất quen thuộc đối với số đông người dân lao động, tuy bề ngoài có vẻ “lấm láp”, “bụi bặm” nhưng lại có khả năng biểu hiện đa dạng và độc đáo. Ngay cả những “hạt bụi” nhỏ

bé, mong manh biểu trưng cho sự tồn tại vừa đích thực vừa hư vô của số phận con người cũng được tác giả thể hiện thật mới mẻ mà sâu sắc:

“Đừng chê anh khoái bụi đời bụi dân sinh ấy bụi người đấy em xin nghe anh nói cực nghiêm linh hồn cát bụi ở miền trong veo”

( Cơm bụi ca)

“Bụi mây bụi gió bụi sao

bụi linh hồn lạc lao đao cuối trời bụi thần thánh nhấp nhánh rơi bình tâm làm hạt bụi người mà bay”

(Saint louis 14.6.1995)

Điều đó đã đem lại cho lục bát một nguồn sinh lực mới, khiến thể thơ này trở

nên mới mẻ, sinh động, trẻ trung mang nhịp điệu, hơi thở của cuộc sống ở chính thì hiện tại.

Trong bài viết “Tại sao lục bát”, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã khái quát hành trình của thể thơ này như sau: Thơ lục bát sau Nguyễn Du, có thể kể đến Tản Đà, Nguyễn Bính, Huy Cận... Từ 1954 trở về sau, có hai dòng thơ khác biệt. Ở miền Bắc, nổi lên hiện tượng Tố Hữu, như một nhà thơ lớn thổi vào thơ lục bát chất trữ tình công dân một cách nhất quán và cao giọng. Ở miền Nam đáng chú ý có Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn, hai hiện tượng thơ ca độc đáo đã phả vào thơ lục bát cái trạng thái nửa điên nửa tỉnh, nửa mộng nửa thực với một ngôn ngữ thơ ca hết sức linh hoạt, khai thác tối đa đặc điểm ngữ âm tiếng Việt. Từ 1975 đến nay, ngoài tính chất trữ

tình truyền thống, lục bát có thêm sắc thái mới ở sự thâm nhập những từ mới, mang vẻ ngoài dung tục, lấm láp của ngôn ngữ đường phố, chẳng hạn những bài lục bát của Nguyễn Duy và Bùi Chí Vinh (Xem 149, tr.80- 87 ).

Từ nhận định trên, chúng tôi muốn đề cập đến một vấn đề : cùng “làm mới” lục bát bằng những từ lạ nhưng ở Nguyễn Duy và Bùi Giáng, dường như là hai thái cực

đối ngược nhau. Ngôn từ của Bùi Giáng đã tháo cởi mọi ranh giới giữa điên và tỉnh, hư và thực, cổ và kim bằng những trật tự từ vu vơ dẫn mạch thơ “đi viễn du, nghêu ngao bất định” [ 101, tr.92], “phiêu bồng ở miền vô chung vô thủy” [105, tr.13].

“Nàng tiên ấy đã đi đâu

Đi mùa động đậy đi màu hương phai Đi về ngày mốt ngày mai

Đêm tăm tối mộng đi dài dặm băng Tôi về nằm ngủ thấy trăng

Đi về rất mực rất quen một nàng” (Chuyện chiêm bao 18 ) “Từng con nắng nhỏ tôi gom Nụ cười hiu hắt buổi sầu tàn phai Nhánh đời gió lộng mây bay

Chiều vời vợi thả gió mây phiêu bồng” (Như sương)

và những câu thơ như:

“Hai tay vốc nước suối ngàn

Rắc lên cành dại giọt ngần như sương” (Xuân thôn nữ )

Còn ngôn từ Nguyễn Duy là ngôn từ của đời thực lấm láp, trẻ trung. Nhưng chính những ngôn từ đó cùng cách phối thanh, ngắt nhịp độc đáo xem ra lại phù hợp với nhịp sống của thời hiện tại, khi mà để đối mặt với cuộc sống ngổn ngang, phức tạp, dữ dội, con người phải vươn ra khỏi kích cỡ có tính qui phạm của thời trước đó.

Từ trước đến nay, nhiều người vẫn thường cho rằng lục bát thích hợp để phơi bày những cảm xúc nhẹ nhàng tha thiết nhưng ở thơ Nguyễn Duy ta còn bắt gặp sự

mạnh mẽ táo bạo khi nhà thơ phơi bày sự thật của xã hội Việt Nam, cũng như sự “rũ

gan ruột” của mình. Bài “Xẩm ngọng” của Nguyễn Duy, bắt đầu từ tư duy trào lộng của ca dao, trên cái nền nhạc “tưng tửng từng tưng”, “tinh tỉnh tình tinh”, “tang tảng tàng tang” nửa như đùa cợt, nửa như phá phách, Nguyễn Duy đã liệt kê mười lăm kiểu xúc phạm ngược đời: “Người cười nói xúc phạm người ngậm tăm”, “Kẻ đi xúc phạm kẻ nằm dài lưng”, “ Người yêu nhau xúc phạm người ghét nhau” (Xẩm ngọng)... Đó là sự khái quát, cách điệu hiện thực xô bồ, phức tạp mà nhà thơ phải đối mặt, cũng như sự phơi bày tận cùng bản ngã bằng những câu thơ vừa mang tính trào lộng chua cay vừa mang tính tự thú chân thành khiến những dòng thơ lục bát phải cuộn sóng bởi những trăn trở, những day dứt, những dằng xé nội tâm ẩn sau từng con chữ khi nhận ra mình chỉ là kẻ: “thất tha thất thểu văn chương/ kẽo cà kẽo kẹt tai

ương đường dài (Xin đừng buồn em nhé), “mải nưng nứng mộng siêu nhân”, vắt ra

“mấy giọt thơ nhạt nhèo”, những con chữ “tong teo” (Cõi về). Thậm chí, thi sĩ còn tự nhận mình là kẻ: “Dở khôn dở dại dởđiên / động kinh lè lưỡi thánh thần làm oai”

(Tập ru con). Và có lẽ chính “cái mới trong tình cảm, cái bạo trong suy nghĩ” (Lê Quang Trang) [141, tr.201] đã làm nên sự cách tân đậm nét nhất của Nguyễn Duy trong nội dung thơ lục bát.

Như vậy, có thể thấy việc sáng tạo khi viết thơ lục bát của Nguyễn Duy được bắt đầu và qui định từ ý đồ nghệ thuật: tôn trọng giá trị truyền thống của thể thơ, đưa

ca dao vào trong thơ làm điểm tựa để khởi phát tư duy thơ; đa dạng hóa các thủ pháp nghệ thuật của ca dao, tiếp thu tư duy trào lộng của thể thơ làm giãn nở, mở rộng biên

độ của thể thơđến độ trữ tình cho phép. Điều này đã tạo cho lục bát của Nguyễn Duy

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)