Giọng tếu táo, hài hước

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy (Trang 102 - 109)

41 134 3,26 từ/bài Nxb Tác phẩm mới,

3.3.2.Giọng tếu táo, hài hước

Với cái nhìn hiện thực bộn bề đa dạng, với trách nhiệm của một cây bút chân chính, trong những sáng tác của Nguyễn Duy từ những năm sau 1980 vừa đi sâu mô tả dòng chảy trong trẻo giữa dòng sông cuộc sống trong đục, vừa đi sâu phát hiện nhiều điều bất cập bất ổn trong cuộc sống hiện tại. Để đưa lên trang giấy những điều bất cập bất ổn ấy, nhà thơ đã lựa chọn một phương tiện thật hữu hiệu. Đó là giọng

điệu tếu táo, hài hước. Nhờ sắc thái giọng điệu này mà những gam màu lạ trong dòng chảy của cuộc sống hiện tại được tác giả soi chiếu một cách thật tinh tế nhiều chiều. Sau tiếng cười, mỗi bạn đọc đều cảm nhận rõ sự khắc khoải trăn trở của tác giả trước những bất cập bất ổn trong cuộc sống đương thời.

Giọng thơ tếu táo này của ông được thể hiện trước hết ở việc Nguyễn Duy

đụng đến những vấn đề “kinh mạch”, “huyệt đạo” của xã hội bằng thứ ngôn ngữ “cơm bụi” được “thơ hóa”: “Chích một giọt máu thường xét nghiệm/ tí trí thức- tí thợ

cày- tí điếm/ tí con buôn- tí cán bộ - tí thằng hề/ phật và ma mỗi thứ tí ti...” (Nhìn từ

xa...Tổ quốc). Và khi những ngôn ngữ “cơm bụi” được sự hỗ trợđắc lực và điệu nghệ

của những phép trùng điệp thì cái giọng tếu táo ấy càng trở nên táo bạo: “Ào ạt xuống đường các tập đoàn con buôn/ buôn hàng lậu- buôn quan- buôn thánh thần- buôn tuốt.../ quyền lực bày ra đấu giá trước công đường” ( Nhìn từ xa Tổ quốc...). Với giọng điệu này, Nguyễn Duy đã phơi bày và lên án gay gắt những bất ổn của xã hội đương thời, nhưng đó không phải là một nét cực đoan vì “đã hàm ý phủ nhận cả

quá khứ, hiện tại, tương lai của dân tộc” như Bùi Công Hùng đã phê phán [56, tr.293- 294]. Một nhà thơ luôn tâm niệm “Dù có sao/ vẫn Tổ quốc trong lòng”, “Dù có sao/

đừng thở dài/ còn da lông mọc còn chồi nảy cây” (Nhìn từ xa...Tổ quốc) như Nguyễn Duy thì không thể thiếu niềm tin vào cuộc sống, bởi ẩn đằng sau giọng điệu ấy là sự

“xót xa rơi nước mắt trước số phận mình, số phận người thân và số phận nhân dân, vừa là sự khoan dung, tự vấn”. Về bản chất, giọng điệu ấy “là một tình thương sâu sắc với con người Việt Nam” [133, tr.4].

Khi trong cuộc đời còn quá nhiều điều để ngẫm và để nghiệm, trái tim nào nhạy cảm sẽ dễ bị tổn thương nhiều nhất. Nhưng không ai có thể khóc suốt đời nên người ta phải nghĩ ra cách để sống chung với nỗi buồn của mình nên thơ Nguyễn Duy giai đoạn sau có chất giọng tếu táo, hài hước âu cũng là một sự chọn lựa tinh tế. Bản

chất của hài hước là sự mâu thuẫn, sự trật khớp giữa hai mặt nội dung và hình thức, giữa hạn chế và tích cực, giữa mới và cũ của tất cả các hiện tượng trong đời sống khách quan. Giọng điệu hài hước trong thơ Nguyễn Duy nhìn chung biểu hiện ở việc ông nhìn nhận, thể hiện cái mới, cái đẹp theo đặc thù khôi hài của người Việt Nam. Do vậy, chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy đậm đà bản sắc dân tộc, mang tính trào lộng, bông đùa , bông lơn, tếu táo…nhằm mục đích giã từ cái xấu, cái cũ, cái thô kệch…tiềm ẩn trong sự vật, sự việc, con người một cách vui vẻ để mọi người nghiền ngẫm, hướng thượng.

Bằng giọng điệu hài hước này, Nguyễn Duy đã hết giễu người đến tự giễu mình, giễu mình là dễ nhất và an toàn nhất:

“Con ơi cha mắc bệnh thơ

u ơ ú ớ ù ờ thâm niên dở khôn, dở dại, dởđiên

động kinh lè lưỡi thánh hiền làm oai… dạ dày còn nửa phần thôi

phần tư bộ óc với mười quả tim…”

(Tập ru con)

Nguyễn Duy sử dụng điệu ghẹo kiểu này khiến người đọc nhớ đến các vai “hề

áo ngắn” trên sân khấu chèo truyền thống. Các vai hề này thường bằng điệu bộ ngô ngô, ngọng ngọng, giọng điệu làm như giễu cợt vô tình, “khiến người ta lúc đầu bật cười rồi sau đó thấm thêm một tí lại trào nước mắt” [13, tr.5]. Quả thật, khi mà “Cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu) thì không ít người đã coi văn chương là vô bổ, người nào lao vào văn chương coi là không thực tế, là nực cười. Nhờ sắc thái giọng điệu này nhà thơ đã phản ánh một thực trạng buồn: trong thời buổi con người

đang bươn chãi để làm đầy cái dạ dày, thi sĩ dấn thân vào thơ là lạc lõng, vô tích sự. Vì vậy sau tiếng cười, mỗi bạn đọc đều cảm nhận rõ sự băn khoăn trăn trở của tác giả

trước những bất cập bất ổn trong cuộc sống hôm nay. Cũng vẫn cái giọng điệu thơ

như thế, ông cười giễu mình:

“Lơ ngơ hơi bịấm đầu

Thần kinh hơi bị rối bời

người hơi bị ngợm ta hơi bị gì”

(Chạnh lòng 2)

Giọng hài hước ở đây được tạo nên bằng cách sử dụng ngôn ngữ đời thường kết hợp với việc dồn trọng âm vào từ “bị”. Từ cách đó tự trào bật ra, lan đến người

đọc - một kiểu hề chèo dân gian trào phúng. Bài Chạnh lòng 1 cũng kiểu như thế:

“Giọt rơi hơi bị trong veo mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi Chân mây hơi bị cuối trời

em hơi bịđẹp anh hơi bị nhàu” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Viết về con, viết về vợ, đôi khi ông cũng viết với giọng điệu này nhưng ẩn sau

đó là sự ngợi ca, bộc lộ tình cảm quý trọng của mình. Bài “Vợ ốm” là một ví dụ:

“Vừa một xuân lại một xuân vợ ơi đại hạn đã gần một năm một nhà là sáu mồm ăn

một thi nhân hóa phăm phăm ngựa thồ… thình lình em ngã bệnh ngang

phang anh xất bất xang bang sao đành Cha con Chúa Chổm loanh quanh anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia việc thiên việc địa việc nhà

một mình anh vãi cả ba linh hồn”

Thương vợ, cảm thông với vợ, nhưng đến khi vợ ốm, phải làm mọi việc thay vợ mới nhận ra, tự hài hước để tâm tình chia sẻ với vợ, thấy cuộc đời không thể thiếu vợ. Thơ ca truyền thống của ta cũng đã có những bài tôn vinh người vợ- trụ cột của hậu phương gia đình, hay cái cách đem những khó khăn, cực nhọc trong đời ra mà giễu cợt cũng lại không mới, từ những thuở Nguyễn Công Trứ: Ngày ba bữa vỗ bụng rau bì bạch, người quân tử ăn chẳng cầu no…đến Tú Xương: Một tuồng rách rưới con như bố…các cụ đều dùng qua cái phép này. Và đến Nguyễn Duy, ông đã tiếp tục mạch ấy khi viết: “Cha con Chúa Chổm loanh quanh/ Anh như nguyên thủ tanh bành

quốc gia”... Nhưng nếu Tú Xương giễu mình: Bốn con làm lính bố làm quan cũng đã “oai” thì Nguyễn Duy tiến thêm một bậc khi viết: “Anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia”… “Oai” hơn nhưng cũng thảm hại hơn! Bài thơ có 16 dòng, lời lẽ giản dị

nôm na mà rốt cuộc chở được thật nhiều tình ý- ân tình với vợ, giễu cợt chính mình…nhưng cười mà lại khiến mủi lòng, giễu cợt mà thấy thêm thương mến. Bằng giọng điệu ấy, cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Duy bộc lộ sâu sắc, vừa tự ý thức

được mình, ý thức được giá trị của tình nghĩa vợ chồng, vừa tỉnh ngộ mình, tỉnh ngộ

người, mong muốn mọi cái đều tốt đẹp hơn.

Một số bài thơ ở phần “Đường làng”, “Đường xa”, đặc biệt là nhiều bài thơ ở

phần “Đường về” được gom lại từ tập Bụi, Nguyễn Duy cũng đã sử dụng giọng điệu hài hước này. Ta thấy sau những lời tự trào, đùa cợt là nỗi niềm day dứt và sự tự

thanh lọc của nhà thơ. Phần lớn ở những bài thơ này ông tự lộn trái phần cá nhân của chính mình, trải mình trên trang giấy để bỡn cợt. Nguyễn Duy thường tự trào cái mơ

mộng, cái viển vông của mình, cái bất cập, cái không ăn khớp giữa khả năng và hiện thực, kiểu như:

“Nghe đồn thi sĩđi buôn

Trời sao thỏa thuận bán luôn bầu trời”

(Thi sĩ B)

“Nghe đồn thi sĩ làm quan

Gió mây bỗng muốn hết làm gió mây”

(Thi sĩ C)

“Thất tha thất thểu văn chương Kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài”

(Xin đừng buồn em nhé)

Giọng điệu tếu táo, hài hước được Nguyễn Duy sử dụng như một cách lý giải con người và đời sống bằng nghệ thuật, thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực. Và nói như Đỗ Minh Tuấn: “Dưới bàn tay đạo diễn của “gã hề”, những bà mẹ, những người vợ, những bến đò, những phiên chợ, những hoa hậu đồng quê…hiện lên trước mắt là nhẹ nhàng hơn thấm thía hơn, bề bộn hơn nhưng siêu thoát hơn. Giọt nước mắt ngày xưa còn nguyên vẹn trong thơ, nhưng đã trở nên lung linh, sống động,

kỳ ảo hơn bởi những luồng sáng ngược của cái nhìn hài hước và trở thành một nỗi

đau lập thể bởi có thêm chiều kích của đời sống thực và chiều kích của sự tự thú, tự

vấn, tự trào” [133, tr.4].

Bài “Hoa hậu vườn nhà ta” được Nguyễn Duy viết nhân cuộc thi hoa hậu tháng 9 năm 1992, khi mà nền kinh tế thị trường đã chi phối đời sống xã hội nước ta, làm nảy sinh nhiều hiện tượng mới lạ trong sinh hoạt văn hóa dân tộc. Bằng lối tư duy dí dỏm, nắm bắt cái thuận lý và cái nghịch lý, đối lập chúng khi thể hiện, Nguyễn Duy

đã vẽ lên một bức tranh thi hoa hậu vừa nghiêm túc, vừa nực cười, bộc lộ nhiều khía cạnh của nền kinh tế thị trường sôi động:

Người thi người còn ta thì thi nhìn… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trực giác có triệu chứng mất chuẩn tri giác hồi này cũng uốn éo hình sin Thiên hạ buông lơi cái nhìn thành thực ban giám khảo có vẻ nhìn nghiêm túc Nhà khoa học ra dáng nhìn chừng mực nhà đạo đức nhìn he hé mắt Nhà chức sắc nhìn nghiêng nhà phê bình nhìn xiên Nhà thơ lơ mơ nhìn cuốc hóa gà nhà nhiếp ảnh nhìn vằn vằn vẹo vẹo Nhà báo nhìn lắt la lắt léo

nhà buôn nhìn lươn lươn lẹo lẹo…

Giọng điệu thơ giàu tính hài hước được bộc lộ qua việc tác giả sử dụng ngôn ngữ thể hiện sự mâu thuẫn bên trong của các tầng lớp người: nhà khoa học, nhà chức sắc, nhà phê bình, nhà đạo đức, nhà thơ…trong thời kì kinh tế thị trường- thời mở

cửa. Đoạn kết bài thơ, chất hài hước được thể hiện nghiêng về sự bộc lộ sự không ăn khớp giữa con mắt những người “nhà quê” và hiện thực sự đời. Vì vậy, từ hài hước

đã tạo ra dòng suy nghĩ trầm tư, thương cảm:

mắt vui vui khúc ruột buồn buồn

Ta dán làm sao hết lỗ thủng định mệnh em thoát làm sao khỏi cơ chế thị trường hậu hoa hậu còn gập ghềnh lắm

thua cũng thương mà thắng cũng thương Hồng nhan ạ giá ta làm chủ khảo

để em thi với cỏ nội hoa vườn…”

Đó là sự hài hước giữa cái được và cái mất của thời kinh tế thị trường. Cười vì những mâu thuẫn song hành khó tồn tại, giữa hiện thực và ước muốn, giữa khả năng và hiện thực, giữa nghiệp và nghề. Cười như thế để mong rằng cái được trong thời kinh tế thị trường sẽ nhiều hơn, con người sớm thích nghi hơn và ngày càng người hơn, nghệ sĩ hơn.

Và có khi để phê phán những thói hư tật xấu của con người, Nguyễn Duy cũng sử dụng giọng điệu hài hước. Đó là khi ông viết về sự mê tín dị đoan, cúng cầu, đồng bóng hoặc những con người lố bịch, nực cười:

“Thiền sư theo chợ bỏ chùa

Loay hoay thui chó nửa mùa hết rơm”

(Thiền sư)

“Chỉ tay ngang dọc rối bời

Những toan nhăng cuội mấy lời không đâu Thôi đừng bỡn mặt buồn đau

Bàn tay cao số cầm lâu ngại ngùng”

(Bói tay)

“Người về sắm sửa cho ma Ngựa xe khăn áo lụa là kim ngân lăm lăm cái thước phàm trần

làm sao đo được thánh thần em ơi” (Hàng mã)

Giọng điệu ở đây có chút phê phán nhưng không độc địa, chỉ nhằm phát hiện ra nét mâu thuẫn, buồn cười trong những cá nhân có biểu hiện mất niềm tin vào chính

mình. Hài hước về những sự việc, con người như thế, rồi nhà thơ cũng nói toạc ra nhận thức của mình: những điều thần bí mà con người tạo ra để tự mê hoặc mình là hư vô qua bài thơ “Thắp nhang và khấn”: “Tôi vô thần/ Tôi chả tin/ Trời rỗng tuếch kia có Thiên Đường và Thượng Đế/ Đất ngàn độ dung nham kia có Địa Ngục Diêm Vương/ Không khí loãng kia ngất ngưỡng Phật và Chúa/ Loài thánh ngoẻo từ lâu rồi/ Bia tạc cả thôi/ Thần linh và ma quỷ/ Tôi chả…”

Như thế, rõ ràng trong sự hài hước về các hiện tượng mê tín dịđoan nhà thơ có dụng ý phê phán nhắc nhở con người không nên tự mình lâm vào sự giễu cợt. Còn nhà thơ giễu cợt, châm biếm là muốn giã từ những cái đó một cách vui vẻ.

Chung qui lại, giọng điệu tếu táo hài hước trong thơ Nguyễn Duy có căn cốt từ

tiếng cười của “gã hề chèo áo ngắn”- gã hề chèo nông dân trong văn hóa dân gian Việt Nam. Điều đáng quý trọng là giọng điệu này ở thơ ông là cơ bản có mức độ, đôi khi có hơi lạm dụng ở một số bài nhưng nhìn chung là không đến mức quá đà. Vì vậy, nó tạo ra sự đa dạng thẩm mỹ trong thơ đến với nhiều đối tượng bạn đọc. Tuy nhiên, trước sau Nguyễn Duy vẫn là một nhà thơ trữ tình, sự tếu táo hài hước kia không đưa ông sang địa hạt của thơ trào phúng, mà chỉ là một phương tiện độc đáo để

ông bộc lộ tâm tình mà thôi. Hay nói cách khác, giọng điệu chủ yếu trong thơ

Nguyễn Duy vẫn là giọng trữ tình tha thiết.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy (Trang 102 - 109)