Lục bát Nguyễn Duy Sự trở về cội nguồn ca dao

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy (Trang 71 - 76)

4 Tuyển tập Nguyễn Bính 89 3

3.1.1. Lục bát Nguyễn Duy Sự trở về cội nguồn ca dao

Lục bát có từ thuở xa xưa mà tiền thân của nó chính là những bài ca dao, dân ca, do đó thơ lục bát là của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Sau một loạt bài thành công khi sử dụng thể thơ này như: Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Đàn bầu...Nguyễn Duy viết thơ lục bát ngày càng nhiều với dáng vẻ mới, nhưng tính qui phạm của thể thơ vẫn được bảo đảm, làm nền tảng cho sự sáng tạo. Cũng như lục bát của Nguyễn Du, Tản Đà, Huy Cận, Nguyễn Bính, Tố Hữu..., lục bát Nguyễn Duy cũng đậm đà chất ca dao dân ca. Cùng sinh ra từ nguộn cội ấy, nhưng nếu lục bát của Nguyễn Du trang trọng, đằm thằm; lục bát của Tản Đà tiêu tao lai láng; lục bát Huy Cận man mác bâng khuâng; lục bát Nguyễn Bính mộc mạc đậm đà, lục bát Tố Hữu ngọt ngào, tha thiết ... thì lục bát của Nguyễn Duy thấm đậm chất ca dao qua lối “tập ca dao” độc đáo. Phạm Thu Yến khi nhận xét về thơ Nguyễn Duy đã đưa ra một ý kiến xác đáng: “Đọc thơ Nguyễn Duy ta như gặp được một thế giới ca dao sinh động, phập phồng làm nền cho tiếng đàn độc huyền đầy sáng tạo của hồn thơ thi sĩ” [152, tr.76 ].

Qua cách mượn ý hoặc dùng nguyên vẹn cả câu ca dao xưa, Nguyễn Duy đã trộn lẫn thơ ông vào ca dao, tạo nên những ý thơ vừa quen thuộc vừa mới lạ, nếu như

người đọc không thuộc những câu ca dao đó sẽ không nhận ra.

“Nhìn về quê mẹ xa xăm

lòng ta chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa

ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

miệng nhai cơm bún lưỡi lừa cá xương”

( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa )

Hai câu ca dao nhập vào bài thơ một cách hài hòa tạo nên tiếng nói đằm thắm, thiết tha, hồn nhiên, vừa như thân thiết gần gũi, vừa như mơ hồ xa xăm. Quá khứ

vọng về trong tâm thức nhà thơ vừa âm vang, vừa tạo hình thi vị. Hình ảnh người mẹ

hiện lên sinh động, đậm nét, gây ấn tượng, tình thương yêu mẹ da diết của nhà thơ được bộc lộ, làm cho người đọc cảm thông chia sẻ. Đọc thơ Nguyễn Duy, chúng ta còn gặp cách kết hợp này ở khá nhiều câu thơ:

“Thơ ơi ta bảo thơ này

( Bao cấp thơ)

“Ai làm ra lúng liếng sông

đểđưa tu hú sổ chồng sang ngang”

(Vải thiều)

“vẫn đồng cạn vẫn đồng sâu

chồng cày, vợ cấy con trâu đi bừa”

( Về làng)

Nhưng ở trường hợp nào cũng vậy, Nguyễn Duy sử dụng ca dao trong thơ là có dụng ý nghệ thuật chứ không để trang điểm, làm duyên. Mỗi bài thơ lục bát có lẫn ca dao của ông đều gợi ra những góc nhìn mới mẻ, những suy nghĩ sâu sắc về lẽđời:

“Cái cò...sung chát...đào chua câu ca mẹ hát, gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

“Cái cò đậu cọc bờ ao. Ăn sung sung chát, ăn đào đào chua”. “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay”. Cái vốn ca dao dồi dào đã được Nguyễn Duy huy động gói vào hai câu thơ trên để nói về số phận hẩm hiu của người

đàn bà, người dân quê xưa. Ta chưa biết rõ cụ thể về nỗi khổ của mẹ nhưng cái hồn của câu thơ đã đưa ta nhập vào hồn ca dao xưa để cảm nhận, cảm thông với nỗi khổ

của mẹ, của kiếp người thuở đó. Nhớ đến mẹ là nhớ đến tuổi thơ với lời ru của mẹ. Lời ru ấy vẫn còn theo ta đi suốt cuộc đời nhưng ta đi sao hết được tình sâu, ý cao của lời ru của mẹ. Đúng như Nguyễn Duy viết: “Ta đi trọn kiếp con người/ cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” vì lời ru của mẹ kết tinh kinh nghiệm sống của bao nhiêu thế hệ, hơn thế, lời ru là tình mẹ, là lòng mẹ mà tình mẹ thì như suối như sông, lòng mẹ mênh mông như biển cả, đi sao hết được. Và hơn thế, cái giọng tâm tình ngọt ngào của những câu hát ru ấy đã có một sức hút mãnh liệt trong trái tim và tâm hồn Nguyễn Duy nên trong thơ ông có rất nhiều lời ru: Lời ru mùa thu, Lời ru trong bão, Lời ru đồng đội, Tập ru con...Mỗi khúc ru này đều được được khởi phát từ âm hưởng ca dao nhưng giọng điệu lan tỏa hơn, suy tư hơn và giàu cá tính sáng tạo.

Mặt khác, khi sử dụng ca dao, Nguyễn Duy “thường đẩy đến tận cùng ý tứ, buộc người đọc phải hiểu sâu sắc thêm, chú ý thêm đến góc hiểu mới về câu ca dao

đó” [152, tr.17]. Có những bài ca dao đọc thoáng qua không có gì đặc biệt nhưng vào thơ ông, với lối khai thác dẫn dắt khéo léo, nó trở nên độc đáo và gây ấn tượng:

“Được yêu như các cụ xưa

cũng trăng gió cũng mây mưa ào ào

được yêu như thể ca dao

đủ phờ phạc đất đủ lao đao trời. Tây Tàu cũng thế thì thôi

y chang cay đắng ngọt bùi khổ đau

không trầu mà cũng chẳng cau làm sao cho thắm môi nhau thì làm”

Hai câu dưới là ca dao, những câu trên là thơ của Nguyễn Duy. Thế mà tưởng như tất cả là ca dao. Với cách viết như vậy, ông đã lột tả sinh động tình cảm trong tình yêu của các cụ ta ngày trước: rất chân thành, phóng khoáng mà cũng thật tự

nhiên, mãnh liệt.

Một đặc điểm nữa dễ nhận thấy trong thơ Nguyễn Duy là ông thường dùng ca dao để làm “đề từ” cho các bài thơ của mình, và từ tứ của những câu đề từấy, nhà thơ

tạo ra tứ thơ mới. Thậm chí, có khi chỉ thay một hoặc hai từ thôi mà chuyển tải được những sắc thái tình cảm phức tạp và đa diện hơn. Chẳng hạn từ câu ca dao “Yêu ai quá đỗi mà mê tiếng đàn” chuyển sang câu thơ “Mê ai quá đỗi mà ghê tiếng đàn”

(Đàn bầu) là một ví dụ. Tương tự như vậy với câu ca dao: “Con ơi mẹ dặn câu này / Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua” thì vào thơ Nguyễn Duy lại là: “Ai xui người trở

về đây / Mẹ răn vẫn nhớ xuồng đầy vẫn đi (Xuồng đầy). Những ý tứ khai thác nhiều khi đối lập với ý tứ quen thuộc của ca dao, nhưng là sự đối lập không triệt tiêu. Trong sự đối lập ấy “cả ca dao và cả thơ cùng bay bổng hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn”. “Phản” nhưng lại nâng nhau lên, làm rõ nhau hơn trong mạch đời hiện đại, đa dạng,

Nguyễn Duy không chỉ tận dụng những chất liệu nội dung của ca dao mà còn tận dụng những chất liệu hình thức để chỉnh trang cho câu thơ lục bát của mình. Có những câu thơ sử dụng những cặp sóng đôi tương đồng quen thuộc trong ca dao:

“Nợ nần chưa trả đã vay

chim muông trả vía cỏ cây trả hồn trả cho mơ chút thiên đường

trả cho nhau chút xót thương luân hồi”

(Xin đừng buồn em nhé) cả những kết cấu đối lập mà ca dao thường sử dụng:

“Kính thưa Thị Kính láng giềng ái ân thì ít oan khiên lại nhiều...”

(Kính thưa Thị Kính )

“Vợ cười chưa uống đã say

ngọt ngào thì nổi đắng cay thì chìm”

(Mời vợ uống rượu )

“Ruột ta thắt mặt ta nhăn

cha ta thì cứ không răng... cười cười”

(Về làng )

Các đại từ nhân xưng thường gặp trong ca dao như: mình, ta, người dưng, liền anh, liền thị... gắn với lời ăn tiếng nói dân gian cũng được nhà thơ nhặt lấy cho vào lục bát:

“Kính thưa Liền Thị ngày xưa

lòng thòng dải yếm đong đưa làm cầu”

(Kính thưa Liền Thị )

“Thôi ta về với mình thôi

chân trời đành để chim trời nó bay”

(Đường xa )

“giá như em đã có chồng

để bòng bong khỏi rối lòng người dưng”

Những hình ảnh quen thuộc của ca dao, dân ca như: dòng sông, con đò, mảnh vườn, con cò, cái cầu, sông sâu, xuồng đầy... cũng đều có vị trí trân trọng trong thơ

lục bát của ông. Đó là con cò bay lả bay la báo hiệu vẻ đẹp mênh mông bát ngát của thiên nhiên đất nước:

“Con cò bay lả bay la

theo câu quan họ bay ra chiến trường nghe ai hát giữa núi non

mà hương đồng cứ dập dờn trong mây”

( Khúc dân ca)

hay con cò tượng trưng cho vẻ cần cù, lam lũ, nhọc nhằn của người dân lao động Việt Nam:

“Bắt con tép giữa bãi sình

cái chân đen đủi cái mình trắng phau cũng là phiêu bạt xa nhau

về đây - chóp mũi Cà Mau gặp cò! mai rồi lại hát à ơi

con cò lặn lội bên bờ đại dương....”

( Lời ru con cò biển )

Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp những bài thơ lục bát có tính chất hài hước như

những bài ca dao nói ngược của thơ ca dân gian trong thơ Nguyễn Duy: “siêng làm xúc phạm phàm ăn/ kẻ đi xúc phạm kẻ nằm dài lưng” (Xẩm ngọng) và sử dụng phép trùng điệp vốn thường gặp trong ca dao để thể hiện những xúc cảm mãnh liệt: “Rừng xanh chết trắng một thời / cây giơ xương trắng lên trời mà ghê” (Giấc mộng trắng)...

Nhưng có lẽ với Nguyễn Duy, “sự trở về cội nguồn chỉ là chiếc neo nối cánh diều lục bát Nguyễn Duy với mặt đất truyền thống” [105, tr.9]. Những cách tân độc

đáo “cãi lại vẻ êm dịu mượt mà vốn có của câu hát ru truyền thống” [2, tr.11] mới chính là yếu tố quan trọng tạo nên nét riêng độc đáo của lục bát Nguyễn Duy.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)