41 134 3,26 từ/bài Nxb Tác phẩm mới,
3.3.3. Giọng chiêm nghiệm, suy tư
Bên cạnh giọng kể chuyện tâm tình, giọng tếu táo, hài hước, thơ Nguyễn Duy còn có giọng chiêm nghiệm suy tư. Đây cũng là một trong những chất giọng chủ yếu của thơ sau 1975. Chất giọng này không đơn giản là xuất phát từ cảm hứng “nửa đời nhìn lại” của các tác giả lớn tuổi mà là sự từng trải của cả một thời đại. Chính sắc thái giọng điệu này đã góp phần làm cho những trang viết của nhà thơ có bề sâu trí tuệ,
đưa người đọc tới sự cảm nhận sâu sắc thấm thía nhiều điều từ cuộc sống còn bộn bề, phức tạp.
Sau năm 1975, bên cạnh cảm hứng về độc lập tự do của đất nước thơ Nguyễn Duy bây giờ là những suy ngẫm về hạnh phúc, về số phận, về mối quan hệ giữa con người cá nhân với cộng đồng, về chuyện vĩnh hằng và cái phù du...Những bài thơ này của Nguyễn Duy có giọng điệu chiêm nghiệm suy tư rất rõ. Tiếng nói của cái tôi trữ
tình bây giờ là tiếng nói đầy trăn trở trước thực trạng đất nước đói nghèo (Pháo tết,
Đánh thức tiềm lực, Về đồng, Xó bếp...), trước thực trạng đời sống đầy sự lẫn lộn trắng- đen, sáng - tối, phải - trái...trước sự đổi thay của tình đời tình người (Nhìn từ
xa Tổ quốc, Mười năm bấm đốt ngón tay, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ...). Vì vậy, khi
đánh giá “Thơ Việt Nam sau 1975- Diện mạo và khuynh phát triển”, Nguyễn Đăng
Điệp đã viết: “Ý thức nói nhiều hơn về bi kịch khiến cho các tập thơ này không rơi vào giọng điệu tụng ca dễ dãi mà thể hiện chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ về thế
thái nhân tình trong sự chuyển động không ngừng của lịch sử”. Bên cạnh đó, Nguyễn Duy còn có rất nhiều bài thơ mà ởđó cái tôi trữ tình cũng mang nhiều trăn trở về tình yêu, hạnh phúc, lẽ sống, tình người...Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư cũng vang lên rất rõ:
“Mẹ trót ru ta câu sấm mệnh con cò thôi đừng trách cành tre sao mềm thế
đừng tưởng loanh quanh mọi người sống dễ
có hạnh phúc nào giá rẻ không em?” (Chợ)
“Ta rất gần bể rộng với trời cao
để xa cách những gì thân thuộc nhất nồi gạo hết lúc nào ta chả biết
thăm thẳm nỗi lo trong mắt vợ u sầu” (Bán vàng)
“Rồi tay nổi gân xanh như lá mắt em giăng sương khói u sầu anh thẳng cẳng sau một ngày mệt lả
ngoẹo cổ nằm cho con nhổ tóc sâu
Ứa nước mắt mà yêu nhau trọn vẹn
khấp khểnh đường dài thập thễnh bon chen… Trời cho sống ta cũng già em ạ
con thương cha không bằng bà thương ông tình như rượu chôn lâu đằm lịm
Giọng thơ tình của ông không hề hào nhoáng, ồn ào chỉ như những tiếng thủ
thỉ. Bình dị thôi, vậy mà cứ như rượu lâu năm, nhấm một chút đã thấy “mềm lòng”. Từ những trăn trở, dằn vặt ấy, dường như ông muốn mách bảo mọi người nên biết trân trọng sự quý báu của tình yêu và hạnh phúc.
Giọng điệu này đem đến cho thơ Nguyễn Duy chất triết lý và làm sáng rõ thêm tấm lòng của nhà thơ với cuộc đời. Triết lý có thể hiểu là những nhận xét con người rút ra được từ một quá trình tìm tòi, khám phá, nghiền ngẫm và kiểm chứng bằng thực tế về một vấn đề nào đó trong cuộc sống xã hội. Quá trình nhận thức này chịu sự
chi phối của quan điểm tư tưởng cá nhân, nên triết lý thường thể hiện dấu ấn chủ
quan rất rõ nét. Tính triết lý trong thơ được kết tinh từ sự thăng hoa của cảm xúc và suy nghĩ trên cái nền hiện thực cụ thể mà chủ thể sống qua.
Cho nên đọc những bài thơ của Nguyễn Duy, chúng ta thấy lắng sâu trong giọng thơ chiêm nghiệm suy tư không chỉ là những tâm tình thiết tha của một hồn thơ luôn trăn trở trước thân phận con người, trước vận mệnh đất nước mà còn có sự
sâu sắc thâm trầm của những triết lý nhân sinh. Nguyễn Duy đã từng phê phán mình:
“Ta quàu quạu học đòi triết gia táo bón / những câu thơ nhăn nhó nhọc nhằn / quên rằng sự sống rất hồn nhiên” (Cô bé nhà bên) và tuyên bố: “Em ạ triết gia xa cách anh / triết lý đồng hành với chuyên nghiệp lưỡi” (Dị ứng), nhưng rồi ông vẫn tiếp tục viết những câu thơ đậm đà ý vị triết học: “Xin em đừng vội vã già / hiểu cho nhau sống đã là phiêu lưu” (Bài ca phiêu lưu), “Yêu trả góp cả kiếp người em ạ / ngẫu sống rồi ngẫu chết ngẫu hư không” (Giọt trời)… Và ông còn trực tiếp khẳng định:
“Cái lõi của văn chương là triết. Từ cả những chuyện đùa cợt, tầm phào nhất cũng có thể phả triết học vào, có thế mới dội lại được với đời” [145, tr.9]. Phải chăng Nguyễn Duy đang tự mâu thuẫn chính mình? Làm sao ông có thể phủ nhận mối quan hệ giữa thơ và triết một khi ngay từ thời cổ đại, Arixtôt đã khẳng định: “Thơ ca có ý vị triết học” [1, tr.58]. Thực ra cái thứ triết lý mà ông thẳng thừng phủ nhận ấy là sự
nhai lại máy móc, công thức, xa rời cuộc sống. Còn chất triết mà ông đưa vào thơ
mình là những triết lý đời thường được chắt lọc qua trải nghiệm của chính bản thân ông, trần trụi, thiết thực nhưng không kém phần thâm trầm sâu sắc. Như vậy, nếu chất ngang tàng tếu táo tạo nên sự mạnh mẽ quyết liệt, chất tâm tình tha thiết tạo nên
sự đằm thắm hồn hậu thì chất triết lý lại tạo nên chiều sâu suy nghĩ trong giọng điệu thơ Nguyễn Duy.
Sự song song và đan xen giữa các giọng điệu trong thơ Nguyễn Duy không chỉ
thể hiện được sự độc đáo hiếm có mà còn chứng tỏ rằng: “Giọng điệu nhà văn, nhà thơ không phải là một hiện tượng tĩnh tại, bất biến mà vận động biến hóa” (Nguyễn
Đăng Điệp) [30, tr.342]. Tuy nhiên, Nguyễn Đăng Điệp cũng chỉ ra rằng: “Mỗi một nghệ sĩ lớn thường là một nghệ sĩ tạo ra một dải phổ giọng điệu rộng lớn, phong phú mà thống nhất. Đó là sự thống nhất của cái đa dạng” [30, tr.342].
Nguyễn Duy có phải là một nghệ sĩ lớn hay không cái đó phải chờ bậc thầy thời gian nhưng có thể nói bằng sự đan xen của nhiều giọng điệu kể trên đã góp phần làm nên sự đa dạng về giọng điệu trong những trang thơ Nguyễn Duy. Giọng tếu táo hài hước có sự lắng sâu của những tâm tình và sự đậm đà những ý vị triết học trong giọng chiêm nghiệm suy tư thực ra cũng chỉ là sự chuyển hóa của giọng điệu trữ tình tha thiết để thơ ông càng giàu chất nhân văn, nhân bản. Đó là giọng điệu được tích hợp từ ca dao dân ca, từ văn học truyền thống. Dù giọng điệu ấy có biến hóa đến thế
nào, vừa ngân lên, người ta đã nhận ra chất dân dã của thơ ông bởi giọng điệu ấy luôn hướng về số đông người dân lao động, thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, ước mơ, khao khát của “cõi chúng sinh thời hiện tại” (Chu Văn Sơn) [114, tr.45] và luôn đau đáu một quan tâm sâu sắc đến thân phận con người.
Như vậy, với sự nghiệp thơ ca của mình, Nguyễn Duy đã có đóng góp quan trọng vào việc kế thừa và phát triển thể loại thơ truyền thống dân tộc trong thời đại mới. Lục bát trong tay ông vừa thấm đẫm chất ca dao vừa có những cách tân độc đáo trong cả nội dung và hình thức biểu hiện. Và chính bằng tình yêu, tài năng và lao
động nghệ thuật nghiêm túc, kiên trì, nhà thơ Nguyễn Duy đã biến “lục bát” trở thành “thương hiệu” cho mình. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò của ông trong việc giữ gìn và làm mới thể thơ này cho thơ ca Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, với hệ thống ngôn từ đậm đà chất dân gian khi vận dụng thành công biện pháp so sánh, ẩn dụ và trùng điệp, đặc biệt là sáng tạo ra những từ láy “cồng kềnh”, cùng phương thức “thơ hóa ngôn ngữ đời thường”, Nguyễn Duy đã góp phần làm phong phú kho tàng ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, phả nhịp sống sôi động của thời
đương đại vào thơ một cách độc đáo. Ngoài ra, Nguyễn Duy khẳng định phong cách sáng tạo của mình với một giọng thơ đậm chất dân tộc khi kể chuyện tâm tình một cách nhẹ nhàng, có lúc mạnh mẽ khi hài hước, tếu táo hay sâu lắng lúc trầm tư triết lý...Qua đó, người đọc cảm nhận trong thơ ông tình yêu sâu nặng với quê hương, Tổ
quốc, với cuộc đời và con người, được thể hiện với một cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc và tinh tế.
KẾT LUẬN
Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện
đại. Ngay từ khi mới xuất hiện vào những năm đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ
XX, ông đã bộc lộ một giọng điệu mang sắc thái thẩm mỹ riêng trong dòng thơ sử thi Việt Nam đương thời. Đó là tiếng nói tâm tình, đời thường xen lẫn âm hưởng hào hùng thi vị của thơ dân tộc thời kì cả nước chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Sau ngày Tổ quốc thống nhất, nhân dân ta ra sức xây dựng đất nước theo đường lối
đổi mới của Đảng, thơ ông là tiếng nói nghệ thuật chân chính, bộc lộ những niềm vui, nỗi buồn của con người, những trăn trở của một tâm hồn yêu thương, nhân ái và đầy bản lĩnh.
Với cá tính sáng tạo thi ca độc đáo, kết hợp với tư tưởng nhân văn, nhân đạo thể hiện xuyên suốt hành trình sáng tạo, ông đã sáng tác một khối lượng thơ khá lớn, hợp thành một tiếng thơ đậm đà bản sắc dân tộc, có tác động tích cực trong đời sống tinh thần của số đông quần chúng nhân dân.
1. Xuất phát từ triết lý nhân sinh: “Ta là dân- vậy thì ta tồn tại” (Nhìn từ xa ...Tổ quốc), Nguyễn Duy đã hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật này của mình qua hành trình sáng tạo. Đó là hành trình đầy ắp chất sống đời thường, kiên trì bền bỉ
vượt lên mọi hoàn cảnh để làm thơ và vận động theo hướng trở về gần hơn nữa với cuộc sống đời thường, với quê hương, nhân dân, đất nước. Điều đó cũng thể hiện ở
chỗ mọi cách tân trong thơ Nguyễn Duy đều xoay quanh cái trục dân dã. Vì vậy, thơ
ông luôn thuộc về số đông “chúng sinh” thời hiện tại, thực sự là “rượu của chúng sinh” (Bao cấp thơ). Với phong cách độc đáo ấy, Nguyễn Duy đã trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và thuộc hàng ngũ các nhà thơ đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, góp phần quan trọng “làm thay đổi thi pháp của thơ, tạo nên gạch nối giữa thơ hậu chiến và thơ
hiện đại” và là “lực hấp dẫn” thúc đẩy ý thức cách tân ngày càng mạnh mẽ hơn của thơ trẻ chúng ta hôm nay (Nguyễn Trọng Tạo) [4, tr.4].
2. Cảm hứng chủ đạo chi phối toàn bộ quá trình sáng tác của tác giả. Nó lý giải những đặc điểm nghệ thuật, phong cách nhà văn, nhà thơ. Cảm hứng nghệ thuật của
một tác giả bắt nguồn từ hiện thực khách quan, mang đậm dấu ấn thời đại. Đến với thơ Nguyễn Duy giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng yêu thương, tự hào về nhân dân và đất nước. Có điều thơ ông không chú trọng thể
hiện những vẻ đẹp hoành tráng mang tính sử thi mà thường phản ánh những vẻ đẹp
đơn sơ bình dị của cuộc sống và con người Việt Nam trong kháng chiến và có những cảm xúc lắng sâu về thân phận nhỏ bé của con người.
Trong thời bình, khi trực tiếp đối mặt với cuộc sống đời thường, với cảm hứng thế sự, đời tư ông đã phản ánh một cách mạnh mẽ, tỉnh táo hiện thực đất nước và làng quê khi chiến tranh lùi xa hàng chục năm, phơi bày những bất cập của xã hội đương thời; những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời, về số phận con người, về cái tôi cá nhân. Chính vì vậy, thơ ông giàu giá trị nhân văn, nhân bản. Lấy sự chân thực làm
điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo, Nguyễn Duy đã tạo được sự đồng cảm và niềm tin vững chắc nơi người đọc. Có lẽ vì vậy, thơ ông được độc giả yêu thích “trước hết vì nó thực sự là một phần của một cuộc đời, là tiếng nói của một cây bút có trách nhiệm trước cuộc sống xây dựng và chiến đấu sôi động trên đất nước ta những năm qua” (Lê Quang Hưng) [58,tr.158].
3. Để chuyển tải mạch cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của mình, Nguyễn Duy đã tìm tòi sử dụng nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Trong đó phải kể đến sựđóng góp của thể thơ, ngôn ngữ thơ và giọng điệu.
Khi đã chọn làm một kiếp tằm nhả tơ, mỗi nhà thơ đều đứng vững ở một thể
thơ sở trường của mình. Với thể thơ lục bát, Nguyễn Duy đã tiếp thu, chịu ảnh hưởng của ca dao, uống nước ở nguồn mạch thơ ca dân gian trong trẻo nhưng bằng tình yêu ca dao, bằng sức lao động sáng tạo của mình, ông đã “đền ơn đáp nghĩa” bằng cách làm cho ca dao sống mạnh mẽ, khỏe khoắn, sâu sắc trong cuộc sống và thơ ca hiện
đại với những lớp nghĩa vốn đa tầng của nó. Và bằng sự cách tân các yếu tố nghệ
thuật câu thơ lục bát như: sử dụng nhiều thanh trắc, tăng cường nhịp lẻ, phép trùng
điệp ở mọi cấp độ, cập nhật ngôn ngữ “cơm bụi”, “vỉa hè” và gia tăng chất thế sự, đời tư, Nguyễn Duy đã cải hóa sự mềm mại, óng ả vốn có của lục bát, đem đến cho bạn
đọc một thế giới vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, mang hơi thở nhịp sống của chính thì hiện tại. Vì vậy, người đọc có thể gặp ở thơ lục bát của Nguyễn Duy “vừa âm hưởng
của ca dao - dân ca ngọt ngào thân mật, vừa vang vọng của thơ ca bác học lắng sâu vào trí tuệ. Cách tân linh hoạt nhưng lại nhuần nhuyễn cả xưa lẫn nay, truyền thống và hiện đại” (Lê Trí Viễn) [147, tr..289].
Dung hòa được chất truyền thống và hiện đại, tạo ra cái mới mà không xung
đột với cái cũ là một điều không phải dễ dàng gì đối với nhiều nhà thơ hiện nay. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ông hơi quá đà nhưng trên tất cả, ta vẫn thấy lục bát của Nguyễn Duy mang một vẻ đẹp vừa quen thuộc, vừa độc đáo, vừa có cả “hồn phố” lẫn “hồn quê”. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc làm nên vị trí của Nguyễn Duy trên thi đàn Việt Nam hiện đại.
Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Duy là ngôn ngữ đời sống, được chắt lọc, sắp xếp lại từ lời nói hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân. Để vượt lên những lối mòn ngôn ngữ, Nguyễn Duy đã sử dụng kết hợp nhiều phương thức tái tạo từ: so sánh, ẩn dụ, trùng điệp, “thơ hóa” ngôn ngữ đời thường. Với vai trò của người kiên trì “luyện thơ” từ “bụi chữ” (Rơi và nhặt) đồng thời cũng là một vũ công tài hoa “khiêu vũ từ ngữ” (
Khiêu vũ), Nguyễn Duy đã giữ được ngôn ngữ thơ ở giới hạn chênh vênh giữa các
đối cực: mộc mạc và tinh tế, bỡn cợt và nghiêm túc, nhẹ nhàng và sâu cay...
Không chỉ qua thể thơ, ngôn ngữ, chất dân gian còn ngấm trong giọng điệu thơ
Nguyễn Duy. Thơ ông có ba giọng điệu chính: kể chuyện tâm tình, tếu táo hài hước và chiêm nghiệm suy tư. Những giọng điệu này được hấp thụ từ giọng điệu của người dân Việt Nam ta rồi tinh lọc, thăng hoa. Nếu yếu tố tự sự trong mỗi bài thơ, những từ
hô gọi có âm điệu tha thiết, sự xuất hiện trực tiếp của cái tôi trữ tình, sự kìm chế, dồn nén cảm xúc trước những đau thương mất mát...đã tạo nên giọng điệu kể chuyện tâm tình ấm áp, điềm đạm; giọng thơ tếu táo hài hước phảng phất khẩu khí “gã hề chèo áo ngắn” được hình thành từ sự táo bạo chạm đến những vấn đề bức thiết của hiện thực