Thơ tự do với sự dàn trải về ý quanh ững câu thơ vắt dòng hiện đạ

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 92 - 109)

Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ YẾN LAN

3.2.2. Thơ tự do với sự dàn trải về ý quanh ững câu thơ vắt dòng hiện đạ

Hiện thực đời sống chiến tranh muôn màu, muôn vẻ, bề bộn và sôi động vì thế những vần điệu cũ, khuôn thước cũđã hạn chế sự biểu hiện của thơ. Đây chính là cơ sở để các thể loại thơ tự do phát triển, mở đến thơ không vần, thơ văn xuôi, thơ dài…những thể thơ đầy năng động biến hóa, phù hợp với yêu cầu, nội dung, dung nạp được nhiều liên tưởng, suy nghĩ, thích hợp với sự vận động của tư duy nghệ thuật. Thơ Yến Lan cũng vậy. Những bài thơ, câu thơ kéo dài ghi nhanh, ghi nhiều chi tiết, hình ảnh, tâm trạng có giá trị cao về nội dung, nghệ thuật gây được ấn tượng mạnh trong lòng độc giả.

Hồi ức về những ngày tháng cũ ngột ngạt tù đọng bịđánh thức bởi một loạt những hình ảnh xô đẩy nhau xuất hiện.

Tỉnh nhỏ,

Đìu hiu

Mặt trời ngủ giữa chiều, Trở mình trên mái rạ. Cây đứng nép bên đường, Tay xương nắm lá, Như tay người đưa thư

Áo vải tây vàng hai vai đã vá,

Đi giữa đường mấp mô, Không có kẻđợi chờ.

(Lại về tỉnh nhỏ)

Chỉ hai câu thơ nhưng được vắt qua 10 dòng, khái quát một bức tranh toàn cảnh về không khí tù đọng của tỉnh nhỏ trước cách mạng. Sự uể oải, ngưng đọng đó thấm vào cảnh vật đến cả mặt trời – nguồn gốc của mọi sự sống thiên nhiên kia cũng bị ảnh hưởng. Một ông mặt trời ngủ ngày “ngủ giữa chiều”, đang “trở mình trên mái rạ” và ngày bỗng tàn rất nhanh, tàn không phải vì địa hình heo hút mà tàn vì không có sự hoạt động. Sự ngưng đọng tới mức mà một lá thư – thông tin của con người – đến đây từ viễn xứ cũng trở thành thứ không có ai chờ đợi…

Trong cuộc sống ngột ngạt đó, con người còn bị câu thúc bởi những khuôn vàng thước ngọc của lễ giáo khiến những khao khát hạnh phúc cá nhân trở thành thứ yếu.

Sau những ngày dang dở tình duyên Con đỏ trên tay

thành người góa bụa Tóc xanh vướng trong khăn tang dẫy dụa Theo lệ hàng năm về quê ngoại bên sông

Lạc trong đám vợ chồng

Không dám ước mơ một đường tơ nối tiếp

Không dám trườn qua “thước ngọc khuôn vàng”

Đục

Trong

một bước sang ngang

Mốc định mệnh ai đóng vào xương sống Tổ kén lễ nghi bao trùm xác nhộng Nồi ươm giết kiếp con ngài

Mỗi xuân về

mỗi kéo dài thêm

sợi chỉ tâm tình ai oán…

Một câu chuyện kể về người phụ nữ chịu cảnh góa bụa khi mái tóc còn xanh, con còn đỏ hỏn. Bởi lễ nghi phong kiến, bởi khuôn vàng thước ngọc mà không dám bước tiếp con trên con đường tìm hạnh phúc lứa đôi cho dù chị khát khao cháy bỏng. Những dòng thơ dài ngắn, khúc khuỷu, đan xen, nối tiếp nhau như câu chuyện bất tận về cuộc đời bất hạnh của chị, đó là mối cảm thông của thi nhân dành riêng cho chị và cho những kiếp người bất hạnh ngày xưa.

Trong những ngày đầu dựng xây đất nước, tìm kiếm con đường phát triển tốt nhất cho dân tộc, sao cho mọi người cùng được lao động, cùng được chia phần một cách công bằng, mô hình hợp tác xã là sự lựa chọn sống còn của ngày ấy để thực hiện sự công bằng. Tuy nhiên, ở bước đầu góp tài sản của mình vào hợp tác, rồi làm làm sao, ăn như thế nào ai chia, ai giữ không phải đã có câu trả lời thỏa đáng. Tất cả những tình cảm ngổn ngang của những cá nhân trong buổi đầu gia nhập hợp tác được ghi nhận lại bằng những dòng thơ dường như bất tận. Sựđộng viên lúc này mới ý nghĩa làm sao:

Nuôi việc làm ăn như nuôi con qua đốt

Đến ngày con lẫy, con chơi;

Đến ngày mười tám, đôi mươi,

Cái khó đan vào cái dễ

Nan mốt nan hai

Nuôi việc làm ăn từ hạt muối củ khoai, Gian khổ, không dừng sức lớn.

(Bài ca hợp tác thôn tôi)

Trên mặt trận chống giặc ngoại xâm, một cuộc chiến, không phải một hai tháng, một hai năm mà đã mấy chục năm trôi qua. Những người con của miền Nam tập kết ra Bắc nhưng lòng vẫn canh cánh hướng về quê hương, nghe ngóng từng tin tức chiến sự. Để rồi thời cơ quyết định đã tới, không khí khẩn trương của những ngày tiến đánh giải phóng quê hương náo nức khiến họ không thể kìm chế:

Ta tiến lên với dòng Côn ào ạt Cầu Đôi đây, bao lớp đã thay dầm

Vẫn nguyên liền nhịp thép đón quân sang Không kín nữa Đèo Son, hầm cố thủ

Cái bọc độc cả quân đoàn ôm giữ

Kho hậu cần cho tất cả Tây Nguyên Bộ mặt huênh hoang lũ lũ cuồng điên

Đã ưử run dài cơn sốt.

(Hôm nay đã đến Bình Định ơi.)

Một câu thơ vắt tràn qua tám dòng, ôm chứa hết những diễn biến nóng bỏng tình hình chiến sự của quê hương. Mỗi dòng thơ ta như cảm nhận được giọt nước mắt nóng hổi và dòng máu đang sùng sục sôi lên trong huyết quản của những người con sau bao năm chờđợi. Sựđợi chờấy giờđây đang được đền đáp.

3.3. Nhịp thơ

Thơ là tiếng nói của tình cảm, của trái tim căng tràn về cuộc sống. Cũng như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ cũng có nhịp điệu riêng của nó. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉđược biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm

thanh nhịp điệu của từ ngữấy. Âm thanh nhịp điệu thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà nhiều khi từ ngữ không thể nói hết. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là ý nghĩa thơ tách độc lập với từ ngữ mà chính xác là từ ngữ, kết hợp với nhịp điệu chúng ta sẽ có trường nghĩa thơ rộng mở hơn.

Trước hết cần xác định rõ nhịp thơ – nhịp điệu - trong một bài thơ, một câu thơ không phải chỉ bộc lộ ở cách ngắt thành những đoạn tiết tấu như ta vẫn thường làm trước đây mà do nhiều nhân tố tạo thành. “Thanh điệu của từ, thanh điệu của đoạn tiết tấu, vần thơ…đều tham gia vào việc tổ chức nhịp điệu” [23, tr.384]. Do đặc điểm của tiếng Việt là thứ ngôn ngữđơn âm tiết, nên “nhịp điệu trong thơ Việt Nam chủ yếu dựa vào sự tổ chức thanh điệu bằng trắc trong phạm vi câu thơ, hệ thống tiết tấu trong câu thơ và đến cả thanh điệu của mỗi từ”. [23, tr.384]

Khi đọc một bài thơ hay, điều đầu tiên mà người đọc bị quyến rũđó chính là sự du dương, trầm bỗng như một bản nhạc. Tính nhạc đó được tạo thành chính là thanh điệu trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc. Tất nhiên trong văn xuôi cũng có những đoạn, những phần mang tính nhạc mà chúng ta không thể phủ nhận được, tuy nhiên sốđó chỉ chiếm một phần không đáng kể. Trong thơ khi người nghệ sĩ càng làm chủ được vốn ngôn từ phong phú của dân tộc thì tác phẩm của họ càng dễđi sâu vào lòng bạn đọc.

Trong chúng ta ai mà không từng xúc động đến lặng người trước những âm điệu thiết tha, khơi dậy những kỉ niệm yêu thương đằm thắm tự thuở ấu thơ khi đọc được những dòng, những chữ Tố Hữu viết về quê mẹ:

Huếơi quê mẹ của ta ơi

Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười

Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng Mưa nguồn, gió biển nắng xa khơi

(Huế, Quê mẹ )

Không chỉ thanh điệu mà vần cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong việc tạo thành nhịp điệu cho thơ. Nếu thanh điệu có tác dụng làm cho câu thơ

trầm bỗng thì “vần trong thơ có tác dụng nối dính các dòng thơ lại với nhauthành một

đơn vị thống nhất có âm hưởng riêng” [64, tr.369] dễ đi vào trí nhớ của bạn đọc. Một điều dễ thấy rằng, trẻ con ngay từ khi chưa có ý thức tự giác trong việc học thuộc lòng thì chính nhờ vần mà các khúc đồng dao dễđi vào trí nhớ của chúng. Chẳng hạn: Dung dăng dung dẻ Dắt trẻđi chơi Đến cổng nhà trời Lạy dì lạy cậu Cho cháu về quê…

(Đồng dao)

Khi khảo sát về nhạc điệu trong thơ Yến Lan giai đoạn trước cách mạng chúng tôi nhận thấy cái tạo nên vị trí Yến Lan trong Thơ mới phần nào nằm ở đây.

Diễn tả tâm trạng cam chịu, buồn thương của một cô gái bị ép duyên dành cho người yêu:

Ừ, sao mà tương tư

Thương gì nơi vàng giếng Nhớ nào ở hương thu

Ngựa chàng sang hằng chuyến

Đường vẫn nao dòng cũ

Ngựa vào bước chân xưa Áo chàng xanh lam lũ

Trời ơi, trời đừng mưa. (Đường xưa)

Hai khổ thơ 40 chữ mà đến 29 chữ được dùng trong này là thanh bằng, kết hợp với lối gieo vần gián cách trong từng khổ thơ, diễn tả một tâm trạng buông xuôi, cam

chịu. Chấp nhận sự chia rẽ, dang dở tình duyên của mình như là một định mệnh không thể nào hoán đổi. Vẫn tương tư, vẫn thương, nh - những tính từ cảm xúc tăng cấp lần theo âm điệu bằng – bằng - trắc, nàng biết rằng trái tim nàng vẫn lẩn quẩn bến nước hò hẹn thấm đẫm hương, sắc mùa thu, vẫn biết ngựa chàng vẫn hàng ngày vượt một quãng đường dài để đi tìm người yêu, nhưng nàng không thể và không dám bỏ lại tất cả sau lưng để đi cùng tình yêu. Câu thơ cuối: “Trời ơi, trời đừng mưa” sử dụng toàn vần bằng, nhịp thơ ngắt 2/3 sau cụm từ “trời ơi” như là một tiếng than, lại như là một lời cầu xin, một chút cố gắng cuối cùng cho người yêu. Nhưng rồi ta cũng thấy rằng sự cố gắng đó của nàng cũng chỉ là vô vọng mà thôi.

Trong cuộc sống, chúng ta ai chẳng có những lúc mong chờ một điều gì đó: tình yêu, hạnh phúc, may mắn, cơ hội, hay chỉ đơn giản chỉ là một niềm vui nho nhỏ. Sự mong chờđến khắc khoải. Thế nhưng trớ trêu thay đôi khi chúng ta không nhận ra điều ấy để rồi đến lúc nó trôi vuột đi, ta lại khắc khoải đợi mong:

Nhưng đêm kia / đến một chàng kỵ mã, Nhúng đầy trăng / màu áo ngọc lưu ly. Chàng gọi đò,/ gọi đò,/ như hối hả.

Sợ trăng vàng / rơi khuất lối chưa đi.

Mà ông lão / say trăng / đầu gối sách

Để thuyền hồn / bơi khỏi Bến My Lăng. Tiếng gọi đò /, gọi đò/ như oán trách.

Gọi đò -/ thôi,/ run rẩy cả ngành trăng.

Bến My Lăng còn lạnh, / Bến My Lăng Ông lái buồn / đợi khách suốt bao trăng. (Bến My Lăng )

Vẫn lối gieo vần gián cách của thơ mới, vẫn lối ngắt nhịp 3 / 5 của thơ 8 chữ thế nhưng khi tiết tấu đoạn thơ bất chợt thay đổi thì cảm xúc dường như cũng dâng tràn, sóng sánh. Hai câu thơ diễn tả hai trạng thái cảm xúc gọi đò, cùng nhịp 3/2/3 nhưng nếu ở câu thứ nhất: “Chàng gọi đò,/ gọi đò,/ như hối hả” một trạng thái vội vã, gấp rút, và sau đó câu thơ trở về nhịp 3/5 quen thuộc để lại một cảm giác nôn nóng đợi chờ, thì ở câu thứ hai, vẫn một nhịp ấy nhưng câu thơ tiếp theo nhịp thơ vỡ vụn 2/1/5 thì một cảm giác hụt hẫng đến rúng động cả tâm can người đọc về một sự tiếc nuối: hạnh phúc đợi chờ đến mà không nắm bắt thì nó lại ra đi. “Gọi đò”, “thôi”, một khoảng lặng của đợi chờ, khoảng lặng chấm dứt. Tiếng gọi vọng tới trăng cao, tiếng gọi chấm dứt để lại khoảng không gian mênh mông vô tận run rẩy cả ngàng trăng.

“Tiếng gọi đò /, gọi đò / như oán trách. Gọi đò -/ thôi,/ run rẩy cả ngành trăng”.

Hai câu kết, nhịp thơ đảo lộn 5/3 rồi lại 3/5: một chút khoảnh khắc xáo trộn tâm tư rồi tất cả lại rơi vào sựđợi chờ mòn mỏi. Âm hưởng của vần “ăng” lan tỏa mãi, vấn vương mãi trong lòng người đọc về một sự đợi chờ và tiếc nuối. Yến Lan đã hình tượng hóa sự đợi chờ khát khao đó bằng hình ảnh ông lái đò bên Bến My Lăng, bến của miền mong, tưởng.

Không phải chỉ có gieo vần gián cách mà thơ Yến Lan còn có một đặc điểm nữa trong việc tạo nhạc tính để lôi cuốn người đọc và đồng thời lời thơ dễ đi vào trí nhớ của độc giảđó là việc gieo vần phối hợp với phối thanh bằng trắc đều đặn. 11 khổ thơ với 44 câu tác giả cứ xen kẽ gieo một câu bằng lại một câu trắc như bước chân một hai, một hai đều đặn dẫn người đọc đến với Bình Định bằng thi phẩm Bình Định 1935:

Đây là chốn nương mây và cậy nguyệt.

Đàng chờ xe, sông nước ước mong thuyền. Tịch dương liễu không biết mình đang biếc. Tương tư trời tương tư, nhạc triền miên.

Mây nổi đó nhưng hồn chừng xa xứ, Trăng cô liêu trắng mộng hồ xa nao? Xe lỗi hẹn với người trong lữ thứ,

Những cánh thuyền muôn dặm cũng hư hao…

Hoặc cách hiệp vần từng khổ 4 câu theo mô hình bằng – bằng – trắc – bằng (BBTB):

Chiều nghe chuông chở rét qua sông Chiều mong lời vui ở cánh đồng Tre nhại thi nhân trong xóm lạnh Chợ tàn tiễn khách với lều không

Ai nhại dùm ta tiếng võng đưa Của bao người mẹ tự bao giờ Những chiều năm xưa năm xưa ấy

Trong lúc ngoài trời lén đổ mưa

(Chiều)

Hoặc phối hợp hai kiểu hiệp vần trên trong cùng một bài thơ:

Ấy thế cho nên hàng xóm biết

Lời ong tiếng nhặng vẳng loang mau Vào ra cổng trước xưa nay ít

Giờ lại kiêng dè cả giậu sau

Xuân thơ tuổi trẻ trầy qua rồi Nhớ trộm yêu thầm chút vậy thôi

Một buổi nhà em gây xích mích Bởi bên tường thiếu chiếc khăn phơi (Gần nhà xa ngõ)

Khảo sát 46 bài thơ trước cách mạng của Yến Lan, chúng tôi thấy thơ ông thường chia thành từng khổ 4 câu và có những cách phối thanh ở phần gieo vần như sau:

Kiểu phối thanh TBBT (1) TBTB (2) BBTB (3) Phối hợp 2 + 3 (4) Vần bằng (5) Tự do (6) Tổng số Số bài 3 9 15 12 3 4 46 Phần trăm 6% 20% 33% 26% 6% 9% 100%

Như vậy tổng số kiểu phối thanh 2, 3, 4 ở thơ Yến Lan giai đoạn này chiếm đến 79%. Một điều chúng ta dễ nhận thấy là chính cách gieo vần với thanh bằng thì nhịp điệu thơ thường nhẹ nhàng, sâu lắng. Nếu buông theo cảm xúc thì những bài thơ có cách gieo vần này thường rất sâu, đi vào lòng người. Nhưng nếu có chủ đích trước để tác phẩm đạt được nhịp điệu theo cách gieo vần đó, phối thanh đó thì nói như tác giả Hà Minh Đức là “dụng công” lớn nhưng “hiệu quả lại kém sút” [23, tr.386]. Phải chăng đây là đặc điểm để nhận ra thơ Yến Lan và cũng từ đây chúng ta cũng nhận thấy hạn chế trong thơ của ông ? Ông đã có những bài thơ thật giàu cảm xúc, thực sựđưa người đọc đến với một bến thơ mà chỉ mình ông tạo dựng được: Bến My Lăng, Bình Định 1935, Đường xưa, Vắng vẻ…nhưng bên cạnh đó thì cũng có những tác phẩm thực sự chưa thuyết phục được bạn đọc bởi chính hạn chế trên. Trong khi các tác giả Thơ mới đương thời hướng đến với sự tự do, phá cách để thơ hoàn toàn rời xa thơ cách luật, đạt được sự tự do trong khi thi triển cảm xúc thì ông theo một cách nào đó lại gò thơ mình theo một hướng đi riêng, tự do đó nhưng vô tình lại trói buộc trong một khuôn khổ do chính ông đặt ra và hướng đến. Và có lẽ cũng chính đặc điểm này mà nhà nghiên cứu Hoài Thanh đã có nhận xét về thơ ông rằng: “ Khi đầu thì cũng hay hay, nhưng dần lâu cơ hồ ngạt thở. Chỉ thấy mờ mờ những con đường chảy, êm như những dòng sông” [90, tr.171]. Êm quá, bình lặng quá đôi khi đơn điệu quá giữa cái sôi động của thế giới

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 92 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)