Lành ững con người khỏe khoắn, mạnh mẽ trên khắp mọi vùng quê, chiến đấu, lao động trên mọi lĩnh vực góp phần dựng xây đất nước.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 66 - 69)

Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ YẾN LAN

2.4.2.Lành ững con người khỏe khoắn, mạnh mẽ trên khắp mọi vùng quê, chiến đấu, lao động trên mọi lĩnh vực góp phần dựng xây đất nước.

đấu, lao động trên mọi lĩnh vực góp phần dựng xây đất nước.

Trước hết là những anh hùng của dân tộc, từ nhỏ đến lớn, bất kể gái trai, họ đã làm rạng danh đất Việt, họ đi vào trang thơ của Yến Lan nhẹ nhàng, tự nhiên như hơi thở, thay thế cho những con người mờ mờảo ảo của những ngày xưa:

Khi em Tám biết xả thân làm ngọn đuốc Khi giữa pháp trường cỏđá cũng trào sôi Anh Trỗi hô : “Hãy nhớ lấy lời tôi”

Khi anh Trọng còn hiện hình trong mỗi tràng súng ngắn Khi còn mãi sinh sôi những nụ cười chị Thắng

(Sài Gòn của chúng ta)

Nhưng anh hùng phải đâu chỉ có vậy bởi:

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họđã sống và chết

Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họđã làm ra đất nước

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm )

Thế nên, ta bắt gặp hình ảnh cô kỹ sư chăn nuôi, bâng khuâng, quyến luyến trước đàn bò thân thiết khi cô đang trên đường đi nghỉ phép. Đặc điểm ngộ nghĩnh của từng con vật mà ngày ngày cô gắn bó chăm sóc đã choán hết tâm tư, khiến cô dường như quên luôn những gì định làm trong những ngày nghỉ phép, chỉ só sự nôn nao được trở lại công việc thường ngày:

Buổi chiều về gặp mặt người thương Cô cố quên câu chuyện trên đường

Nhưng với vẻ bâng khuâng không thể nào dấu hết Ôi cỏ non, cỏ non xanh biếc

Vừa mới xa trên mắt đã dâng tràn (Cỏ non)

Đã không còn nữa những chàng và nàng của tình yêu lãng mạn, dang dở. Cũng không còn anh và em của những giàu sang cách biệt đầy mặc cảm. Con người trong thơ Yến Lan đã thay hình đổi dạng. Đó là những chàng trai, những cô gái trên những công trường lao động, đang thử sức mình với những thách thức khó khăn:

Thử sức bền đá hộc

Gái ngược phía thượng nguồn Băng mình qua sóng nước Em thành cô thợ máy Giờ lấy hồ làm quê Theo luồng cá đi về

(Tâm sự thác bà)

Là người chị, người anh, là cha, là mẹ trên mọi vùng tổ quốc đang ngày đêm cần mẫn với những công việc vừa độ nhật mưu sinh, vừa góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc:

Chị ngồi thêu gối rua khăn Dẻo đôi tay muốt bắt lần mối ren Anh bào vân gỗ láng men

Phơi màu sông núi lên trên sơn mài Mẹ mời bánh quả trầu cay

Lonh lanh bảy sắc trời mây xà cừ

….

Ngồi cùng cha chuốt nan thanh Tâm tư như cũng đan quanh giỏ làn.

(Những nét cổ truyền)

Hay đây nữa, trong cuộc chiến với quân xâm lược, hình ảnh người mẹ quê hương ngày đêm đương đầu với những hiểm nguy, chết chóc, nhưng mẹ vẫn hùng dũng hiên ngang vượt lên tất cả để từ việc tải lương, gánh đạn cho đến xông pha trận mạc, dấu chân mẹ đã in khắp mọi nơi, mặc những đánh đập khảo tra cho đến sự dụ dỗ của quân thù, mẹ vẫn đinh ninh vững bước đi đến ngày chiến thắng:

Bao dọa dẫm phỉnh phờ khảo đánh Mẹ vẫn đinh ninh một tấm gan lỳ

Ngày đánh Mỹđèo Nhong mẹ liền đêm gánh đạn Cho đến trận này trước tầm pháo nặng

Khăn mẹ vung qua rào điện Đèo Son Chân mẹ dày lên cọc cảng Quy Nhơn Mẹ hùng dũng giữa đoàn quân giải phóng

(Chiến thắng này không chỉ riêng con)

Và với Yến Lan, nỗi niềm thao thiết vẫn là quê hương Bình Định. Không còn những “cô em nằm xem kiếm hiệp”, hay những người bán hàng rong liếc “nhìn nhau qua mẹt bánh”, cũng không phải là những con người như từ thế giới thần thoại, cổ tích bước ra nữa, mà đó là những con người sống động của cuộc sống hôm nay. Cuộc sống của những tháng ngày sôi động chiến đấu với kẻ thù, mà nói như Nguyễn Đình Thi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“ôm đất nước những người áo vải, đã đứng lên thành những anh hùng”. Đó là người cha, người mẹ, là bà, là cháu, là trai Bình Định, là gái quạt trấu…là những con người bình dị của quê hương, họ đã làm nhòe đi cái tên riêng để rực sáng cái tên chung của đất nước. Mỗi người là một nốt nhạc đang hòa trong bản hùng ca chiến đấu, chiến thắng của dân tộc

Cha mẹ phá đường, bà cháu tản cư

Trai Bình Định ôm bom vào Tú Thủy Ngựđèo Nhong hay canh bãi Vân sơn Gái quạt trấu cũng hóa thành dũng sĩ, Cầu Bà Di đẩy dựng những toa goòng

(Bình Định 1947)

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 66 - 69)