Hình tượng thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 44 - 49)

Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ YẾN LAN

2.2. Hình tượng thiên nhiên

2.2.1. Ngoài những hình ảnh lãng mạn về thiên nhiên như những nhà thơ mới khác - phát hiện về thiên nhiên hoàn toàn mới khi cởi bỏđược cái áo ước lệ của thơ cũ thì hầu như nước sông Côn, những bến đò và trăng đặc biệt là trăng rất riêng của Bình Định là những hình tượng tràn ngập trong thơ Yến Lan từ những ngày đầu đến với nàng thơ với một không khí u hoài, bàng bạc.

Con sông Côn của quê hương Bình Định ấy, nó ghi dấu ấn với Yến Lan từ thuở lọt lòng

Quê ngoại bên kia bãi cát vàng Mẹ tôi về, lỡ chuyến đò ngang Cơn đau trở dạ, không giường chiếu

Tôi lọt lòng ra giữa bãi trăng. (Bệnh trăng)

Để rồi từđó sông Côn, bến sông quê hương đã gắn bó với tuổi thơ và nuôi dưỡng hồn thơ của thi sĩ. Hình ảnh con đò, bến sông cứ trở đi trở lại mãi trong thơ Yến Lan như một phương tiện nghệ thuật, tạo nên một không gian thơ đặc biệt ngập tràn sông nước. 18/ 43 bài thơ trong giai đoạn này của Yến Lan mang hình ảnh bến sông, con đò (thuyền), hẳn không phải là một sự tình cờ ngẫu nhiên.

Người mẹ sinh ra thi sĩ, thi sĩ tự đặt tên cho bến sông mình chào đời, để rồi bến sông ấy trở thành một huyền thoại, tồn tại đấy, ai cũng biết mà tìm không thấy: Bến My Lăng.

Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách, Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu. Trăng thì đầy, rơi vàng trên mặt sách, Ông lái buồn để gió lén mơn râu.

(Bến My Lăng )

Những ai đã từng đọc, từng biết đến thơ Yến Lan họ đều lần tìm cái bến ấy, nhưng Bến My Lăng ở đâu? " ở trong lòng tôi và cũng trong lòng bạn" (Yến Lan), tự nhiên, gần gũi mà sao cũng thấy xa lạ và đẹp, đẹp đến nao lòng. Một bến sông trăng kì lạ, một ông lái đò say trăng đến kì lạ, một chàng kị mã hối hả giữa ánh trăng vàng như dát ngọc…tất cả như hư ảo mà như thật về một cuộc kiếm tìm, chờ đợi hạnh phúc trong cuộc đời. Ai đã từng chờđợi ….sẽ thấy Bến My Lăng .

Bến sông cũng là hình ảnh về quê hương mỗi độ phải đi xa

Mưa đưa thương nhớ về làng.

Mưa làm xa những dặm đàng, bến sông. (Nhớ làng)

Bến sông không chỉ là của riêng Yến Lan nữa, mà đâu đó người đọc như còn thấy trong thơ ông nó trở thành bến lòng của con người, một khát khao hạnh phúc, một sự đợi chờđến cháy bỏng:

Em mơ tiếng khách bên sông gọi Một khách qua ngang lỡ chuyến đò Trong lúc lòng em khô héo đợi Âm thầm nao chảy nước nguồn thơ. (Bến lòng)

Và đây nữa, một làng quê Việt Nam giản dị được đẩy vào trang thơ ông với một cái nhìn mới, một góc độ mới: cũng một chiều se lạnh bên sông, một bờ tre xào xạc, một buổi vãn chợ nhưng tất cả nhưđều có cảm xúc rất người, hay nói chính xác hơn nó hòa quyện cùng cảm xúc với con người trước một không gian bàng bạc:

Chiều nghe chuông chở rét qua sông Chiều mộng lời vui ở cánh đồng Tre nhại thi nhân trong xóm lạnh Chợ tàn tiễn khách với lều không (Chiều)

Không chỉ có sông nước, bến và thuyền mà đọc thơ Yến Lan người ta như còn ngụp lặn giữa một trời trăng lung linh huyền ảo. Trăng vốn là tri kỷ của thi nhân từ muôn đời nay. Có quá không khi nói rằng mỗi thi sĩ đều có riêng cho mình một nàng trăng. Ít hay nhiều trong đời họ đều có những vần thơ về trăng với trăng và cho trăng. Hoài Thanh trong phần nhận xét về thơ Yến Lan đã từng viết rằng: “và nhất là cái vừng trăng vẫn thường ám ảnh các nhà thơ Bình Định” [90, tr.171]. Trăng Bình Định có gì lạ chăng? Giữa cái mênh mông diệu vợi của trời đất, những bóng tháp cổ chập chùng cô tịch " vào những đêm trăng sáng thì tuyệt đẹp, nhưng huyền ảo đến rợn người như đi vào một thế giới xa lạ (…) Trăng bao phủ tứ phía bằng một ánh sáng lung linh chờn chợn khó phân biệt từ trên trăng tỏa xuống hay từ cát trắng chiếu lên.

Tơ trăng dày đặc, mỗi cử động hay di chuyển đều như lùa cả trăng theo" [89, tr.56] Chính cái nét hoang dại đó tạo nên sức hút đến ám ảnh các nhà thơ Bình Định. Thế nên trăng ở đây người ta có thể mang rao bán, trăng có thể khóc, cười, ngẩn ngơ thậm chí ngả ngửa trần truồng…tất cả mọi cung bậc từ bình thường đến bất thường như của con người. Với Yến Lan có lẽ cũng không ngoại lệ. Trăng trong thơ ông không nhiều như thơ Hàn Mặc Tử, không cô đơn như trăng trong thơ Xuân Diệu, không ma quái như Chế Lan Viên, không say đắm điên cuồng như trong thơ Hàn Mặc Tử mà trăng trong thơ ông rất riêng nó góp phần làm phong phú thêm cho sắc thái trăng Bình Định- một sức hút đến ám ảnh các nhà thơ, một vầng trăng không có tuổi cứ lung linh dịu dàng tỏa khắp không gian. Trăng với ông là máu là thịt, là nguồn mạch yêu thương. Yến Lan đưa người đọc đến với trăng của mình một cách yêu thương trân trọng : đó là cái nôi êm ái lúc chào đời

Tôi lọt lòng ra giữa bãi trăng. (Bệnh trăng)

Là người bầu bạn, là nguồn mạch yêu thương trong những tháng ngày thơấu:

Từ thuở lên hai, trăng đã yêu

Đã bồng, đã ấp, đã nâng niu Ban ngày tôi ngủ trong lòng mẹ

Lại ngủ trong trăng lúc tắt chiều (Bệnh trăng)

Tuổi yêu đương hoa mộng của mình trăng cũng là một nhân chứng không hề vắng mặt tựa như trong một truyện thơ của thời xa xưa mà ta đã từng đọc ởđâu đó

Thuyền chàng còn khuất nương dâu Thuyền nàng còn ghé bên cần nước reo. Hai thuyền một yếu tay chèo

Thuyền nhiều trăng quá sao đèo hết trăng?

Trăng là máu là thịt của thi nhân, thế nên có những khi dường như không thể nói hết được lòng yêu trăng của mình mà thi sĩ đã nhận rằng mình mắc một căn bệnh mà có lẽđến bây giờ trong y bạ của thế giới cũng chưa hề từng ghi nhận tên một căn bệnh nào như thế, bởi nó là của riêng thi sĩ Yến Lan : bệnh trăng - một căn bệnh của lòng si mê, ngưỡng mộ mà không một loại biệt dược nào có thể chữa trị được hay nói cho chính xác cũng không có ai can đảm nghiên cứu để tìm cách chữa trị.

Tôi đã thành người mắc bệnh trăng…. Bởi điệu tâm hồn, nhịp ái ân

Đêm đêm chờđến để mong dâng Tôi yêu trăng quá, mê trăng quá Như má yêu môi đến đến gần

(Bệnh trăng).

Căn bệnh ấy nó khắc vào tâm hồn vào từng hơi thở chàng để rồi buổi đầu đến với nàng thơ, nó đã đường hoàng tìm được cho chàng một chỗ đứng vững chắc trên thi đàn, trong lòng bạn đọc bằng một bến sông mà nơi ấy ánh trăng như được dát bằng ngọc lưu ly, bến sông ấy có một ông lái đò say trăng đến độ để thuyền hồn bơi khỏi bến sông trăng "vượt cả bến trăng cao", một chàng kỵ mã với áo giáp như dát bằng trăng, bằng ngọc lưu ly, chàng hối hả gọi đò vì "sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi", bến sông ấy - Bến My Lăng huyền thoại. Người đọc bước vào Bến My Lăng như ngộp đi bởi ánh trăng, chỉ có thể thả hồn mình theo từng giọt vàng óng ánh mà chịu không thể nào cầm nắm được mà nói như Hoài Thanh "Chỉ thấy mờ mờ những con đường chảy, êm như những dòng sông,và nhất là cái vừng trăng vẫn thường ám ảnh các nhà thơ Bình Định". [90, tr.171]

Trôi quanh thuyền, những lá vàng quá lạnh Tìm mặt trời nhưng chỉ giải trăng … trăng. Từng áo chiều bọc vàng đua lảng tránh,

Để trăng buồn bao phủ Bến My Lăng. (Bến My Lăng )

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)