Bước ra khỏi cuộc chiến, Yến Lan lại quay về với cuộc sống đời thường, với trái tim nghệ sĩ rung động trước những cảnh đời

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 69 - 92)

Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ YẾN LAN

2.4.3.Bước ra khỏi cuộc chiến, Yến Lan lại quay về với cuộc sống đời thường, với trái tim nghệ sĩ rung động trước những cảnh đời

với trái tim nghệ sĩ rung động trước những cảnh đời .

Lỡ đường xe khách ghé Lăng Cô Bà cụ lần khân đến bán sò Khăn vấn cắt ra từ áo lễ

Gấm nhà thế tộc cũ kinh đô (Áo gấm )

Một vạt khăn vấn cũng gợi cho tác giả sự liên tưởng về kiếp người dâu bể. Một bà cụ ngập ngừng bán sò độ nhật cho khách trên những chuyến xe xuôi ngược. Một chút ngập ngừng, một chút e ngại của người bán hàng làm tác giả chú ý. Có gì đặc biệt chăng? “ Khăn vấn cắt ra từ áo lễ, Gấm nhà thế tộc cũ kinh đô”. Thì ra mảnh vải từ chiếc khăn vấn tóc là câu trả lời cho mọi sự thắc mắc. Sự cảm thương dâng tràn trong tim tác giả. Ắt hẳn ngày xưa con người ấy sống trong khuê các, trướng rủ màn che, kẻ hầu người hạ. Cuộc đời biến đổi để bây giờ ở tuổi xế chiều con người ấy đang lóng ngóng, e ngại trong cuộc mưu sinh. Áo lễ ngày xưa hoặc đã rách, hoặc không còn được phô bày cho đúng với môi trường sản sinh ra nó, thế nên nó được chủ nhân tận dụng thành một manh vải để làm khăn vấn tóc. Âu cũng là một cuộc đổi thay cho phù hợp với cuộc sống.

Nương theo một tiếng đàn điêu luyện, tác giả bắt gặp người nghệ sĩđang trải tiếng tơ lòng để kiếm sống. Thế nhưng thay vì cung đàn ấy được vang lên trong những đêm trăng với những người tri kỷ, tri âm, hay ở những cung, những phủ, những buổi đàn ca hát xướng để nhận được sự đồng cảm sâu sắc, sự tưởng thưởng xứng tài thì ở đây nó đang lang thang nơi đầu đường, xó chợ, nơi cò kè bán chác. Thế nên thay vì là những đường tơ thánh thót thì nó lại chính là tiếng nấc đớn đau của người nghệ sĩ. Còn đâu sự nâng niu, cẩn trọng để rồi nửa đêm giật mình tỉnh giấc dưới một mái hiên, người nghệ nhân xót xa cho cung đàn đang thấm lạnh dưới ánh trăng khuya.

Người nghệ nhân theo nấc tiếng đàn Rải cùng chợ búa bước lang thang Nửa đêm tỉnh giấc đầu hiên quán Sợ lạnh đường tơ một ánh trăng (Tơđàn )

Qua thế giới hình tượng nghệ thuật ấy ta có thể cảm nhận được nguyên tắc nắm bắt đời sống của Yến Lan ngay từ khi bắt đầu sáng tác thơ, ông đã rõ ràng khuynh hướng: Lấy cuộc sống của mình, của những người xung quanh mình làm đề tài, từ cảnh sắc phong vị miền Trung và những sắc thái tâm hồn dân dã mà tạo nguồn xúc cảm. Đi qua những năm tháng chiến tranh, trong cuộc chiến đấu của dân tộc, thơ ông cũng có lúc làm nhiệm vụ “chuyên chở” như Bác Hồ đã nói “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt , anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [7, tr.5] nhưng cái “chuyên chở” của Yến Lan khác với các cây bút cùng thời. Nếu như họ lấy bối cảnh mặt trận, lấy hình ảnh những anh bộ đội, những vị lãnh đạo để làm nòng cốt cho sáng tác của mình thì với Yến Lan dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn hướng về cuộc sống thường ngày. Một cuộc sống bình thường, giản dị . Phải chăng chính từ những gì bình dị nhất của cuộc sống nên ngay từkhi ra đời thơ Yến Lan không phải là tâm điểm, gây chú ý trên văn đàn, nó bình lặng, lẩn khuất trong muôn vàn những tác phẩm rực lửa ngày ấy. Chỉ đến khi chất lửa đã qua đi, cuộc sống đã lắng dịu thì thơ Yến Lan mới được ghi nhận một cách cẩn thận, nghiêm túc. Với công chúng, tác phẩm của ông vẫn len lõi tồn tại dù chỉ bằng một vài câu câu thơ mà đôi khi họ không biết tác giả là ai, nhưng những câu thơ ấy lại làm lay động lòng người.

Chương 3. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG THƠ YẾN LAN

Nếu như hình tượng nghệ thuật trong thơ trữ tình cho ta thấy nguyên tắc nắm bắt đời sống của tác giả thì phương thức biểu hiện lại giúp cho ta việc khái quát đặc điểm hình thức thơ. Hình thức bao gồm lời thơ, thể thơ, dòng thơ, từ ngữ, nhịp điệu, hình ảnh, các hình thức tổ chức bài thơ, câu thơ… Tuy nhiên, chúng không phải là những gì thuần túy kỹ thuật. Hình thức bao giờ cũng đi đôi với nội dung và tiêu chuẩn của hình thức thơ “chủ yếu là khả năng thâm nhập vào các chiều sâu của hiện thực và tâm hồn con người thời đại” [87,tr.272].

Trong tiến trình vận động và phát triển của thơ, các phương thức, phương tiện biểu hiện cũng không ngừng biến động cho phù hợp với quan niệm mới về thơ. Tuy nhiên đặc điểm riêng của ngôn ngữ thơ đòi hỏi phải có những phương thức, phương tiện đặc thù mang tính kế thừa bền vững từ đời này sang đời khác. Bởi vậy, một câu thơ, một bài thơ thực sự có sự sống bao giờ cũng là sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và sựđổi mới trên lĩnh vực hình thức thơ. Yến Lan là nhà thơ đã trải qua hầu hết những biến động của lịch sử thơ ca hiện đại, của lịch sử dân tộc. Vậy Yến Lan đã kế thừa và góp phần cách tân truyền thống như thế nào? Những đặc sắc nào trong hình thức thơ Yến Lan góp phần tích cực trong việc biểu hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình? Qua nghiên cứu chúng ta có thể thấy được những thành công và đóng góp của Yến Lan cho văn học đó chính là ngôn từ, dòng thơ và nhịp điệu.

3.1. Ngôn từ

Ngôn từ văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo ra theo quy luật chung của nghệ thuật. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Vậy cái nền ngôn ngữ của thơ Yến Lan là gì và ông đã có tác động, đổi mới như thế nào trên cái nền đó?

3.1.1. Sự đóng góp của Yến Lan cho Thơ mới trong giai đoạn trước cách mạng bằng hệ thống ngôn từ nghệ thuật - ngôn từ của cảm xúc - cảm giác và cách thức sử dụng.

Trước cách mạng khi Thơ mới đã có những chuyển động mạnh mẽ để thoát ra khỏi thơ cách luật và hệ thống ngôn từ đầy chất ước lệ. Phong trào Thơ mới đã khai thác và sử dụng một hệ thống ngôn từ mới mẻ và giàu sức gợi cảm, có thể diễn tả những sắc thái riêng và cụ thể của cảm xúc lãng mạn. Đó là cảm xúc về vẻ đẹp dịu dàng của thiên nhiên, trạng thái hưng phấn hay tuyệt vọng trong tình yêu, và cả tâm trạng cô đơn, bế tắc của các cá nhân trước cuộc sống được thể hiện bằng hệ thống ngôn từ đầy cảm xúc như: bâng khuâng, mong manh, nhè nhẹ, đường trăng, hiu quạnh, du dương, tha thiết, dịu dàng, da diết… Bên cạnh cái nền chung đó, chúng ta cũng ghi nhận sự cố gắng cách tân của một số tác giả, đem đến cho từ vựng Việt Nam một số từ ngữ mới, gợi cảm hơn và hình tượng hơn.

Tả một cánh buồm tìm về bến nghỉ ngơi sau một chặng hải trình Yến Lan gọi nó là “su tam giác”, gọi một cái bến bình yên nơi chân đảo xa với nhịp sóng vỗ hiền hòa êm dịu, tránh xa, khuất hẳn sự hung hãn của bão tố hay những con sóng lớn ngoài khơi xa kia bằng nhịp sóng “hoãn hòa”:

Sầu tam giác buốm cô về lặng nghỉ

Nhịp hoãn hòa đến vỗđảo xa khơi.

(Xa xanh)

Chế Lan Viên đã thốt lên rằng ông yêu cái tên một tập thơ nước ngoài “Qu tam giác” (la pavie triangulaire) thì đồng thời ông cũng nhắc đến rằng bạn mình có một ngôn từ gọi cánh buồm cũng thật ấn tượng “su tam giác”, “ Nhưng su tam giác hay hơn ch và viết trước lê hơn bn mươi năm” [110, tr.6]. Vậy sự cách tân của các thi sĩ Việt Nam phải đâu chỉ là do sự “tiếp nhận thụđộng” từ các nền văn học lớn trên thế giới, mà nội lực của các thi sĩ của chúng ta cũng thật đáng khâm phục.

Đến thăm biển Sầm Sơn, trước cảnh nên thơ của bãi bờ, của hòn Trống, Mái ông ngẩn ngơ gọi nơi này có thể khiến người ta lưu danh lại bằng những vần thơ có thể chạm khắc vào đá. Khi tả nắng chiều trải ra trên khắp viên trang ông gọi đó là : “chiều bồ câu” mà Nguyễn Bao đã nói rằng “đó là những câu thơ hay nhất về Sầm Sơn quê tôi”.

Trống xa Mái ngẩn ngơ thơđá chạm Chiều bồ câu cánh ủ khắp viên trang

(Xa xanh)

Ngoài sự tìm tòi hệ thống ngôn từ mới của cảm xúc Yến Lan còn làm phong phú ngôn ngữ thơ mình bằng cách cụ thể hóa cái trừu tượng của cảm giác, của tâm trạng và tình cảm con người.

Chẳng hạn, khi người ta nói tới hồn, một khái niệm mơ hồ không nắm bắt, không hình dạng. Nhưng trong thơ Yến Lan người ta có thể thấy hồn có thể là khí, là chất lỏng, là căn phòng, là hình khối để có thể cuộn bay, chảy loảng, mở rộng, khép chặt hay chia cắt ra thành từng mảnh:

Lan can đỏ xuống dần từng bậc bậc

Hn cun dn bậc bậc khói hương xây

Hn tôi long trên bệ vàng thếp chảy Cùng hồn trưa quấn quýt lấy giao lân

(Bình Định 1935)

Hn tôi m rngđường sa mạc Năm tháng chờ qua dấu lạc đà (Lòng hè rộn giữa mùa đông)

Mt mnh hn ta còn đọng mãi Trên vành nong úa sắc thời gian

Hay tương tự như vậy, từ tấm lòng, tình ái, đến tình bạn bầu đều được Yến Lan định danh một cách cụ thể khiến dường như ta có thể va chạm, nắm bắt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lòng tôi cũng vậy – cn từ lâu Nửa vì em tưới cây tình ái

Một nửa hòa chung sui bn bu. (Khô)

Xứ thương nhớ, một mảnh hồn, suối bạn bầu, cây tình ái….là những sáng tạo mới mẻ, táo bạo trong thơ Yến Lan . Cách dùng từ tân kì, cách cụ thể hóa cái trừu tượng đã đem lại những cảm xúc mới mẻ trong thơ ông – vừa dễ cảm thụ vì nó được cụ thể hóa được các cảm xúc lại vừa khó nắm bắt vì bản chất các khái niệm tình cảm trừu tượng. Biện pháp “hữu hình hóa, vật chất hóa những cái vô hình, trừu tượng” [29,tr.113] không phải chỉ xuất hiện trong thơ Yến Lan mà nó cũng thường xuất hiện trong thơ của các tác giả cùng thời. Chẳng hạn như trong thơ Xuân Diệu ta dễ bắt gặp những cái vô hình như “hồn”, “xuân” “khí trời” đều có thểđược vật chất hóa thành những thứ có thể tiếp xúc ôm ấp, ăn uống, cắn, riết… “trời ơi ta muốn cắn hồn em”, hoặc “ hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” [29, tr.113]. Qua đó ta nhận thấy cách Xuân Diệu cụ thể hóa các khái niệm trừu tượng thiên về tạo cảm xúc, cảm giác bằng rất nhiều động từđể gợi . Còn trong thơ Yến Lan các khái niệm trừu tượng ấy được định danh trực tiếp bằng các định ngữ: “x thương nhớ”, “cây tình ái”, “sui bạn bầu” . Đối tượng được cụ thể hóa như vậy nên thơ Yến Lan thiên về tạo không gian. Ngoài việc cụ thể hóa các đối tượng, Yến Lan còn có những cách so sánh độc đáo tạo ra một không khí thơ huyền hoặc đặc trưng của ông trong giai đoạn này. Hình ảnh trong mối tương quan so sánh hết sức bất ngờ, thú vị thể hiện một trí tưởng tượng phong phú và sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Có khi ông so sánh con đường như một cánh tay bị phong hủi đang sủi thịt da lên, hoặc ví tiếng cười tươi ròn như mảnh kim cương, hoặc so sánh sự tươi trẻ của cuộc đời như sữa lúa – lúa đang ngậm sữa.

“Đường như cánh tay phong

Thịt đang sủi không cùng” (Hiu quạnh) “Đời tươi trẻ và măng như sữa lúa” “ Em thả tiếng cười trong gió sớm

Tươi ròn như những mảnh kim cương” (Lẫn tránh)

Bên cạnh sự so sánh sáng ý đó, Yến Lan cũng có những ý thơ so sánh có thể nói là bí ẩn, khó hiểu đôi khi gây sự phản cảm đối với người đọc, chẳng hạn

“Có những bàn tay mang ngón tay Lạc loài như một cánh chim bay”

(Có những bàn tay)

Hoặc

Những kẻ ngồi xe như bánh xe…

Tuy nhiên, đọc thơ Yến Lan giai đoạn này, người đọc có thể nhận thấy thế mạnh của ông chính là tạo ra một không gian thơ đặc trưng tâm trạng mà ở đó những cái thuộc về con người được dùng làm chuẩn mực để so sánh.

Nghe có tiếng quay tơ

Trong nhà nào rên xiết Buồn như câu li biệt. Tiễn nhau bên sông mờ

(Hiu quạnh)

Âm thanh tiếng quay tơđược mang ra để so sánh với một cuộc chia li ở bến sông. Trong cái xã hội mà mỗi bước di chuyển là một khó khăn, một lần li biệt là một lần khó hẹn ngày gặp lại. Vậy mà tiếng quay tơ ấy gợi ra một tâm trạng buồn của một cuộc chia li bên bến sông. Bến sông ấy mờ đi vì lẽ gì? Hơi sương hay nước mắt làm nhạt nhòa khung cảnh? Bước chân người lữ thứ trong đêm, lầm lũi bước đi trong tiếng quay tơ của nhà nào vang vọng. Tâm trạng ấy sao mà buồn bã, mà cô độc. Cả một không

gian vắng lặng chỉ tiếng bước chân lầm lũi hòa cùng tiếng quay tơ trong một khe cửa nào đó lọt ra. Thật ấn tượng.

3.1.2. Những chau chuốt, mới mẻ, bí ẩn đến khó hiểu của hệ thống ngôn từ trước đã được thay thế bằng lớp ngôn từ trong sáng, tinh tế, gần gũi đời thường từ sau cách mạng .

3.1.2.1.Khi thơ ca trở thành vũ khí tinh thần cho đấu tranh cách mạng và gắn bó chặt chẽ với đời sống ngôn ngữ thơ ca phải thật đời thường, giản dị, dễ hiểu gắn với hiện thực; mang không khí thời đại cần hạn chế đến mức thấp nhất sự khô khan đơn điệu. Đó là một yêu cầu không hềđơn giản đối với các văn nghệ sĩ ngày ấy.

Cũng như nhiều tác phẩm văn học thời ấy, thơ ca Yến Lan cũng xuất hiện rất nhiều những từ ngữ mới như: cách mạng, hội nghị, hợp tác xã, cán bộ, xã viên, đồng chí, cửa hàng mậu dịch, công trường, khói lửa…để đưa được lớp từ ngữấy vào thơđòi hỏi người nghệ sĩ phải dụng công rất lớn: Bung phi mi ngực phồng thân áo xám Trăng mát đường vềhi ngh cơ quan Chiều đại hi ráng lồng trên biu ng Đời căng buồm vềx s t do Đườngcách mng thơm từng trang lch s (Bình Định 1947)

Từ hình ảnh người cán bộ miền hậu phương trong những ngày đầu đầy khó khăn thử thách nhẹ nhàng bước vào thơ Yến Lan với một cái nhìn trìu mến, cảm thông; chất chứa sự khích lệ và cảm phục đối với một người đồng chí khi mà hợp tác vừa mới được xây dựng nên, mạ còn đang ở lúc đuôi gà vắt vẻo vậy mà nước sông mỗi lúc một dâng to, nỗi lo lắng dâng tràn trong chuyến đi công tác:

Hợp tác mới dựng nên Mạđuôi gà vắt vẻo

Mối lo lòng nặng trĩu

Nhìn hai trang sổ tay Chữ dồn lên như sóng Thêm một hàng mới ghi “Số hai lại báo động”

Bàn cứu hạn huyện ngoài Chống úng vào huyện giữa Chương trình họp ngày mai Huyện trong phòng đê vỡ

(Trên đười về huyện)

Đến sức nóng của chiến trường những ngày đấu tranh thống nhất đất nước. Những pháo đài, đồn chốt, nợ máu, nợ đời, lũ ác ôn đến hàng rào điện tử, pháo tầm xa … những từ ngữ khô khan sặc mùi chết chóc bước vào thơ Yến Lan tự nhiên như hơi thở:

Đây là tiếng đấu tranh không ngừng tiếp nối Từ bãi pháo tm xa ta bắn tới

Từ bàn tay không, đấm bật cht đồn N máu, nđời ta hỏi lũ ác ôn !

Đây là tiếng mở đường thênh thang ngang dọc Bước Thánh Gióng lồng bước đi dân tộc Mọi hàng rào đin t sẽ tiêu ma… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tiếng dồn sức mạnh)

Và rồi cuộc sống không phải luôn chỉ có màu hồng. Cuộc sống mới ở những ngày đầu đôi khi không như người ta tưởng, những va chạm khiến tâm trạng người ta có lúc buồn bã, thất vọng là điều không tránh khỏi, cũng vẫn những từ ngữ của thời sự cuộc

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 69 - 92)