Là ông lái đò, là chàng kị mãnh ững con người như bước ra từ huyền thoại Là chàng và nàng, là em và anh (tôi) với những rung động đầu đời và khổđ au vì tình

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 62 - 66)

Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ YẾN LAN

2.4.1.Là ông lái đò, là chàng kị mãnh ững con người như bước ra từ huyền thoại Là chàng và nàng, là em và anh (tôi) với những rung động đầu đời và khổđ au vì tình

yêu tan vỡ. Là những con người mờảo, nhợt nhạt trong cuộc sống đìu hiu trước cách mạng.

Cũng như bao nhà thơ mới thời ấy, Yến Lan cũng viết vềđề tài tình yêu. Mà điều đặc biệt là những mối tình dang dở, yêu đơn phương hoặc không môn đăng hộ đối. Xuất hiện trong thơ Yến Lan có thể là hình ảnh của chàng hoặc nàng nào đó trong một câu chuyện tình yêu của buổi đầu rung động.

Nàng từ tuổi sánh hoa, Không hay chồng đã hỏi. Chàng liền bữa đi qua, Yêu mà không dám nói.

(Đường xưa )

Tuổi yêu đương cũng như bao con tim khác có lẽ nàng cũng yêu, cũng thầm thương trộm nhớ bóng hình chàng mà không hay biết rằng cuộc nhân duyên của đời mình đã được cha mẹđịnh đoạt, còn chàng thì “yêu mà không dám nói”, vì ngại ngùng chưa dám ngỏ chăng hay vì sự chênh lệch gia thế? Để rồi khi người đến đưa nàng đi thì ngọn cỏ cũng nghẹn sầu vì chàng gọi cố nhân. Cái cổng làng kia như cũng quen mặt khi chàng dừng ngựa trong những lần đi tìm người xưa.

Từ nàng xa bãi sậy. Cỏ nghẹn sầu cố nhân. Cổng làng mà quạnh ấy, Ngựa chàng đến mấy lần.

(Đường xưa)

Có khi con người được nhắc đến trong thơ Yến Lan là một hình ảnh nào đó thật chung chung của một trái tim thiếu nữ đang thổn thức mơ mộng chuyện yêu đương, đang vẽ cho mình một mẫu hình lí tưởng . Đó là một người vừa gặp ban mai, người mà

mỗi khi đọc sách nàng thường mơ tưởng, mà người ấy tất phải “ có nhiều duyên” và “có tài”.

Chàng, chẳng chàng thì mới phải ai? Là người, rồi gặp một ban mai ; Là người, đọc sách, nàng mơ tưởng Có, có nhiều duyên - có, có tài.

(Đọc sách)

Nếu không phải vì chuyện yêu đương của chàng và nàng thì con người lại xuất hiện trong tâm sự về tình yêu của một kẻ “làm vườn”, chăm bẵm cho đóa hoa của mình khoe hương sắc để rồi khi người có du khách ghé qua, mang theo hương nhụy đóa hoa quý, kẻ làm vườn chỉ còn lại cánh hoa tàn cho ong bướm lả lơi.

Người sẽ vềđâu, du khách ơi

Mang theo hương thấm của hoa rồi.

Để phần cho kẻ trong vườn cũ

Những đóa hoa tàn bướm lả lơi. (Vô đề )

Bước ra khỏi những câu chuyện tình yêu, ta lại thấy thấp thoáng con người xuất hiện trong thơ Yến Lan chính là nỗi cảm thương của tác giả đối với một dân tộc –dân tộc Chàm- mà cuộc chiến tranh tang thương đã xóa sổ tất cả:

Vì lúc ấy, em ơi,

Chinh chiến cướp một người, Chiều nay chim bạch câu Vềđậu ở bên lầu.

Một ngọn đèn cô quạnh. Hai mái đầu trắng phau. Không lẽ trời thu lạnh. Mà vắng vẻ trước sau! (Vắng vẻ)

Không chỉ hình ảnh hai mái đầu bạc cô quạnh bên nhau mà hình ảnh đầu bạc, tiễn đầu xanh cứ lẩn khuất xuất hiện trong thơ Yến Lan, một niềm đau, một niềm thương cảm của thi nhân dành cho những kiếp người xưa cũ:

Những người tóc bạc nhìn hương cháy Bên cỗ quan tài sắp trẩy đi.

(Những người qua cửa)

Trên hết, nhắc đến con người trong thơ Yến Lan, bạn đọc khó có thể quên được hình ảnh của những con người như bước ra từ thế giới huyền thoại, từ trong mộng ảo

Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã, Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly. Chàng gọi đò, gọi đò, như hồi hả. Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi. (Bến My Lăng )

Chàng kỵ mã của ngày xưa còn sót lại chăng, hay người của ngày xưa đi lại chốn cũ. Người và trăng như hòa làm một hối hả trên con đường vắng lặng, ta như có thể nghe được tiếng vó ngựa dồn dập của chàng và tiếng gọi đò vang vọng khắp mặt sông. Phải chăng chàng chỉ đi được ở những nơi mà ánh trăng vàng soi rọi, chàng đi trên trăng, đi cùng trăng và khi trăng khuất, chàng cũng sẽ phải biến mất thế nên tiếng gọi đò càng thống thiết hơn bao giờ, hơn bất cứ ai. Tựa như trong truyện cổ tích, cô bé lọ lem chỉ trở thành nàng công chúa xinh đẹp khi chuông đồng hồ chưa điểm mười hai tiếng, vì thế nàng lúc nào cũng hối hả, vội vã, sợ phép màu không còn nữa. Chàng kỵ mã cũng từ thế giới ấy bước ra chăng?

Trong thơ Yến Lan không chỉ có hình ảnh chàng kỵ mã như bước ra từ huyền thoại ấy, mà còn có những con người dường như thoát tục, dường như họ là những thiền sư của đời Lí, đời Trần ngày xưa còn sót lại.

Gió đẩy bờ lau chạy với lau Níu chàm thu hẹp núp trong sâu

Bên cầu trúc đỏ phơi đầu bạc Ông lão quên về, đứng thả câu.

(Khi hoa đào nở)

Nếu như trong bài Ngư nhàn của Không Lộ thiền sư hai câu thơ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngư ông thụy trước vô nhân hoán Quá ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền

Dịch thơ:

(Ông chài ngủ tít không người gọi Tỉnh dậy thuyền trưa ngập tuyết rơi Theo bản dịch của Tạ Ngọc Liễn )

Ngoại trừ sự vay mượn - tuyết – vốn không phải là có thực phổ biến ở nước ta, còn lại thì cũng vẫn ông chài (trong hệ thống ngư tiều, canh, mục) và tuyết (trong hệ thống phong, hoa, tuyết, nguyệt) vốn là những thi liệu ước lệ trong thơ cũ. Ông chài trong thơ của Không Lộ thiền sư đã quên cái công việc độ nhật sinh nhai (đánh cá), ông “nhưđang diễn ra một sự thoát xác để tâm linh hòa nhập vào màu xanh vô tận, vô cùng”.[8, tr.67]. Còn trong bài thơ trên của Yến Lan thì ông lão (ông chài ) ở đây như cũng đang rơi vào trạng thái “quên” của các thiền sư ngày ấy. Nghĩa là trong trạng thái quên ấy có “ cùng tồn tại hai dòng thời gian, cái tĩnh tại hằng thường xuất hiện trong cái không ngừng trôi đi” [107, tr.21]. Thật vậy, nếu như tiếng gió xô đẩy bờ lau xào xạc cuốn đi nhắc nhở mọi người về sự hiện diện của thời gian hiện thực đang không ngừng trôi đi, thì sự việc bên cầu trúc đỏ, phơi ra một mái đầu bạc bất động của “ông lão quên về, đứng thả câu”, điều đó cho thấy một sự hòa nhập trọn vẹn giữa tâm hồn ông lão với làn gió, với ngọn lau, cho ta thấy rằng có một thời gian thường tại, không trôi đi, một khoảnh khắc cũng là mãi mãi. Người đọc như thấy ông lão có lẽ không chỉ “quên về” mà dường như ông cũng quên luôn rằng mình đang thả câu, một kiểu câu cá mà chẳng cần được cá, nó cũng thật giống cái tâm thế của Tam Nguyên Yên Đổ ngày xưa ngồi câu cá : “ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”,

sự buông thả tâm hồn để hòa nhập vào một thế giới hư không, không ai chạm vào được.

Cũng như thế, ta lại bắt gặp trạng thái quên của một ông lão trong thi phẩm Bến My Lăng

Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách, Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu. Trăng thì đầy, rơi vàng trên mặt sách, Ông lái buồn để gió lén mơn râu. (Bến My Lăng )

Sự buông thả thả tâm hồn trên con thuyền không neo đậu ấy đã dẫn đến phút hóa thân, con người vốn dĩ ham hoạt động (câu cá, chở đò) mà ngay từ những câu thơ đầu tiên này đã trở nên bất động. Giây phút hằng thường ấy, ông lão đã hóa thân hòa nhập cùng vũ trụ. Sự lưu chuyển của thời gian hiện thực dường như trở nên không có thực nữa mà chỉ cái khoảnh khắc hằng thường kia mới là thực tại đích thực. Thế nên, mặc tiếng gọi đò hối hả, như oán như trách, ông lão đã thoát tục, để hồn mình phiêu diêu vào cõi vô định cùng ánh trăng:

Mà ông lão say trăng đầu gối sách

Để thuyền hồn bơi khỏi Bến My Lăng (Bến My Lăng )

Một phần của tài liệu Đặc điểm thơ Yến Lan (Trang 62 - 66)