Tại Sao Dùng Thuật Ngữ Trao Quyền Cho Cộng Đồng?

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG (Trang 103 - 105)

Khi sử dụng từ ngữ, đôi khi chúng ta truyền đạt nhầm hoặc người khác hiểu nhầm ý chúng ta muốn nói. Bởi vì từ ngữ luôn luôn gắn với những biểu hiện xúc cảm và những giả thuyết nhất định.

Hãy lấy từ "sự nghèo đói" làm ví dụ. Trong lĩnh vực trợ giúp phát triển, chúng ta thường tự coi mình là những người lính trên mặt trận chống đói nghèo. Sự Nghèo Đói là kẻ thù chúng ta cần chiến thắng. Nhưng cái cần đạt được là gì? Sự Giàu Có?. Dường như không mấy ai trong chúng ta muốn nhận mình là chiến sĩ của cuộc đấu tranh vì sự giàu có. Tại sao vậy?

Dù nghèo và giàu đúng là hai phạm trù đối lập nhau, nhưng chúng cũng mang trong mình những ý nghĩa giả định, hàm ẩn và biểu cảm khác nữa. Nhìn chung giúp đỡ người nghèo là hợp đạo lý nhưng không mấy khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang giúp họ đạt được sự giàu có.

Học phần Tạo ra thu nhập đặt tên như vậy có vẻ dễ chấp nhận hơn là "tạo ra sự giàu có" mặc dù thuật ngữ thứ hai chính xác hơn về mặt kinh tế học. (Ở đây mục tiêu không chỉ là thu nhập mà rộng hơn là sự thịnh vượng). Nhưng thuật ngữ giàu có lại mang trong nó biểu hiện cảm xúc có phần tiêu cực. Nghèo đói là một vấn nạn bởi vì có sự bất bình đẳng trong xã hội; một vài người sở hữu nhiều của cải hơn phần đông những người khác. Nếu sự bình đẳng có thể hiện thực hóa thì nghèo đói sẽ không còn là vấn nạn nữa.

Một vài thuật ngữ liên quan chặt chẽ đến "sự giàu có" là "quyền lực" và "năng lực". Cộng đồng và cá nhân có thể sở hữu nhiều một trong ba thứ trên thì cũng sẽ sở hữu nhiều hai thứ còn lại và ngược lại (cộng đồng có thu nhập thấp thì thường quyền lực và năng lực của nó cũng thấp). Bởi vậy cải thiện đời sống của các cộng đồng nghèo đói có nghĩa là gia tăng sự giàu có, quyền lực và năng lực của họ.

Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.

Chúng ta luôn cho rằng giúp đỡ người nghèo là hành động cao đẹp, nhưng trong thâm tâm, có thể chúng ta không bao giờ muốn họ trở nên giàu có như mình. Chúng ta không thể chấp nhận được điều đó.

Một thuật ngữ phổ biến khác cũng gánh nặng trong nó những biểu hiện cảm xúc khác nhau đó là "sự dân chủ". Hiển nhiên tất cả chúng ta đều ủng hộ dân chủ.

Nhưng liệu chúng ta luôn muốn thúc đẩy dân chủ hay không?

Khi xem xét kĩ khái niệm dân chủ, ta hiểu rằng không phải lúc nào chúng ta cũng ủng hộ nó, đăc biệt là khi chúng ta phải từ bỏ một phần của cải, lợi ích hay quyền lợi của mình.

Nhiều người cho rằng họ ủng hộ dân chủ nhưng thực chất là ủng hộ một hệ thống những thể chế cho phép họ bầu ra và trao quyền lực cho những ứng cử viên đạt được nhiều phiếu bầu nhất làm đại diện cho họ. Đó gọi là dân chủ đại diện, thuật ngữ này hoàn toàn đối lập với thuật ngữ dân chủ. Dân chủ

(democracy) trong hệ chữ La Tinh có nghĩa là "quyền lực cho mọi người" (demo=mọi người, cracy=quyền lực). Quá trình bầu ra những người đại diện vô hình chung đã lấy đi quyền lực trong tay số đông để trao cho một vài người chiến thắng cuộc bầu cử.

Khi chúng ta nói trao quyền cho cộng đồng, điều chúng ta thực sự muốn đó là dân chủ hóa cộng đồng đó. Chúng ta không muốn họ bầu ra những người đại diện họ (như mô hình chính trị của Anh hay Mĩ) chúng ta muốn tất cả họ đều có quyền. Chúng ta cần tìm ra những cách thức để toàn bộ cộng đồng có nhiều quyền lực, năng lực và giàu có hơn.

Bởi vậy, các cộng đồng cần sự trợ giúp của chúng ta phải là những cộng đồng có ít quyền lực, năng lực và của cải nhất.

Và chúng ta cũng cần hiểu những mong muốn ích kỉ nhằm duy trì sự nghèo đói, không quyền lực và không năng lực của cộng đồng thông qua viện trợ. Nếu chúng ta thực sự muốn trao quyền cho họ, chúng ta cần giúp họ trở nên ít phụ thuộc vào viện trợ hơn, tự chủ hơn và có khả năng duy trì sự phát triển mà không cần sự trợ giúp bên ngoài. Ai cũng khao khát sự giàu có và quyền lực, đó là điều hoàn toàn bình thường tự nhiên và không có gì đáng hổ thẹn. Tuy nhiên chúng ta cần ghi nhớ rằng mong muốn của chúng ta không phải là duy trì tình trạng nghèo đói, yếu kém và phụ thuộc của những cộng đồng vốn đã đói nghèo, yếu kém và phụ thuộc ấy.

Những tài liệu tập huấn trên trang này chủ yếu hướng đến những nhà động viên cộng đồng, tập trung vào phương pháp và biện pháp làm việc hơn là lý thuyết hay tư tưởng. Tuy vậy để sử dụng hiệu quả những giải pháp đó, chúng ta phải hiểu được những lập luận đằng sau chúng, những nguyên tắc ứng dụng và những tác động dài hạn của chúng. Quan trọng là chúng ta phải liên tục xem xét lại những động lực và mục đích của việc ta đang làm.

Một phần của tài liệu SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ PHÁT HUY SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w