III) Kiến nghị với Nhà nước và Bộ NN&PTNT
4. Nhà nước nghiên cứu và phổ biến các quy định vê vệ sinh an toàn thực phẩm tới người sản xuất
phẩm tới người sản xuất
Hiện nay các rào cản qui định về chất lượng an toàn thực phẩm mặt hàng rau quả ở các nước nhập khẩu là rất cao, nhưng vấn đề này ở Việt Nam người sản xuất chưa quan tâm đúng mức, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong canh tác còn tuỳ tiện vừa ảnh hưởng đến chất lượng của rau quả vừa không đạt được những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. Trong khi đó chưa có cơ quan
quản lý chất lượng và vệ sinh rau quả chuyên làm chức năng vừa xây dựng những tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa phối hợp với các nước nhập khẩu giám sát chất lượng rau quả tạo điều kiện cho việc xuất khẩu rau quả tươi. Vì vậy trong thời gian tới các ngành, các cơ quan có chức năng cần nghiên cứu và phổ biến các quy định, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước được coi là thị trường tiềm năng của mặt hàng rau quả Việt Nam như tiêu chuẩn ISO (International Organization for Standardization), HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point), GAP (Good Agriculture Practice)… Đồng thời cũng có những biện pháp xử phạt đích đáng đối với những doanh nghiệp không thực hiện đúng những yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới uy tín của các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam nói chung.
Việt Nam cũng cần khẩn trương ký kết Hiệp định kiểm dịch thực vật với các nước đang xúc tiến và mở rộng ra các nước có nhu cầu nhập rau quả Việt Nam, bao gồm các quy trình giám sát, kiểm tra và xử lý để đảm bảo rau, quả xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, trước mắt tập trung vào một số hàng hoá và nước nhập khẩu quan trọng. Các cơ quan chức năng, cụ thể là Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý thị trường và Tổng cục Hải quan phải phối hợp chặt chẽ việc nhập khẩu và quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng như công tác kiểm tra dư lượng hoá chất đối với rau quả tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Trong công tác tìm hiểu và cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp, cần chú ý đến các thông tin cụ thể và chi tiết về danh mục thuốc trừ sâu được phép sử dụng, mức dư lượng cho phép, thiết bị và công nghệ được dùng để kiểm tra các tiêu chuẩn SPS (Sanitary and Phytosanitary measureS) ...vì quy định của mỗi nước cũng như mối quan tâm của mỗi nước nhập khẩu đối với các chỉ tiêu này có thể rất khác biệt.