Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 56)

I- Giới thiệu sơ lược về Tổng công ty

5.Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù có nhiều nỗ lực trong các công tác xúc tiến thương mại nhưng việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Tổng công ty vẫn còn nhiều hạn chế.

- Thị trường xuất khẩu còn nhỏ lẻ, chưa phát triển được thị trường theo chiều sâu. Đồng thời số lượng thị trường không ổn định, vẫn còn để xảy ra tình trạng để mất thị trường. Cụ thể, năm 2005 rau quả của Tổng công ty xuất khẩu sang 58 nước trên thế giới, đến năm 2006 con số này tăng lên 75 nước, nhưng đến năm 2007 thì chỉ còn lại 60 thị trường.

- Hoạt động Marketing còn nhiều yếu kém, các chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm chưa cụ thể, vẫn còn mang tính chất định hướng, chưa có chương trình hoạt động cụ thể. Tổng công ty vừa xuất khẩu rau quả vừa xem xét phản ứng của khách hàng ở thị trường đó mà không có sự nghiên cứu, hoạch định từ những bước đầu tiên.

- Ở một số thị trường như Mỹ, Đài Loan cơ cấu mặt hàng còn kém đa dạng. - Tổng công ty chưa mở rộng thị trường sang một số thị trường nhập khẩu rau quả lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản… trong khi những thị trường này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

- Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường không ổn định qua các năm. Đó là do các đơn đặt hàng từ khách hàng không ổn định, số lượng khách hàng lên xuống thất thường, đó là do kết quả của việc mở rộng thị trường không thường xuyên và hiệu quả.

- Nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu của Tổng công ty không được ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng. Khả năng huy động một lượng cung lớn cho hợp đồng lớn trong một thời gian ngắn rất kém.

5.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân từ phía Tổng công ty

+ Tổng công ty chưa quan tâm nhiều đến hoạt động nghiên cứu thị trường nói chung và nghiên cứu thị trường xuất khẩu rau quả nói chung. Cụ thể là Tổng công ty chưa đầu tư đúng mức về vốn, thời gian, công sức cho các hoạt động nghiên cứu và dự báo

thị trường, nguồn thông tin và dự báo về thị trường xuất khẩu rau quả còn ít, không cập nhật và thiếu tin cậy. Chính vì vậy mà Tổng công ty chưa nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường quốc tế.

+ Các biện pháp xúc tiến xuất khẩu rau quả của Tổng công ty còn đơn điệu. Tổng công ty mặc dù có tích cực tham gia vào các hội chợ triển lãm quốc tế nhưng mới chủ yếu ở các nước Châu Âu chứ chưa quan tâm nhiều đến thị trường Châu Á, trong khi đây lại là nhưng thị trường chủ lực của hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam. + Chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ của Tổng công ty có tuổi trung bình khá cao, thiếu những người trẻ xông xáo, dám nghĩ dám làm. Số lượng nhân viên làm công tác nghiên cứu thị trường còn ít, hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu thị trường nên trình độ nghiệp vụ không cao. Trình độ của cán bộ trong các khâu ký kết hợp đồng, kiểm tra chất lượng hàng hoá chưa cao nên ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, để mất khách hàng.

+ Sức cạnh tranh của sản phẩm còn kém cả về chất lượng, giá cả,mẫu mã, bao bì sản phẩm, không tạo được ấn tượng ban đầu cho khách hàng. Trong khi thị trường thế ngày càng có nhu cầu cao hơn đối với các sản phẩm rau quả thì chất lượng các sản phẩm rau quả của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là những thị trường khó tính. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của ta luôn bị đánh giá thấp hơn so với các nước xuất khẩu rau quả khác như Thái Lan. Đó là do Tổng công ty cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả khác trong quá trình chuẩn bị hàng cho xuất khẩu chưa đảm bảo được sự đồng đều về màu sắc, kích cỡ, độ tươi, độ chín. Việc bao gói, bảo quản sản phẩm cũng được tiến hành đơn giản, chưa có các loại thùng, hộp chuyên dụng cho rau quả làm cho rau quả dễ bị dập, nát, hỏng. Đồng thời các sản phẩm rau quả tươi thì chứa nhiều chất độc hại do trong quá trình chăm bón, người sản xuất đã lạm dụng các loại hoá chất độc hại, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu. Còn các sản phẩm rau quả chế biến thì do trình độ và công nghệ còn lạc hậu, không đồng bộ

nên sản phẩm chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật…

+ Mối liên kết giữa Tổng công ty và các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả khác trong hoạt động mở rộng thị trường còn lỏng lẻo. Hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hàng hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường theo kiểu mạnh ai nấy làm chứ chưa có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thăm dò thị trường, tìm bạn hàng và ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Các doanh nghiệp cũng chưa chủ động phối hợp với nhau để tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau quả xuất khẩu. Chính vì vâyh, sự có mặt của hàng rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới còn rất lẻ tẻ, thưa thớt.

- Nguyên nhân từ phía Nhà nước

+ Các thủ tục xuất khẩu hàng hoá nói chung như thủ tục hải quan còn nhiều rườm rà khiến Tổng công ty gặp nhiều khó khăn, mất thời gian, ảnh hưởng tới việc giao hàng và thực hiên hợp đồng. Giao hàng chậm, không đúng thời hạn sẽ khiến Tổng công ty bị mất uy tín, mất khách hàng và gặp khó khăn khi muốn mở rộng thị trường.

+ Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu, nghiên cứu thị trường của các công ty còn nhiều hạn chế.

• Hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu: Thông tin về thị trường xuất khẩu rau quả do cá cơ quan tổ chức Nhà nước cung câp cho các doanh nghiệp còn chung chung, chưa cụ thể và cập nhật. Đồng thời sô liệu do các cơ quan như Tỏng cục hải quan, Tổng cục thống kê, các Bộ và hiệp hội ngành hàng đưa ra thường chênh lệch nhiều và không đảm bảo độ chính xác, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, đánh giá thị trường xuất khẩu.

• Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Hiện nay, Việt Nam chưa có các trung tâm giới thiệu mặt hàng rau quả xuất khẩu tại các thị trường lớn, các hội chợ, triển lãm dành riêng cho hàng rau quả tổ chức trong nước còn ít ỏi, chưa đem lại lợi ích thiết thực cho cá doanh nghiệp.

• Hỗ trợ tín dụng: Tuy trong thời gian qua Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả như theo

quyết định 178, Chính phủ cho vay với lãi suất thấp hơn 0,2% /tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩu mà ngân hàng thương mại áp dụng, song trên thực tế việc vay vốn của các doanh nghiệp rất khó khăn và không được hưởng lãi suất vay ưu đãi do thủ tục vay vốn phức tạp.

Như vậy trong thời gian vừa qua, hoạt động mở rộng thị trường của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc tăng quy mô cũng như tăng giá trị xuất khẩu trên các thị trường. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của các mặt hàng chưa cao, xúc tiến thương mại vẫn còn yếu kém nên dẫn tới việc số lượng thị trường và kim ngạch xuất khẩu tăng giảm thất thường. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước và Tổng công ty cần phải có những giải pháp hiệu quả để khắc phục những tình trạng trên và mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả nông sản trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 56)