I- Giới thiệu sơ lược về Tổng công ty
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty
2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty bao gồm:
- Hội đồng quản trị: Thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao cho, có toàn quyền nhân dnah Tổng công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước cấp trên.
- Ban giám đốc: gồm Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, là người có quyền điều hành cao nhất và phải chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Các phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc, điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động theo sự phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.
- Ban kiểm soát: Do Hội đồng quản trị thành lập, có nhiệm vụ giúp Hội đồng quản trị kiểm tra giám sát tính hợp pháp, hợp lệ và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước,điều lệ của Tổng công ty, Nghị quyết và Quyết định của Hội đồng quản trị.
Hiện nay Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với 3 công ty con là:
+ Công ty Vegetexco + Công ty điều Bình Phước + Công ty giống rau quả
- Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ: có chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc.
+ Phòng tổ chức cán bộ: Có chức năng giúp việc tham mưu cho Tổng giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật, quản lý chế độ tiền lương, an toàn lao động.
+ Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, mặt khác còn quản lý các nguồn vốn, thực hiện tính giá thành sản phẩm.
+ Phòng kế hoạch tổng hợp: là phòng tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
+ Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm kinh doanh các mặt hàng được Bộ cho phép, xây dựng các phương án kinh doanh xuất nhập khẩu trình lên cấp trên phê duyệt, theo dõi các thông tin kinh tế trong và ngoài nước, quan hệ tốt với khách hàng, đảm bảo uy tín cho Tổng công ty.
- Các văn phòng đại diện: Thay mặt cho Tổng công ty ở nước ngoài tiến hành các công việc như nghiên cứu thị trường, tìm bạn hàng, ký kết hợp đồng xuất khẩu và các hoạt động xúc tiến thương mại khác để hỗ trợ cho công tác xuất khẩu của Tổng công ty.
Các văn phòng đại diện: VP đại diện Tổng công ty ở phía nam, Vp đại diện Tổng công ty tại Matxcova (Liên bang Nga), VP đại diện Tổng công ty tại Mỹ.
- Các đơn vị liên doanh: Thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị tổ chức khác để tiến hành các công việc sản xuất kinh doanh nhất định. Lợi nhuận được tính vào tổng lợi nhuận của Tổng công ty.
- Các chi nhánh:
Các chi nhánh trực thuộc cơ quan văn phòng Tổng công ty: Chi nhánh Lạng Sơn và XN điều Bình Phước.
- Các đơn vị thành viên: Thực hiện liên doanh liên kết với các đơn vị tổ chức khác để tiến hành các công việc sản xuất kinh doanh nhất định. Lợi nhuận được tính vào lợi nhuận của Tổng công ty. Tính đến nay Tổng công ty đã có 34 đơn vị thành viên.
2.2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả nông sản2.2.1. Chức năng 2.2.1. Chức năng
- Hoạch định chiến lược phát triển chung, tập trung các nguồn lực (vốn, kỹ thuật, nhân sự…) để giải quyết các vấn đề then chốt như: đổi mới giống cây trồng, công nghệ, quy hoạch và đầu tư phát triển nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất rau quả.
- Tổ chức quản lý kinh doanh:
+ Tổ chức bộ máy kinh doanh phù hợp, đổi mới trang thiết bị, đặt văn phòng chi nhánh đại diện cho Tổng công ty ở trong và ngoài nước.
+ Mở rộng kinh doanh, lựa chọn thị trường, thống nhất thị trường giữa các đơn vị thành viên được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
+ Quy định khung giá chung xây dựng và áp dụng các định mức lao động mới và các đối tác nước ngoài.
+ Tổ chức công tác tiếp thị, hoạch định chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng, giá cả nhắm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. - Quản lý sử dụng nguồn đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác, đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, chuyển nhượng thay thế, cho thuê thế chấp, cầm cố tài sản.
2.2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty rau quả nông sản
Tổng công ty giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh rau quả và nông sản của Việt Nam. Là một doanh nghiệp Nhà nước, nó có nhiệm vụ điều tiết và định hướng các doanh nghiệp trong ngành thực hiẹn mục tiêu phát triển của ngành.
Nhiệm vụ cụ thể của Tổng công ty là:
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh và XNK rau quả, nông lâm hải sản, trong đó:
+ Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất rau quả, rau hoa quả thương phẩm và các nông sản khác, chăn nuôi và trồng rừng.
+ Sản xuất công nghiệp: Chế biến rau quả và các nông sản thực phẩm khác, sản xuất các loại bao bì…
+ Thương mại và dịch vụ: Bán buôn, bán lẻ rau hoa quả, các sản phẩm rau hoa quả và các loại hàng hoá dịch vụ khác, dịch vụ tư vấn về đầu tư phát triển ngành rau quả tươi.
+ Xuất khẩu trực tiếp: rau quả tươi, cây cảnh, giống rau hoa quả, các loại sản phẩm rau hoa quả chế biến, nông- lâm - hải sản, hàng thực phẩm, thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng, rượu bia, nước giải khát.
+ Nhập khẩu trực tiếp: rau hoa quả, giống rau hoa quả, thực phẩm, máy móc, vật tư thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất và hàng tiêu dùng. - Thực hiện nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học để đạt năng suất chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên ngành về sản xuất, chế biến rau quả, nông lâm hải sản.
- Kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau quả, nông lâm hải sản. - Sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác:
+ Giao nhận, kho, cảng, vận tải và địa lý vận tải. + Bất động sản, xây lắp công nghiệp và dân dụng. + Du lịch, khách sạn, văn phòng cho thuê.
+ Tiếp nhận và thực hiện các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển.
- Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển kinh doanh nhất là các loại rau quả chất lượng cao.