I- Giới thiệu sơ lược về Tổng công ty
3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng
3.1.4. Về giá cả và phương thức xuất khẩu
- Về giá cả:
Các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam thường có giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước xuất khẩu khác nên sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam có tính cạnh tranh thấp hơn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỷ lệ hao hụt trong các khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến của ta khá cao, đối với rau quả có khi lên tới 25%. Hơn nữa sản xuất của ta còn quá phân tán, cơ sở hạ tầng dịch vụ thương mại hàng rau quả còn hạn chế, chi phí dịch vụ cho xuất khẩu cao, nhất là chi phí vận tải (ví dụ: giá cước vận chuyển đường hàng không của Việt Nam sang Châu Âu là 2,5 USD/tấn trong khi của Thái Lan là 2
USD/tấn) đã khiến cho giá thành đơn vị của sản phẩm rau quả cao, thường cao hơn tới 10 – 15% so với của Trung Quốc và Thái Lan, từ đó làm cho giá bán của sản phẩm cao.
- Về phương thức xuất khẩu
Việc xuất khẩu rau quả sang các thị trường gần như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á thường được các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tiến hành do có thể tìm hiểu rõ thị trường và có điều kiện liên hệ, thiết lập quan hệ với đối tác.
Tuy nhiên, phần lớn rau quả Việt Nam xuất khẩu sang ccs thị trường xa phải thông qua trung gian môi giới xuất khẩu. Do tiềm lực tài chính hạn chế cũng như chưa có các tập đoàn lớn kinh doanh lâu năm trên thương trường nên các doanh nghiệp Việt Nam có rất ít cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở các thị trường các nước Âu, Mỹ. Việc liên hệ với khách hàng phải thông qua các công ty môi giới của Singapo, Thái Lan, Trung Quốc.