khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ngời ta sử dụng các chỉ tiêu:
Khả năng thanh toán hiện hành
Tài sản lu động Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành = ---
Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đợc đảm bảo bằng bao nhiêu đồng giá trị tài sản lu động. Tài sản lu động thờng bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhợng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho). Nợ ngắn hạn thờng bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác..
Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành thể hiện khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn đợc trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tơng đơng với thời hạn của các khoản nợ đó. Nếu tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành >1 thì doanh nghiệp đợc coi nh đang ở trạng thái thuận lợi. Tuy nhiên hệ số này cha đủ chặt chẽ trong việc đánh giá cân bằng tài chính ngắn hạn vì còn tính đến khoản mục Hàng tồn kho. Nếu khoản mục này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tài sản lu động và thời gian chuyển hoá cần thiết đủ dài thì vẫn tồn tại nguy cơ mất cân bằng ngắn hạn.
Tài sản lu động - Tài sản dự trữ (tồn kho) Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh = ---
Nợ ngắn hạn
Đây là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lu động và dễ bị lỗ nhất nếu đợc bán. Do vậy, khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho).
Khả năng thanh toán tức thời
Ngân quỹ
Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời = --- Nợ đến hạn
Khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán ngay bằng tiền cho các khoản nợ đến hạn. Nếu tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời cao thì tỷ lệ này có thể minh chứng cho khả năng thanh toán tốt nhng mặt khác lại thể hiện sự kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài chính với một ngân quỹ ứ đọng. Còn với một giá trị đủ nhỏ thì nguồn lực tài chính đợc sử dụng dờng nh có hiệu quả nhng khả năng thanh toán sẽ yếu đi, đặc biệt khi các thành phần khác của tài sản lu động có khả năng luân chuyển kém (nhất là đối với các doanh nghiệp mà hoạt động có đặc trng mùa vụ).
Ngoài các chỉ tiêu trên, các nhà quản lý còn xem xét đến chỉ tiêu vốn lu động ròng và nhu cầu vốn lu động ròng. Hai chỉ tiêu này cũng là yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp.
Vốn lu động ròng (VLĐR) là khoản chênh lệch giữa tổng tài sản lu động (TSLĐ) và tổng nợ ngắn hạn hoặc giữa nguồn dài hạn và tài sản cố định (TSCĐ):
VLĐR = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn
+ Vốn lu động ròng < 0, có nghĩa nguồn vốn dài hạn không đủ đầu t cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu t vào TSCĐ một phần nguồn vốn ngắn hạn, TSLĐ không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần TSCĐ để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Nh vậy, doanh nghiệp phải tăng cờng huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu t dài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả 2 giải pháp đó.
+ Vốn lu động ròng > 0, nguồn vốn dài hạn d thừa sau khi đầu t vào TSCĐ, đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên, nếu vốn lu động ròng quá cao thì sẽ làm giảm hiệu quả đầu t vì lợng tài sản lu động quá nhiều so với nhu cầu và phần d thêm này không làm tăng thu nhập.
Tỷ lệ dự trữ trên vốn lu động ròng
Dự trữ
Tỷ lệ dự trữ trên vốn lu động ròng = --- Vốn lu động ròng
Tỷ lệ này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lu động ròng.
Trên đây mới chỉ là ràng buộc về mặt giá trị mang tính chất chung. Với doanh nghiệp cụ thể, thờng có thể xác định gần đúng “độ hóa lỏng” của tài sản cố định căn cứ vào đặc trng công nghệ và hoạt động thơng mại. Khi độ hóa lỏng của tài sản lu động lớn hơn tính cấp thiết của khoản nợ ngắn hạn thì một mức vốn lu động ròng âm cũng không gây ra sự mất cân bằng nh đối với các công ty kinh doanh siêu thị chẳng hạn. Trong trờng hợp ngợc lại, vẫn có thể xảy ra mất cân bằng khi vốn lu động ròng dơng không vợt qua một giá trị an toàn nhất định.
Nhu cầu vốn lu động ròng là lợng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho 1 phần tài sản lu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu vốn lu động ròng = Tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn
+ Khi nhu cầu VLĐR > 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn, nghĩa là các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có đợc từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
+ Khi nhu cầu VLĐR < 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu < nợ ngắn hạn, nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã d thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.