Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, loài người đã sớm nhận biết phải bảo vệ và phát triển sự sống theo hướng phát triển bền vững. Phát triển bền vững mặc dù còn là vấn đề rất mới, nhưng đó là con đường tất yếu để phát triển toàn diện các quốc gia, các vùng trên thế giới hiện nay. Việt Nam là một quốc gia còn nghèo, còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Chính phủ đã sớm nhận rõ tầm quan trọng của phát triển bền vững. Thực hiện cam kết với các tổ chức Liên hợp Quốc, Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước quốc tế, ban hành hệ thống luật pháp, chính sách, chiến lược và thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm phát triển bền vững đất nước. Nhờ những chủ trương, chính sách đúng đắn, sự chỉ đạo mạnh mẽ và sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân, các tổ chức xã hội, đến nay chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu.
Phát triển bền vững nên được hiểu như là một định hướng hơn là một mốc cụ thể, bất biến và chung cho mọi quốc gia. Tuỳ theo điều kiện của từng nước về mặt kinh tế, xã hội, môi trường văn hoá và trong từng giai đoạn, có thể thông qua một số tiêu chí để đánh giá xem sự phát triển có theo xu thế lâu bền hay không. Những tiêu chí đó cần được xem xét một cách tổng hợp và tuỳ theo từng nơi, từng lúc mà mỗi tiêu chí có thể có vai trò và mức độ quan trọng khác nhau.
Khái niệm phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở mức triết lý, mà có thể có ý nghĩa thực tiễn vì nó định hướng cho hành động và kiểm tra hành động. Từ đó, cả quá trình phát triển lâu dài luôn luôn được điều chỉnh thích hợp, để cuối cùng bảo đảm được cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc của con người, tóm lại dù tăng trưởng kinh tế hay bảo vệ môi trường cũng đều là phương tiện, phát triển con người mới là mục tiêu trung tâm của sự phát triển.
Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững có thể coi như một công cụ để trao đổi ý tưởng, suy nghĩ, những giá trị giúp so sánh trình độ phát triển theo hướng bền vững.
Hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì vậy cần áp dụng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Đất nước.
Trong giai đoạn 2006 – 2010 đề nghị áp dụng 14 chỉ tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển của Đất nước. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững có thể coi như một công cụ để trao đổi ý tưởng, suy nghĩ, những giá trị giúp so sánh trình độ phát triển theo hướng bền vững.
1. Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ
2. Diện tích đất tự nhiên được bảo tồn để duy trì đa dạng sinh học 3. Hiệu suất sử dụng năng lượng
4. Lượng khí Cac-bon-nic phát thải
5. Tỷ lệ dân số được cung cấp nguồn nước an toàn đối với nông thôn và đô thị
6. Tỷ lệ dân số được tiếp cận vệ sinh môi trường hợp vệ sinh 7. Số hộ ở khu nhà ổ chuột được cải thiện điều kiện sống
8. Số cơ sở sản xuất mới xây dựng sử dụng công nghệ sạch hoặc có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường
9. Khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải
Số khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải 10.Thu gom chất thải rắn
Xử lý chất thải nguy hại Xử lý chất thải y tế
Xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trương nghiêm trọng 11.Số đường phố có cây xanh
12.Tổng tiêu thụ năng lượng
13. Doanh nghiệp được chứng nhận tiêu chuẩn ISO
14. Số Chương trình Phát triển bền vững nghành và địa phương được xây dựng và thực hiện