Biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất, được xem là “cỗ máy điều hoà” thời tiết khí hậu toàn cầu thông qua chu trình mưa – bốc hơi. Nó cũng là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về lương thực, thực phẩm và nguyên nhiên liệu trong những thế kỷ tới. Người xưa nói “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” cũng là muốn nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Là một quốc gia biển lớn ven biển Đông có diện tích biển gấp khoảng 3 lần đất liền, biển Việt Nam chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như dầu khí, hải sản, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và cảng hàng hải…Bên cạnh những lợi ích kinh tế to lớn từ khai thác
tài nguyên biển, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc do việc sử dụng thiếu hợp lý và quản lý chưa hiệu quả tài nguyên môi trường biển. Điều này tiếp diễn chắc chắn sẽ ảnh hưởng trở lại mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, quản lý biển và vùng bờ là trách nhiệm hết sức trọng yếu của các nghành, các cấp và toàn cộng đồng. Giải quyết tốt vấn đề này thể hiện trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với các thế hệ mai sau.
Bộ chỉ tiêu của Uỷ ban về phát triển bền vững gồm ba chỉ tiêu về khu vực ven biển và ngư nghiệp là thuộc phạm vi quốc gia và trong phạm vi khả năng của phần lớn các quốc gia. Chỉ tiêu tổng dân số khu vực ven biển và mức độ tập trung tảo trong nước ven bờ đưa ra một thước đo về áp lực đối với tài nguyên ven biển, đặc biệt là từ các hoạt động trong
phạm vi đất liền. Chỉ tiêu Đánh bắt hàng năm phân theo loài chủ yếu đưa
ra một bộ chỉ tiêu chủ yếu mà dữ liệu nhìn chung là sẵn có để lượng hóa cường độ của hoạt động ngư nghiệp.
Việt Nam đã thực hiện một số chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ môi trường biển. Các Luật Dầu khí, Luật Hàng hải đã được ban hành và Luật Thuỷ sản sắp được ban hành đều chú ý tới vấn đề bảo vệ lâu dài nguồn lợi biển, cũng như bảo vệ môi trường biển. Một số thành phố ven biển đang và sẽ thực hiện các công trình xử lý nước thải và rác thải. Một số dự án quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ đã được thực thi.
I.2.2.4. Nước sạch
Nước sạch là rất cần thiết cho cuộc sống của con người, hệ sinh thái và phát triển kinh tế. Nó đáp ứng lượng nước sinh hoạt của nhân dân, cho nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, phương pháp chữa bệnh bằng nước, nghề hàng hải và giải trí.
nguyên nước phản ánh nhu cầu về nước của một quốc gia và chỉ ra nguy cơ khan hiếm nước của quốc gia đó. Thước đo về nhu cầu ôxy sinh học và sự tập trung của FC lần lượt cho thấy hai khía cạnh quan trọng của sức khoẻ con người và sự trong lành của hệ sinh thái. Ba chỉ tiêu đó rất có ý nghĩa về mặt chính sách và là một công cụ cơ bản ở cấp quốc gia.
Việt Nam có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào, song lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm và giữa các vùng trong nước, gây ra lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô ở nhiều nơi. Địa hình núi non tạo ra tiềm năng đáng kể về thuỷ điện và dự trữ nước, đồng thời cũng làm tăng khả năng lũ lụt và xói mòn đất. Tài nguyên nước ngầm có thể được khai thác phục vụ yêu cầu sinh hoạt ở quy mô vừa và lớn ở một số vùng. Đối với các nguồn nước quốc tế mà Việt Nam có chung với các nước láng giềng, cần thiết tăng cường sự phối hợp và hợp tác quốc tế trong việc sử dụng và bảo vệ, nhằm phục vụ lợi ích công bằng và hợp lý giữa các bên.
Nhìn chung, chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD,
COD, NH4+, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước
ven biển đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Hàm lượng các chất hữu cơ, kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật ở một số nơi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng dầu trong nước biển có xu hướng tăng nhanh do xảy ra nhiều sự cố tràn dầu. Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do khai thác bừa bãi và không đúng kỹ thuật.