II.3 HỢP TÁC QUỐC TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta (Trang 68 - 70)

Chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động quốc tế về phát

-Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển và bảo vệ môi trường. Thực hiện đầy đủ các công ước quốc tê về phát triển bền vững mà Việt Nam đã ký kết tham gia.

- Tăng cường thu hút những hỗ trợ của quốc tế về kỹ thuật, công nghệ và tài chính trong việc xoá đói giảm nghèo nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Những hoạt động ưu tiên trong lĩnh vực hợp tác quốc tế để phát triển bền vững:

- Tiêp tục thực hiện các chính sách đổi mới, thu hút sự tham gia của các cá nhân và tổ chức quốc tế trong việc thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong các uỷ ban của Liên hiệp quốc về phát triển bền vững.

- Tăn cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, đặc biệt là chuyển giao các công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường. Chủ động phổ biến những kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng thành công ở Việt Nam tới cộng đồng quốc tế, nhất là tới các nước đang phát triển.

- Thông qua đối thoại và trao đổi quốc tế, xác định cơ chế hợp tác quốc tế có hiệu quả nhằm bảo đảm duy trì sự hỗ trợ phát triển hiện có, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ mới để Việt Nam tham gia một cách có hiêu quả vào các hoạt động quốc tế nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu, bù đắp những thiệt hại về kinh tế mà Việt Nam phải gánh chịu từ việc thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ môi trường thế giới.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường toàn cầu, mở rộng liên kết, hợp tác với cộng đồng quốc tế, đặc biệt về việc kiểm soát khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sử dụng các chất thay thế cho những chất có thể gây nguy hại đến tầng ô-zôn, hạn chế sự ô nhiễm do hoá chất

và chất thải nguy hại, kiểm soát sự vận chuyển chúng xuyên biên giới, bảo vệ môi trường biển và đa dạng sinh học.

- Tăng cường trao đổi với cộng đồng quốc tế các thông tin về phát triển bền vững và phổ biến những kinh nghiệm quốc tế tiên tiến trong lĩnh vực này.

- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương và Đông Nam á về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Chú trọng sự hợp tác nhằm phát triển bền vững lưu vực sông Mê- Công.

- Chủ động tham gia các hệ thống quan trắc môi trường và nghiên cứu khoa học quốc tế để thu thập các thông tin về môi trường và phát triển bền vững.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế cho công tác nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu môi trường, triển khai các dự án phòng chông thiên tai và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

- Hợp tác chặt chẽ với các nước tài trợ, các tổ chức quốc tế nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ chính thức cho mục đích phát triển bền vững.

- Chú trọng động viên cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp và giới trí thức tham gia đóng góp vào việc xúc tiến và hỗ trợ sự phát triển bền vững ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta (Trang 68 - 70)