III.3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta (Trang 116 - 122)

BỀN VỮNG .

III.3.1. Nguyên tắc lựa chọn

Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững được lựa chọn đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 đã được Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua; Thích hợp với các ưu tiên của Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; và tuân theo những định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

- Phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam; bộ chỉ tiêu được xây dựng phải đảm bảo tính cân đối tương đối giữa các chủ đề; có tính mở để cập nhật khi có những thông tin mới.

- Bộ chỉ tiêu phải tương thích theo thông lệ quốc tế, có khả năng so sánh với trình độ phát triển bền vững của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

- Bộ chỉ tiêu được lựa chọn phải đảm bảo tính khả thi và lượng hoá trên cơ sở hệ thống thống kê hiện hành của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

III.3.2. Phương pháp tiếp cận lựa chọn

Với các nguyên tắc lựa chọn nêu trên, từ các bộ chỉ tiêu của Hội đồng phát triển bền vững , bộ chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001-2010 (phụ lục1), bộ chỉ tiêu trong Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (phụ lục 2), bộ trong Agenda 21 của Việt Nam (phụ lục 3) có thể rút một số nhân xét sau đây:

- Bộ 58 chỉ tiêu của Hội đồng phát triển bền vững và bộ trong chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam về cơ bản tương thích do cùng

được xây dựng trên nguyên tắc phát triển bền vững. Tuy nhiên bộ chỉ tiêu của Hội đồng phát triển bền vững đã được chọn lọc và thử nghiệm nên là căn cứ tốt cho sự lựa chọn.

- Một trọng những căn cứ quan trong xây dựng Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo là Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001-2010, do vậy các chỉ tiêu then chốt của hai bản chiến lược trùng nhau.

Từ những nhận xét trên cho thấy phương pháp tiếp cận lựa chọn bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam dựa trên qui trình ba bước sau đây là phù hợp:

Bước 1: Lựa chọn bộ chỉ tiêu khởi đầu VN0 là Hợp của hai bộ chỉ

tiêu sau đây:

+ Bộ 58 chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững khuyến nghị + Giao của bộ chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 với bộ chỉ tiêu trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo với bộ chỉ tiêu trong Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam

Bước 2: Xây dựng bộ chỉ tiêu mang tính khả thi VN bằng giao của VN0

Bước 3: Tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ những chỉ tiêu không đại diện và bổ sung những chỉ tiêu mới theo nguyên tắc cân đối.

III.3.3. Kiến nghị bộ chỉ tiêu lựa chọn

Bộ chỉ tiêu lựa chọn qua bước 1 và bước 2 đê xin ý kiến chuyên gia được tổng hợp trong phụ lục 4. Trong khi chờ phân tích kết quả tham

khảo ýý kiến chuyên gia, bộ chỉ tiêu ban đầu dựa trên qui trình lựa chọn

nêu trên và từ kinh nghiệm quốc tế, dự kiến gồm các chỉ tiêu sau:

Lĩnh vực xã hội:

1) Phần trăm dân số sống dưới mức nghèo khổ

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam, được quan tâm trong các văn kiện quan trọng của Việt Nam.

2) Chỉ số Gini về bất cân đối thu nhập

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

3) Tỷ lệ thất nghiệp thành thị

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam, được quan tâm trong các văn kiện quan trọng của Việt Nam.

4) Tỷ lệ chết dưới 5 tuổi

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

5) Kỳ vọng sống của trẻ mới sinh (tuổi thọ kỳ vọng)

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

6) Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh

Tương đương chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

8) Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

9) Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

10) Phổ cập Trung học cơ sở đối với trẻ em

Dựa theo chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị kiến nghị, phù hợp hơn đối với Việt Nam, có thể thống kê được ở Việt Nam. 11) Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

12) Diện tích nhà ở bình quân đầu người ở thành phố

Dựa theo chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, phù hợp hơn đối với Việt Nam, có thể thống kê được ở Việt Nam.

13) Tổng số dân và tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ sinh

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

14) Dân số thành thị chính thức và cư trú không chính thức

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

Lĩnh vực môi trường:

15)Đất canh tác và diện tích cây lâu năm

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

17) Tỷ lệ che phủ rừng

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

18) Diện tích đất thành thị chính thức

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

19) Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên so với tổng diện tích

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

Lĩnh vực kinh tế:

20) GDP bình quân đầu người

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

21) Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động

Dùng để so sánh sự cân đối với cơ cấu ngành nông nghiệp, phản ánh sự chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn

22) Tỷ lệ đầu tư trong GDP

Dựa theo chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, phù hợp hơn đối với Việt Nam, có thể thống kê được ở Việt Nam.

23) Cán cân thương mại hàng hoá và dịch vụ 24) Tỷ lệ nợ trong GDP

Dựa theo chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, phù hợp hơn đối với Việt Nam, có thể thống kê được ở Việt Nam.

25) Tỷ lệ ODA so GDP

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

Lĩnh vực thể chế:

27) Chiến lược phát triển bền vững quốc gia

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

28) Thực thi các Công ước quốc tế đã ký kết

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

29) Huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, tài chính để xóa đói giảm nghèo theo hướng Phát triển bền vững

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

30) Số lượng người truy cập Internet/1000 dân

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

31) Đường điện thoại chính/ 1000 dân

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

32) Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tính theo % của GDP

Chỉ tiêu do Hội đồng phát triển bền vững kiến nghị, có thể thống kê được ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta (Trang 116 - 122)