58) Thiệt hại về người và của do các thảm hoạ thiên nhiên
I.3.2.4. Kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ở Thái Lan
Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững chọn lọc trên cơ sở phân tích tình hình phát triển, thách thức đối với mục tiêu phát triển và các hướng ưu tiên trong kế hoạch kinh tế - xã hội lần thứ 9, đồng thời các chỉ tiêu cần thể hiện nội dung Well - being được Ban kinh tế xã hội của Quốc hội thông qua. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững là cơ sở để giám sát kế hoạch lần thứ 9, là khung khổ để xác định và phân tích các vấn đề phát triển.
Để giám sát thực hiện kế hoạch, Thái lan đã đã lựa chọn 16 chỉ tiêu phát triển bền vững hạt nhân sau đây:
2. Tuổi thọ trung bình theo giới tính 3. Tỷ suất sinh tổng cộng
4. Tỷ lệ tử vong trẻ em sơ sinh giới tính 5. Tỷ lệ tử vong trẻ em theo giới tính 6. Tỷ lệ tử vong của người mẹ khi sinh
7. Tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai
8. Số năm tốt nghiệp trung bình theo giới tính, theo các nhóm thu nhập
9. GDP bình quân đầu người
10. Thu nhập hộ gia đình bình quân đầu người
11. Giá trị tiền để mua giỏ hàng thực phẩm đảm bảo tối thiểu cho nhu cầu dinh dưỡng
12. Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tính
13. Lao động có việc làm phân theo giới tính và các hình thức chính thức và không chính thức
14. Tiếp cận nước sạch 15. Tiếp cận thiết bị vệ sinh
16. Số người trong một phòng, kể cả bếp và phòng tắm.
I.3.2.5. Kinh nghiệm của Thụyỵ Điển
Năm 2001, thụy điển xuất bản bộ chỉ tiêu phát riển bền vững lần thứ nhất, trước khi soạn thảo chiến lược phát triển bền vững. Vì vậy, bộ chỉ tiêu phát triển bền vững là tài liệu quan trọng khi soạn thảo chiến lược phát triển bền vững ở Thụy điển.
Toàn bộ có 30 chỉ tiêu, đề cập đến 4 chủ đề: Hiệu quả, bình đẳng / tham gia, thích nghi, Giá trị và tài nguyên đối với thế hệ mai sau. Trong khuôn khổ các chủ đề nêu trên, các chỉ tiêu bao gồm kinh tế, môi trường và xã hội. Thống kê Thụy điển đang tiếp tục hoàn thiện các chỉ tiêu phát triển bền vững. Danh sách 30 chỉ tiêu phát triển bền vững cụ thể như sau:
1. Tổng cung năng lượng theo GDP 2. GDP bình quân giờ làm việc 3. Chất thải
4. Y tế, chi tiêu cho y tế
5. Tỷ lệ học sinh thi trượt tốt nghiệp phổ thông trung học.
Hướng tới sự bền vững: Đóng góp và bình đẳng
6. Dân số theo độ tuổi
7. Toàn bộ sản phẩm của vùng 8. Hành khách và chuyên trở 9. Thu nhập khả dụng bình quân 10.Tỷ lệ lương của nữ so với nam 11.Tham gia bầu cử
12.Tỷ lệ người phạm tội hoặc đe doạ phạm tội
13.Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001, đạt tiêu chuẩn
môi trường sinh thái, diện tích rừng
14.Sản phẩm và dịch vụ được xác nhận đảm bảo môi trường sinh thái
Hướng tới sự bền vững: Thích nghi
15.Cung năng lượng sơ cấp các loại 16.Tỷ lệ đầu tư trên GDP
17.Số doanh nghiệp mới và ngân hàng phá sản 18.Cấp giáo dục
19.Tỷ lệ chi tiêu R&D so với GDP
20.Lao động đang làm việc nam và nữ theo ngành 21.Trang trại trồng trọt, chăn nuôi
Hướng tới sự bền vững: Giá trị và tài nguyên cho thế hệ mai sau.
22.Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP
23.Tỷ lệ chi cho y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội và an ninh
26.Tỷ lệ học sinh phổ thông sử dụng chất kích thích 27.Diện tích được bảo vệ
28.Khai thác vùng biển Ban tích
29.Các loài quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng
30.Phát thải COx
Nhận xét chung: Thông qua nghiên cứu bộ chỉ tiêu then chốt về phát
triển bền vững của một số nước có thể thấy, bộ chỉ tiêu được lựa chọn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển và đặc thù của mỗi nước, tuy nhiên chúng có những điểm chung sau đây:
- Các chỉ tiêu đề cập chủ yếu về con người (số lượng và chất lượng), vì con người
- Các chỉ tiêu phản ánh sự đổi thay về môi trường chung quanh con người - Số lượng các chỉ tiêu khiêm tốn
CHƯƠNG II: