II. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI ERNST & YOUNG VIỆT NAM
1. Lập kế hoạch kiểm toán
1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán doanh thu
Đối với công ty ABC vì là công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận tải nên không có khoản mục giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, công việc phân tích tổng quát doanh thu chỉ đơn thuần là so sánh giữa doanh thu năm trước và năm nay, phân tích tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu để phát hiện ra những biến động bất thường.
Biểu số 5: Đánh giá tổng quát doanh thu công ty ABC Ernst & Young Việt Nam
Khách hàng: công ty ABC Tham chiếu: S1-1
Kỳ kế toán: 31/12/2005 Người thực hiện :NTH Ngày: 28/1/2006 Bước công việc: Đánh giá tổng quát doanh thu Người soát xét: PTD Ngày: 29/1/2006
Đơn vị: nghìn VND
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
Số tiền % Tổng doanh thu 32,128,056 36,546,782 4,418,726 13.75 Tổng chi phí 27,301,881 32,730,680 5,428,799 19.88 LN trước thuế /doanh thu (%) 15,02 10,44
Qua bảng phân tích trên cho thấy doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng lên một mức đáng kể. Tuy nhiên tổng chi phí còn tăng với mức tăng lớn hơn. Kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và thấy rằng một phần doanh thu tăng là do năm nay công ty ABC cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng hơn, một nguyên nhân nữa là vì giá cước dịch vụ năm nay tăng lên so với năm ngoái do giá xăng dầu tăng mạnh khiến tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều phải tăng giá cước. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu giảm là do chi phí đầu vào tăng cao, chủ yếu là chi phí xăng dầu và chi phí bảo dưỡng xe cộ.
1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán doanhthu thu
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
Xác định mức độ trọng yếu (PM - Planning Meteriality) nhằm ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo. Từ đó, xác định được phạm vi kiểm toán cần tập trung trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Trong Ernst & Young Việt Nam, việc đánh giá và phân bổ mức trọng yếu được thực hiện theo một mô hình có sẵn và có thể thay đổi tuỳ theo tình hình hoạt động kinh doanh, loại hình kinh doanh của công ty khách hàng, và có thể thay đổi theo kinh nghiệm của kiểm toán viên và theo từng khoản mục.
Đối với công ty XYZ, vì đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chuyên chế tạo và cung cấp sản phẩm ra thị trường cho nên lợi nhuận trước thuế và doanh thu là hai chỉ tiêu quan trọng nhất được người quan tâm thường sử dụng để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế trong kỳ của khách hàng tăng đáng kể nhưng vẫn phù hợp với sự tăng lên của doanh thu và phù hợp với thực trạng chung của thị trường xe máy Việt Nam.
Mặt khác, từ sự phân tích đánh giá tổng quát ban đầu của kiểm toán viên, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng là tương đối ổn định, các chỉ tiêu tài chính trên Báo cáo tài chính khá hợp lý và thể hiện rằng khách hàng là một doanh nghiệp vững mạnh và có tiềm năng. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hoạt động tương đối hiệu quả và tính liêm khiết của khách hàng được đánh giá cao…
Từ những lý do trên mà nhóm kiểm toán đã lựa chọn thu nhập trước thuế trong kỳ làm căn cứ xác định mức độ trọng yếu với tỷ lệ:
PM = 5% thu nhập trước thuế = 3,300,000,000 VND
Như vậy, mức sai số có thể chấp nhận đối với Báo cáo tài chính của công ty XYZ là 3,300,000,000 VND. Nếu sai số cao hơn mức 3,300,000,000 VND thì kiểm toán viên phải xem xét lại Báo cáo tài chính của khách hàng.
Doanh thu là một chỉ tiêu rất quan trọng trong Báo cáo tài chính, thể hiện khá rõ tình hình tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu khác trong Báo cáo kết quả kinh
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
doanh, đặc biệt là chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp - một nghĩa vụ đối với Nhà nước. Mặt khác, mức độ rủi ro tiềm tàng và sai phạm xảy ra đối với doanh thu là khá cao. Ví dụ như doanh nghiệp hạch toán không đúng chế độ kế toán theo nguyên tắc ghi nhận doanh thu khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng và được chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc vào việc đã được thanh toán hay chưa; hoặc doanh nghiệp cố tình hạ thấp mức doanh thu thực tế xuống để giảm khoản thuế phải nộp với Nhà nước…Do đó mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục doanh thu là tương đối cao. Tại Ernst & Young Việt Nam mức này là 50% mức trọng yếu ban đầu (PM) tương đương với 1,650,000,000 VND. Có nghĩa là sai số có thể chấp nhận đối với khoản mục doanh thu là dưới 1,650,000,000 VND.
Cùng với việc xây dựng mức trọng yếu ban đầu và mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục, Ernst & Young Việt Nam cũng xây dựng nên công thức để tính ra giá trị mà nếu sai số lớn hơn mức đó kiểm toán viên sẽ phải tiến hành điều chỉnh (SAD):
SAD = 5% PM = 165,000,000 VND
Có nghĩa là nếu sai số trên 165,000,000 VND thì kiểm toán viên phải tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với nguyên tắc kế toán hiện hành mà doanh nghiệp áp dụng. Còn nếu sai số ở mức thấp hơn kiểm toán viên sẽ không tiến hành điều chỉnh mà chỉ đưa ra ý kiến trong thư quản lý nhằm hoàn thiện công tác kế toán cũng như quản lý doanh nghiệp của khách hàng.
Tương tự như đối với công ty XYZ, kiểm toán viên cũng tiến hành xác định mức trọng yếu của Báo cáo tài chính và khoản mục doanh thu của công ty ABC. Kiểm toán viên cũng lựa chọn thu nhập trước thuế làm cơ sở để xây dựng mức độ trọng yếu nhưng do hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng hoạt động không hữu hiệu cũng như lĩnh vực kinh doanh của công ty có nhiều rủi ro nên tỷ lệ mức độ trọng yếu được đánh giá là 4% thu nhập trước thuế tương đương PM = 168,644,000 VND và mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục doanh thu là 45% mức trọng yếu ban đầu tương đương với 75,890,000 VND.
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44
Số tiền kiểm toán viên sẽ phải tiến hành điều chỉnh lớn hơn mức SAD = 5%PM = 8,432,000 VND
1.5. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và đánh giárủi ro kiểm soát rủi ro kiểm soát
Để có thể thực hiện kiểm toán với doanh thu, kiểm toán viên cần thực hiện tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu. Thông qua việc tìm hiểu này, kiểm toán viên có thể đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu hay không. Tại Ernst & Young Việt Nam, kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua bảng câu hỏi. Đối với mỗi công ty khách hàng khác nhau, công ty kiểm toán lại có các câu hỏi khác nhau thông qua tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Biểu 6: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu công ty XYZ Ernst & Young Việt Nam
Khách hàng: công ty XYZ Tham chiếu: BD4
Kỳ kế toán: 31/12/2005 Người thực hiện :PTT Ngày: 12/2/2006 Bước công việc: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu Người soát xét: PDH Ngày: 13/2/2006
Bước công việc Có Không N/A Chú ý
Ph¹m Thu Hoµi KiÓm to¸n 44