MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TÁC PHẨM LỖ TẤN NĨI RIÊNG, VĂN HỌC NƯỚC

Một phần của tài liệu Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 68 - 74)

- “cái thằng nhãi con ấy thì chẳng ra cái thá gì hết Nằm trong tù rồi mà cịn dám rủ rê lão đề lao làm giặc”( lời Cả Khang ) [32,tr 36]

3.6 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TÁC PHẨM LỖ TẤN NĨI RIÊNG, VĂN HỌC NƯỚC

HỌC TẬP TÁC PHẨM LỖ TẤN NĨI RIÊNG, VĂN HỌC NƯỚC NGỒI NĨI CHUNG

Nhìn chung, văn chương Lỗ Tấn rất kén độc giả, bởi vậy, khi giảng dạy trong nhà trường phổ thơng, địi hỏi giáo viên khơng chỉ giỏi, vững về kiến thức, mà cịn phải linh động về phương pháp mới cĩ thể giúp học sinh cảm thụ tác phẩm một cách tốt nhất.

Trong các giờ dạy Văn, Giáo viên cần cố gắng dựng lại hiện thực cuộc sống thời người nghệ sĩ (tác giả) từng sống, nghĩa là cố gắng hiểi đời để hiểu người. Hiểu người (tác giả) sâu sắc bao nhiêu thì mới tái tạo lại được tốt khơng khí tác phẩm, nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm văn chương bấy nhiêu. Cho nên đối với bài tác giả Lỗ Tấn, giáo viên cần chốt lại cho học sinh những luận điểm cơ bản, quan trọng về quan niệm sáng tác của Lỗ Tấn cũng như bước ngoặt nào khiến nhà văn

chuyển hướng nghề nghiệp. Bởi học sinh nắm chắc được vấn đề này thì khi đi vào phân tích tác phẩm sẽ hiểu tác phẩm dễ dàng hơn.

Thời gian phân phối chương chương trình cho phần tác giả Lỗ Tấn và tác phẩm

Thuốc là 2 tiết (khơng cĩ thời gian cụ thể cho bài đọc thêm AQ chính truyện ), bởi vậy giáo viên cũng cĩ thể linh động trong việc xử lý, bố trí thời gian : nên dành khoảng 20-25 phút để giới thiệu về tác giả, thời gian cịn lại phân bố chủ yếu cho tác phẩm Thuốc và AQ chính truyện bởi 2 tác phẩm này cĩ thể bổ sung soi sáng cho nhau, thậm chí nếu cần thiết (đặc biệt với những lớp nâng cao) giáo viên cĩ thể

giới thiệu thêm cho học sinh một số tác phẩm khác của Lỗ Tấn cĩ liên quan đến nội dung cần giảng (Thị chúng, Sĩng giĩ …)

Nếu cĩ điều kiện, giáo viên nên gợi ý, hướng dẫn cho học sinh tham khảo thêm một số bài tạp văn của Lỗ Tấn để hiểu rõ thêm truyện ngắn của ơng, bởi giữa truyện ngắn và tạp văn cĩ mối liên hệ khắng khít. Cứ mỗi một truyện ngắn ta tìm thấy ít nhất một bài tạp văn cĩ liên quan (chẳng hạn đọc AQ chính truyện, nên tìm bài Vì sao tơi viết AQ chính truyện). Những bài tạp văn khi thì đề cập đến động cơ và quá trình thai nghén một số truyện nào đĩ, khi thì phát huy mở rộng chủđề cĩ sẵn trong truyện ngắn. Cho nên muốn hiểu thấu đáo truyện ngắn Lỗ Tấn khơng thể bỏ

qua những bài tạp văn và ngược lại. Đĩ chính là chìa khĩa để giải mã những truyện ngắn của nhà văn

Nhìn chung so với Văn học Việt Nam, học Văn học nước ngồi cũng cĩ phần khĩ hơn. Trong khi đĩ, thời gian cho Văn học nước ngồi trên lớp khơng phải là nhiều. Cho nên giáo viên , tổ chuyên mơn và nhà trường cần kết hợp tổ chức một số

hình thức ngoại khố để các em được tiếp xúc nhiều hơn với bộ phận Văn học nước ngồi, chẳng hạn như tổ chức các buổi thuyết trình, thảo luận tại lớp để học sinh hiểu tác phẩm sâu sắc hơn, vừa tạo cho các em cĩ thêm cơ hội trau dồi, rèn luyện năng lực ngơn ngữ, kỹ năng diễn đạt trước tập thể ; đố vui về tác phẩm , tác giả, sân khấu hố một số trích đoạn trong các tác phẩm hoặc tổ chức các buổi chiếu phim để

Cần đẩy mạnh dân chủ hố học đường. Sau khi học xong một tác phẩm bất kỳ, giáo viên cĩ thể phát cho học sinh một số phiếu tham khảo (về nội dung cũng như

phương pháp giảng dạy của giáo viên , cịn vướng mắc điểm nào…), hay cho học sinh viết những bài thu hoạch, cảm nhận của mình về các tác phẩm đã học để kích thích, phát huy năng lực tư duy độc lập của, vừa để giáo viên cĩ thêm tư liệu cũng như kinh nghiệm trong các tiết dạy sau.

Song song với việc bồi dưỡng năng lực văn học cho học sinh, giáo viên cũng cần hướng dẫn, rèn luyện thêm cho học sinh năng lực đọc, phương pháp đọc bởi tình trạng học sinh đọc sai, đọc khơng đúng ngữđiệu…vẫn cịn rất phổ biến. Cĩ đọc văn tốt thì mới “khơi gợi được sự đồng điệu trong tâm hồn, làm sống dậy những kinh nghiệm trong trí nhớ, hội tụ những nét hình dung về hiện thực thơng qua con

đường huy động, liên tưởng” [22,tr 43]. Muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn.

Bên cạnh việc thay đổi phương pháp giảng dạy, thì việc thay đổi cách thức ra

đề trong kiểm tra, thi cử cũng là điều cần thiết. Thiết nghĩ trong các đề thi học kỳ, kiểm tra, cũng cần phải mở rộng thêm về Văn học nước ngồi (khơng nên bĩ hẹp trong phạm vi Văn học Việt Nam bởi như thế vơ hình chung sẽ tạo cho học sinh tâm lý học lệch, nhất bên trọng nhất bên khinh). Cần xen kẽ hình thức thi trắc nghiệm song song với hình thức tự luận để kiểm tra năng lực cảm thụ văn học một cách đầy

đủ, tồn diện nhất.

Ngồi ra, thiết nghĩ Bộ giáo dục cũng cần nghiên cứu phân phối thời gian dành cho các tiết đọc thêm, bởi nếu khơng cĩ thời gian cụ thể thì các bài đọc thêm sẽ mãi nằm lặng lẽ trên trang sách mà ít cĩ học sinh nào tựđọc cả.

Cuối cùng, người giáo viên muốn làm chủ việc giảng dạy phần Văn học nước ngồi cũng cần phải cĩ tầm nhìn bao quát mảng này ở cả ba lớp của bậc Trung học phổ thơng. Hơn thế nữa, cịn phải thấy được diễn biến của chương trình qua những

đợt chỉnh lý, cải cách, thâm chí cũng nên biết, trước khi vào Trung học phổ thơng, học sinh đã được học gì về Văn học nước ngồi ở bậc Trung học cơ sở để thấy

được mối liên quan giữa hai cấp học, từđĩ mà cĩ cách xử lý đối với từng bài giảng cụ thể

KT LUN

Lỗ Tấn đã để lại một di sản qúy báu được khẳng định bởi tính chiến đấu trong động cơ sáng tác, chiều sâu trong tư tưởng, sựđộc đáo trong phong cách nghệ

thuật. Nghe tin Lỗ Tấn bệnh, bà Tống Khánh Linh đã viết thư cho ơng : “đồng chí Chu, tơi vừa được tin anh ốm nặng, lo lắng vơ cùng. Tơi khẩn cầu anh mau vào bệnh viện, bởi vì anh vào trễ một ngày là tăng thêm một ngày nguy hiểm. Sinh mệnh của anh đâu phải của riêng anh mà thuộc về Trung Quốc và cách mạng Trung Quốc…Trung Quốc cần anh, cách mạng cần anh…” [7,tr 838]. Lời của bà Tống Khánh Linh đã nĩi lên tâm tư của quảng đại quần chúng nhân dân và khẳng định vị

trí của nhà văn đối với dân tộc Trung Quốc

Tác phẩm Lỗ Tấn khơng chỉ chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử văn học, văn hĩa Trung quốc, mà cịn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đĩ cĩ Việt Nam. Tác phẩm của nhà văn đã trở thành nhịp cầu trao đổi, giao lưu văn hĩa giữa Trung Quốc và các nước. Dù ở thể lọai nào, tác phẩm của Lỗ Tấn cũng vì con người, vì số

phận con người mà ơng khổ cơng sáng tạo. Cĩ thể thấy tính nhân bản, nhân văn, nhân đạo thấm đẫm các trang viết của Lỗ Tấn. Nhà văn vì con người ấy mãi mãi

được độc giả khắp nơi trân trọng và yêu thương

Với bạn đọc Việt Nam, Lỗ Tấn là một nhà văn khá quen thuộc và gần gũi (xét trên phương diện văn hố và văn học). Nghiên cứu văn học Lỗ Tấn khơng chỉ

thấy ở ơng một nhà cách mạng chân chính, một nhà văn hố tinh tường, một nhà văn uyên thâm, mà cịn là một nhà tư tưởng, với những triết lý sâu sắc đậm chất nhân văn. Học Lỗ Tấn, bạn đọc Việt Nam càng cĩ thêm cơ hội hiểu về văn hĩa Trung Quốc nĩi chung, cũng như cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn nĩi riêng Dạy học Văn nĩi chung là nhằm đào tạo những con người cĩ khả năng tư duy sáng tạo, cĩ tâm hồn trong sáng , biết yêu cái đẹp và biết sống để hướng đến cái chân , thiện mỹ… Cũng vì thế, việc tìm ra những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ mơn Văn là vấn đề địi hỏi sự quan tâm của rất nhiều ban ngành

cũng như của xã hội. Qua thực tế khảo sát, dù rằng cũng chưa thật đầy đủ, song chúng tơi nhận thấy việc dạy và học tác phẩm Lỗ Tấn nĩi riêng, văn học nước ngồi nĩi chung khơng phải là khơng gặp nhiều khĩ khăn, nhất là khi tình hình xã hội

đang cĩ nhiều thay đổi như hiện nay, nĩi như nhà giáo Đỗ Kim Hồi : chất lượng học văn nếu cĩ giảm sút , thì sự giảm sút đĩ sẽ là kết quả của một phức hợp những nguyên nhân cả trong lẫn ngồi trường [3, tr 24] Cho nên cĩ thể nĩi trách nhiệm của các giáo viên dạy Văn hiện nay ngày càng hết sức nặng nề.

Thực tế cho thấy, bên cạnh một số thuận lợi, ưu điểm thì những khĩ khăn và hạn chế trong quá trình lên lớp của các giáo viên cũng cần được nhìn nhận một cách khách quan. Đa phần giáo viên đều giảng dạy theo cảm tính và thiên về truyền thụ kiến thức hơn là cung cấp phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Giờ

học Văn thực chất chưa tạo được khơng khí sinh động, tâm lý thoải mái cho học sinh mà vẫn cịn nạng nề, chưa phát huy tối đa đặc trưng nghệ thuật của mơn học này. Ngồi ra, việc kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học văn mang tính đặc thù của phân mơn như giảng bình, so sánh , trực quan….cũng chưa được khai thác hiệu quả. Khả năng tạo ra dư âm cho học sinh sau khi kết thúc tiết học là một điều rất cần thiết song cũng chưa thấy được phát huy

Với phương châm : bản thiết kế của người giáo viên phải được thi cơng ở cả

hai phía người dạy- người học theo phương pháp tích cực, tự lực, để học sinh từ được học mà đi đến tự học được, luận văn “ Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường THPT dưới gĩc nhìn của thi pháp học” dẫu rằng đã cĩ nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu thi pháp Lỗ Tấn để tìm ra phương hướng khai thác tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy truyện ngắn nĩi chung, tác phẩm Lỗ Tấn nĩi riêng đạt hiệu quả tốt nhất , song chắc chắn cũng khơng thể tránh khỏi sai sĩt. Rất mong được sự đĩng gĩp của quý thầy cơ và các bạn bè đồng nghiệp. Chúng tơi cũng hy vọng rằng, trong thời gian tới, với sựđổi mới một cách đồng bộ và tồn diện về sách giáo khoa cũng như phương pháp giảng dạy, bộ mơn Ngữ Văn trong nhà trường ngày càng phát huy được vai trị và ưu thế của mình, cũng nhưđược tồn xã hội đĩn nhận và quan tâm

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)