Về phía người dạy

Một phần của tài liệu Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 38 - 40)

GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG DƯỚI GĨC NHÌN CỦA TH

3.2.1.Về phía người dạy

Dưới gĩc độ phương pháp :

- Cĩ thể thấy phần lớn giáo viên vẫn chưa phát huy vai trị chủđộng, tích cực của học sinh. Phương pháp của giáo viên chủ yếu vẫn là thuyết giảng, ít để cho học sinh tự phát hiện, lý giải (phải chăng do áp lực về thời gian ?). Nghĩa là việc khai thác tác phẩm thiên về cơng việc của giáo viên hơn là học sinh, giáo viên giảng, đọc, học sinh nghe và ghi chép, hầu như ít cĩ điểm dừng để học sinh được trao đổi, tranh luận

- Chưa tạo được hứng thú cho học sinh, hay nĩi cách khác chưa tạo được tâm thế nhập cuộc cho các em khi tìm hiểu phân tích tác phẩm. Nghĩa là khi bắt đầu vào bài học, giáo viên đi thẳng ngay vào việc phân tích chi tiết tác phẩm mà khơng giới thiệu, dẫn dắt bằng cách đặt câu hỏi để định hướng cho học sinh cùng bàn bạc, trao đổi trước khi đi vào phân tích tác phẩm một các cụ thể. Điều này tạo sự bị động, đột ngột, thậm chí là khiên cưỡng khi học sinh tiếp cận với tác phẩm

- Giáo viên thường chỉ chú trọng về mặt nội dung mà ít hướng dẫn cho học sinh phương pháp để phân tích, khai thác một tác phẩm: nghĩa là phân tích một truyện ngắn phải bắt đầu từđâu và như thế nào. Cho nên học sinh học tác phẩm nào thì chỉ biết tác phẩm nấy mà chưa hình thành được cho mình một phương pháp để

tìm hiểu tác phẩm tự sự nĩi chung Dưới gĩc độ chuyên mơn :

- Phần lớn giáo viên khi giảng dạy tác phẩm “Thuốc” chưa gắn bài văn học sử với bài giảng văn, dù rằng những luận điểm trong bài “Tác giả Lỗ Tấn” rất cần thiết cho việc tìm hiểu tác phẩm “Thuốc” cũng như một số tác phẩm khác của ơng

- Chưa cĩ sự so sánh, tìm ra mối liên hệ giữa những tác phẩm cĩ cùng một

đề tài (chẳng hạn sự mê muội của quần chúng nhân dân trong “Thuốc” chưa so sánh với “AQ chính truyện” hay “Thị chúng” …). Điều này tạo nên sự tách biệt giữa các tác phẩm, đồng thời học sinh cũng sẽ ít cĩ cơ hội biết đến những tác phẩm khác của Lỗ Tấn cĩ cùng đề tài.

- Phần tiểu dẫnchú thích chưa được tận dụng phát huy, khai thác một cách tối đa trong quá trình tìm hiểu tác phẩm

- Bài đọc thêm về tác phẩm “AQ chính truyện” hầu như đa số giáo viên

đều bỏ ngõ, cĩ lẽ do hạn chế về thời gian. Chưa cĩ một sự hướng dẫn cụ thể nào để

học sinh tự học và đọc thêm, thành thử học sinh học bài nào chỉ biết bài nấy.

- Cách khai thác tác phẩm chưa làm nổi bật được tư tưởng chủđề của truyện ngắn, ít giáo viên chốt lại cho học sinh các vấn đề trọng tâm của tác phẩm. Phân tích tác phẩm đơi khi cịn rời rạc, chưa tạo được tính thống nhất liền mạch của tác phẩm. Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm cũng chưa được lý giải trong quá trình phân tích. Cĩ thể nĩi truyện Lỗ Tấn rất khĩ khai thác, nếu như giáo viên khơng nắm

được đặc điểm truyện ngắn, cũng như quan niệm sáng tác của nhà văn. Với quan niệm “ nghệ thuật vị nhân sinh “, văn chương Lỗ Tấn khơng ngồi mục đích cứu rỗi con người. Nội dung tác phẩm của Lỗ Tấn khơng đơn thuần chỉ dừng lại ở bề mặt

câu chữ . Biết bao ước muốn, tâm tư hồi vọng của nhà văn lấp lánh sautrang sách, bởi cây đại thụ nào mà chẳng đa diện, đa sắc, đa hương !

- Một số giáo viên cịn tỏ ra lúng túng về bình diện tiếp xúc, cách phân tích

đặt trong bối cảnh lịch sử mà tác phẩm ra đời hay một vài cách nhận xét, đánh giá chưa thật sát, đầy đủ với nội dung cốt truyện. Cĩ giáo viên cho rằng ý nghĩa tác phẩm chỉ là phê phán sự mê muội của quần chúng nhân dân và sự thốt ly quần chúng của người cách mạng, mà chưa thấy truyện cịn là lời cảnh tỉnh về căn bệnh lạnh nhạt, bàng quan của một bộ phận quần chúng nhân dân, cũng như sự hy vọng của nhà văn về một tương lai khác hẳn với thực tại

- Khơng gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng là một trong những chi tiết nghệ thuật rất ít giáo viên khai thác, phân tích. Điều này khiến cho việc hiểu tác phẩm cũng chưa thật sự tồn diện, sâu sắc.

- Giáo viên chỉ chuyên chú vào việc giảng mà ít cĩ những khỏanh khắc dừng lại để bình, xĩay sâu nhấn mạnh vào chi tiết đăc sắc nào đĩ, thành thử ít đọng lại ấn tượng, cảm xúc nơi học sinh

- Các tiết học hầu như khơng cĩ Giáo viên nào sử dụng tranh ảnh hay tài liệu liên quan để minh họa cho bài học. Bởi vậy giờ học tỏ ra đơn điệu, ít thu hút, hấp dẫn học sinh.

Một phần của tài liệu Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 38 - 40)