Người kể chuyện

Một phần của tài liệu Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 30 - 33)

Chúng ta đều biết, kết cấu của truyện và tiểu thuyết trước kia gần với truyện kể

văn học dân gian, chủ yếu là kết cấu thời gian, khơng tùy thuộc vào diễn biến tâm lý nhân vật như trong truyện và tiểu thuyết hiện đại. Cũng như vật, cách dẫn chuyện trong truyện và tiểu thuyết trước kia hầu như do người dẫn truyện đứng ở vị trí khách quan kể và bình luận. Cịn ở truyện hiện đại, người đọc khơng chấp nhận một người dẫn truyện như ngồi sau cánh gà nhắc tuồng, khuynh hướng tư tưởng, giá trị

nghệ thuật phải do tự tác phẩm tốt ra. Tài năng của nhà văn, độ chín của tác phẩm chính là ởđấy

Người kể chuyện là người dẫn ra câu chuyện của tác phẩm, là người xem xét

đánh giá các nhân vật và sự kiện được phản ánh trong tác phẩm. Đây là một lọai nhân vật vừa khách quan vừa chủ quan, nên vị trí của nĩ trong tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào động cơ và thái độ của tác giả. Người kể chuyện cĩ thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngơi kể khác nhau, khi thì vơ nhân xưng, khi nhập vai vào một nhân vật trong truyện, khi ở ngơi thứ nhất (xưng tơi), cĩ khi ở

ngơi thứ ba. Khi trình bày miêu tả sự việc, người kể chuyện thường gắn với một

điểm nhìn nào đĩ. Điểm nhìn là vị trí quan sát của người kể khi thuật lại truyện (điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngịai, điểm nhìn thấu suốt). Cĩ thể nĩi, vấn đề

người kể chuyện và việc thay đổi các điểm nhìn khác nhau là rất cĩ ý nghĩa. Nĩ giúp tác giả bộc lộ tư tưởng, tình cảm và những suy nghĩ của mình một cách sinh

động : khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi đi sâu vào tâm lý nhân vật, khi mơ tả một cách lạnh lùng khách quan, tạo ra cái nhìn nhiều chiều và tránh được sự đơn điệu cho giọng văn trần thuật. Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu, phân tích tác phẩm chúng ta khơng thể bỏ qua yếu tố này vì đây là một trong những đăc trưng cơ bản của truyện

Cĩ thể nĩi ở hai tập Gào thétBàng hịang , hình tượng nhân vật người kể

chuyện xuất hiện rất đa dạng, cĩ khi khơng đứng cùng một bình diện với các nhân vật khách quan của tác phẩm, mà chỉ đứng đằng sau tác phẩm khi ẩn khi hiện, cĩ khi lại cùng một bình diện. Trong trường hợp này nhân vật người kể chuyện thường xuất hiện với tư cách “tơi” như các nhân vật khác trong truyện, cùng hĩa thân, nhập vai vào nhân vật (Cố hương, Lễ cầu phúc, Khổng At Kỷ) Điều này khiến cho nhiều

độc giả dễ nhầm lẫn ấy là tự truyện của nhà văn. Bởi thế mới cĩ ý kiến nhận xét rằng : “đọc xong tác phẩm của Lỗ Tấn nhắm mắt lại cĩ thể hình dung được bĩng dáng Lỗ Tấn, chúng ta bắt gặp một nhân vật mang tư tưởng, tình cảm tác giả. Đĩ chính là nhân vật người kể chuyện”[12,tr 53]. Nhật ký người điên, Lễ cầu phúc, Cố

hương, Khổng At Kỷ….là những truyện như thế.

Hơn bất cứ nhà văn yêu nước nào ở Trung Quốc, điều Lỗ Tấn luơn nĩng lịng chính là vấn đề lối thốt cho dân tộc Trung Hoa. Với động cơ chiến đấu, dùng tác phẩm văn học để tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội, lịng ưu phẫn của nhà văn hừng hực như lửa cháy, buộc ơng khơng thểđứng ngồi cuộc mà phải trực tiếp nhập cuộc, phải trực tiếp gào thét để tư tưởng tình cảm được thể hiện trực tiếp hơn, cụ thể

hơn, cĩ sức lơi cuốn hơn. Dường như nhà văn muốn những lời tâm huyết của mình phải thực sự lay động, đánh động, thức tỉnh được hàng triệu người dân Trung Quốc trước những cơn mê ngủ kéo dài. Dường như tác giả muốn những câu chuyện của mình trở nên thật hơn, cĩ sức thuyết phục hơn nên cố tình giả vờ kể về những gì mà bản thân mình đã từng chứng kiến, trải qua, với những tên người , tên làng thật cụ

thể, hiển hiện ở ngịai đời. Chính tính cách của nhân vật người kể chuyện đã thấm

đượm vào tác phẩm, qui định khuynh hướng chiến đấu của tác phẩm. Cho nên mặc dù truyện Lỗ Tấn phần lớn viết về những con người “bệnh tật”, những câu chuyện

bi thảm, đau thương trong xã hội cũ, nhưng người đọc vẫn khơng thấy bi quan, mà ngược lại nhưđược truyền thêm sức mạnh chiến đấu. Cũng chẳng phải Lỗ Tấn đã từng viết : văn chương là tiếng nĩi của lịng (cố ngơn tâm thanh dã ) đĩ sao ?

Nhân vật người kể chuyện cĩ tác dụng như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, gắn kết các chuyện riêng lẻ với nhau thành một khối thống nhất, là người chiếu rọi, lý giải đối với các hiện tượng của thực tại. Nếu như ai đĩ cho rằng tuyệt đại đa số

nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn đều là những nhân vật tiêu cực, bởi họ là những tàn tích của xã hội cũ, thì cĩ thể nĩi nhân vật người kể chuyện chính là một nhân vật tích cực, chính diện, giữ một vị trí trung tâm trong tác phẩm. Sự khẳng định vị trí của nhân vật này giúp chúng ta hiểu sâu thêm tư tưởng nhà văn và ý nghĩa của tác phẩm.

Đọc Lỗ Tấn, ấn tượng đầu tiên ấy là cái giọng văn bình thản đến lạnh lùng nghiêm khắc của người kể chuyện như nhận xét của GS Vương Phú Nhân :“Lỗ Tấn cĩ 3 điểm rất đặc sắc, thứ nhất là lạnh lùng điềm tĩnh, thứ hai là lạnh lùng điềm tĩnh và thứ ba vẫn là lạnh lùng điểm tĩnh”[46,tr28]. Thế nhưng xét đến cùng, ẩn chứa đằng sau cái dáng vẻ lạnh lùng ấy là cả một khối nhiệt tình nĩng bỏng. Về vấn

đề này nhà văn Anh Đức viết :

cĩ một thứ nơi ơng tơi gọi là bản lĩnh của sự kìm chế. Thọat tiên đọc truyện Lỗ

Tấn , ta rất dễ cĩ cảm giác ơng lạnh lùng thản nhiên trứơc những cảnh nát lịng do chính ơng phơi bày. Sự thực lịng ơng nào cĩ thế, lịng ơng vơ cùng đau đớn , chẳng qua ơng dằn nén, giấu ém, cất biến mọi xúc động chủ quan(…..)Đây là mặt mạnh nhất của Lỗ Tấn. Và tơi nghĩ, đối với người cầm bút, ai mà bình tĩnh, ai mà nén giữ được mình, tất cả những người đĩ ắt sẽ mạnh. Văn chương vốn mang nét đặc thù khác hẳn các lĩnh vực tư duy thuộc kiến trúc thượng tầng chính là ở chỗ khi làm ra nĩ anh phải giấu mình. Vì cái nĩ cần là sức mạnh mang tính thuyết phục tự giác bằng lý lẽ con tim, chứ khơng bằng lý lẽ khối ĩc [11, tr 26]

Nhà văn đã hĩa thân vào nhân vật người kể chuyện, cùng khĩc trước nỗi đau

đớn của nhân vật, cùng mỉm cười khi họđược giải thĩat, bởi “nghệ sĩ đích thực về

túc nhưng anh khơng cĩ quyền vật lộn đau xé ít hơn người đời. Nghệ sĩ khác đời là

ở chỗ, người ta vui ít thì anh ta vui nhiều, người ta buồn một thì anh ta phải buồn hai” [10,tr12]. Chính vì thế, đọc truyện Lỗ Tấn ta cĩ cảm giác tác giả luơn tự giấu mình nhưng lại thấy xuất hiện khắp nơi. Về vấn đề này, chúng tơi sẽ phân tích vấn

đề này cụ thể hơn ở chương sau của luận văn

Một phần của tài liệu Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông dưới góc nhìn của thi pháp học (Trang 30 - 33)